> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thúc đẩy các ngành nỗ lực giải quyết khiếu nại, tố cáo

Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thúc đẩy các ngành nỗ lực giải quyết khiếu nại, tố cáo

07/09/2022
Năm 2022 kết quả giải quyết khiếu nại đạt 83,8%, cao hơn nhiều so với năm 2021 (tăng 12,5%), các bộ, ngành và nhiều địa phương có tỷ lệ giải quyết trên 90%. Lý giải cho chuyển biến tích cực nêu trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm nêu rõ, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thúc đẩy các cấp, các ngành nỗ lực, nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.  
 
Chuyển biến tích cực do đâu?

Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động giám sát của Quốc hội, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Điều này thể hiện rõ nhất qua nhiều chỉ tiêu thống kê giảm so với cùng kỳ năm ngoái khi số lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giảm 14,1% so với năm trước; số lượt đoàn đông người giảm 32,7%; tổng số đơn các loại giảm 4%. Đặc biệt, tỷ lệ giải quyết thuộc thẩm quyền đạt 84,9%, cơ bản đạt yêu cầu và cao hơn nhiều so với năm 2021 (đạt 76,3%), trong đó có các bộ, ngành và nhiều địa phương đạt tỷ lệ trên 90%. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người phức tạp, kéo dài, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác do một Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án, đất đai tại một số địa phương.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ chỉ đưa ra số liệu tổng số đơn các loại giảm 4%, trong khi số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính tăng 3,9%, chưa đưa ra lý giải, đánh giá về diễn biến khác biệt này. Với những số liệu này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, có thể do bối cảnh năm 2022 việc thực hiện giãn cách xã hội ít hơn nhiều so với năm 2021, các hoạt động của xã hội đã dần trở lại bình thường, các dự án tiếp tục được triển khai nên việc tăng nhẹ số vụ việc là điều bình thường. Ngoài ra, việc giảm tổng số đơn, nhưng tăng về số vụ việc đồng nghĩa với việc giảm số đơn trùng lặp, giảm số đơn khiếu nại tiếp, tố cáo tiếp.

Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ Báo cáo nêu trên của Chính phủ do Thường trực Ủy ban Pháp luật vừa tổ chức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành cho rằng, điều này có thể do chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng tốt hơn, nên người dân tin vào kết quả giải quyết nhiều hơn. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ đánh giá làm rõ có thực sự do chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tốt hơn hay vì lý do nào khác?

Lý giải băn khoăn của Thường trực Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, những chuyển biến tích cực nêu trên do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm dành thời gian thích đáng chỉ đạo, các cấp, các ngành đã cố gắng nỗ lực có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, các cấp, các ngành cũng quan tâm hơn đến thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Việc tiếp công dân của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước các cấp có chuyển biến tích cực, tỷ lệ người đứng đầu trực tiếp tiếp công dân tăng so với năm 2021. Nhiều địa phương đã xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp đối thoại của người đứng đầu.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng nhấn mạnh, với sự quan tâm, đổi mới tăng cường giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là triển khai giám sát chuyên đề "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1.7.2016 đến ngày 1.7.2021” đã tạo động lực để các cấp chính quyền tập trung, nỗ lực, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công tác này. Qua đó, góp phần tăng đáng kể tỷ lệ vụ việc được giải quyết và giảm số vụ việc đông người, phức tạp trên thực tế.
 
 UPPL-a2-1662458309291-1662505547110.jpeg
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm phát biểu. 

Số vụ việc khiếu nại, tố cáo giảm ở Trung ương, nhưng tăng ở địa phương

Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Pháp luật, các đại biểu quan tâm đến một số số liệu có tính trái ngược nhau được Báo cáo của Chính phủ đưa ra. Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp Cao Mạnh Linh chỉ rõ, việc số đơn khiếu nại, tố cáo giảm ở Trung ương song vẫn tăng ở địa phương có thể xảy ra do số vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh mới tăng cao, vì những vụ việc này vốn thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương. Song, điều này chưa được Báo cáo của Chính phủ làm rõ.

Với việc có thể số vụ việc phát sinh mới nhiều, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp cũng nêu câu hỏi: tình trạng này có phải do công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém, vi phạm, nhất là khâu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp được báo cáo của Chính phủ đưa ra? Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý, phải xác định rõ nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gia tăng số đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo. Nếu không thì hàng năm sẽ đặt đi đặt lại những nguyên nhân từ chính sách, pháp luật đến công tác quản lý nhà nước, khó xác định được giải pháp cụ thể, giúp khắc phục triệt để tình trạng khiếu kiện, tố cáo có diễn biến phức tạp.

Các số liệu cho thấy chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm. Bởi theo Báo cáo của Chính phủ, qua giải quyết khiếu nại lần đầu cho thấy số khiếu nại có nội dung đúng (đúng toàn bộ hoặc một phần) giảm từ 21,9% của năm 2021 xuống còn 17,1% của năm 2022, chứng tỏ sai sót từ phía các cơ quan nhà nước đã giảm nhiều trong năm qua. Tuy nhiên, so sánh kết quả giải quyết lần hai lại cho thấy, tỷ lệ sai sót trong giải quyết khiếu nại lần đầu của các cơ quan nhà nước tăng cao hơn, dù tăng không nhiều (tăng 1,2%). Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lê Thị Nguyệt đề nghị, những số liệu này phải được Chính phủ đánh giá kỹ hơn, làm rõ có phải do chất lượng cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là xử lý trách nhiệm cán bộ trong những trường hợp phải hủy, sửa quyết định giải quyết lần đầu?

Có thể thấy, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực thời gian qua, song không ít số liệu còn chưa làm Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội thực sự yên tâm. Do vậy, các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm thực hiện công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi thanh tra trách nhiệm là một giải pháp thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, cơ quan, qua đó, tạo thêm một kênh thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai sót trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người tố cáo, góp phần nâng cao chất lượng công tác này.
Theo daibieunhandan.vn

Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thúc đẩy các ngành nỗ lực giải quyết khiếu nại, tố cáo

07/09/2022
Năm 2022 kết quả giải quyết khiếu nại đạt 83,8%, cao hơn nhiều so với năm 2021 (tăng 12,5%), các bộ, ngành và nhiều địa phương có tỷ lệ giải quyết trên 90%. Lý giải cho chuyển biến tích cực nêu trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm nêu rõ, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thúc đẩy các cấp, các ngành nỗ lực, nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.  
 
Chuyển biến tích cực do đâu?

Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động giám sát của Quốc hội, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Điều này thể hiện rõ nhất qua nhiều chỉ tiêu thống kê giảm so với cùng kỳ năm ngoái khi số lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giảm 14,1% so với năm trước; số lượt đoàn đông người giảm 32,7%; tổng số đơn các loại giảm 4%. Đặc biệt, tỷ lệ giải quyết thuộc thẩm quyền đạt 84,9%, cơ bản đạt yêu cầu và cao hơn nhiều so với năm 2021 (đạt 76,3%), trong đó có các bộ, ngành và nhiều địa phương đạt tỷ lệ trên 90%. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người phức tạp, kéo dài, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác do một Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án, đất đai tại một số địa phương.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ chỉ đưa ra số liệu tổng số đơn các loại giảm 4%, trong khi số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính tăng 3,9%, chưa đưa ra lý giải, đánh giá về diễn biến khác biệt này. Với những số liệu này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, có thể do bối cảnh năm 2022 việc thực hiện giãn cách xã hội ít hơn nhiều so với năm 2021, các hoạt động của xã hội đã dần trở lại bình thường, các dự án tiếp tục được triển khai nên việc tăng nhẹ số vụ việc là điều bình thường. Ngoài ra, việc giảm tổng số đơn, nhưng tăng về số vụ việc đồng nghĩa với việc giảm số đơn trùng lặp, giảm số đơn khiếu nại tiếp, tố cáo tiếp.

Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ Báo cáo nêu trên của Chính phủ do Thường trực Ủy ban Pháp luật vừa tổ chức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành cho rằng, điều này có thể do chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng tốt hơn, nên người dân tin vào kết quả giải quyết nhiều hơn. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ đánh giá làm rõ có thực sự do chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tốt hơn hay vì lý do nào khác?

Lý giải băn khoăn của Thường trực Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, những chuyển biến tích cực nêu trên do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm dành thời gian thích đáng chỉ đạo, các cấp, các ngành đã cố gắng nỗ lực có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, các cấp, các ngành cũng quan tâm hơn đến thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Việc tiếp công dân của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước các cấp có chuyển biến tích cực, tỷ lệ người đứng đầu trực tiếp tiếp công dân tăng so với năm 2021. Nhiều địa phương đã xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp đối thoại của người đứng đầu.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng nhấn mạnh, với sự quan tâm, đổi mới tăng cường giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là triển khai giám sát chuyên đề "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1.7.2016 đến ngày 1.7.2021” đã tạo động lực để các cấp chính quyền tập trung, nỗ lực, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công tác này. Qua đó, góp phần tăng đáng kể tỷ lệ vụ việc được giải quyết và giảm số vụ việc đông người, phức tạp trên thực tế.
 
 UPPL-a2-1662458309291-1662505547110.jpeg
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm phát biểu. 

Số vụ việc khiếu nại, tố cáo giảm ở Trung ương, nhưng tăng ở địa phương

Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Pháp luật, các đại biểu quan tâm đến một số số liệu có tính trái ngược nhau được Báo cáo của Chính phủ đưa ra. Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp Cao Mạnh Linh chỉ rõ, việc số đơn khiếu nại, tố cáo giảm ở Trung ương song vẫn tăng ở địa phương có thể xảy ra do số vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh mới tăng cao, vì những vụ việc này vốn thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương. Song, điều này chưa được Báo cáo của Chính phủ làm rõ.

Với việc có thể số vụ việc phát sinh mới nhiều, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp cũng nêu câu hỏi: tình trạng này có phải do công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém, vi phạm, nhất là khâu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp được báo cáo của Chính phủ đưa ra? Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý, phải xác định rõ nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gia tăng số đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo. Nếu không thì hàng năm sẽ đặt đi đặt lại những nguyên nhân từ chính sách, pháp luật đến công tác quản lý nhà nước, khó xác định được giải pháp cụ thể, giúp khắc phục triệt để tình trạng khiếu kiện, tố cáo có diễn biến phức tạp.

Các số liệu cho thấy chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm. Bởi theo Báo cáo của Chính phủ, qua giải quyết khiếu nại lần đầu cho thấy số khiếu nại có nội dung đúng (đúng toàn bộ hoặc một phần) giảm từ 21,9% của năm 2021 xuống còn 17,1% của năm 2022, chứng tỏ sai sót từ phía các cơ quan nhà nước đã giảm nhiều trong năm qua. Tuy nhiên, so sánh kết quả giải quyết lần hai lại cho thấy, tỷ lệ sai sót trong giải quyết khiếu nại lần đầu của các cơ quan nhà nước tăng cao hơn, dù tăng không nhiều (tăng 1,2%). Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lê Thị Nguyệt đề nghị, những số liệu này phải được Chính phủ đánh giá kỹ hơn, làm rõ có phải do chất lượng cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là xử lý trách nhiệm cán bộ trong những trường hợp phải hủy, sửa quyết định giải quyết lần đầu?

Có thể thấy, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực thời gian qua, song không ít số liệu còn chưa làm Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội thực sự yên tâm. Do vậy, các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm thực hiện công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi thanh tra trách nhiệm là một giải pháp thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, cơ quan, qua đó, tạo thêm một kênh thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai sót trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người tố cáo, góp phần nâng cao chất lượng công tác này.
Theo daibieunhandan.vn