> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Gỡ nút thắt thiếu - thừa giáo viên

Gỡ nút thắt thiếu - thừa giáo viên

02/11/2022
Trong báo cáo của Bộ Nội vụ gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực Nội vụ tại Kỳ họp thứ Tư này cho biết, qua báo cáo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ giáo dục và Đào tạo, hiện nay có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên.
 
Tình trạng thừa - thiếu giáo viên xảy ra ở các cấp học, bậc học, giữa các địa phương và thiếu giáo viên của một số môn học như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật. Cụ thể, năm học 2021 - 2022 các địa phương thiếu 94.714 giáo viên. Cấp học thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất tập trung ở bậc giáo viên mầm non, số nghỉ việc ở giáo viên mầm non chiếm tới trên 40%.

Trong khi có một số địa phương, một số cấp học đang bị thiếu giáo viên thì tình trạng thừa 2.161 giáo viên lại vẫn xảy ra. Điểm qua một vài con số như vậy cho thấy số giáo viên đứng lớp giữa các cấp học, ở các địa phương đang có bất cập, nơi thiếu cứ thiếu, nơi thừa cứ thừa.

Thừa - thiếu giáo viên là một nghịch lý mà ngành giáo dục đã và đang phải đối diện từ nhiều năm nay. Trong nhiều kỳ họp Quốc hội của nhiệm kỳ trước, các đại biểu cũng từng lên tiếng về vấn đề này. Tại Kỳ họp thứ Hai của nhiệm kỳ Quốc hội này, thừa - thiếu giáo viên được làm “nóng” ở phiên chất vấn ở diễn đàn Quốc hội. Câu hỏi đặt ra là, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Đâu là giải pháp hữu hiệu để chấm dứt nghịch lý thiếu - thừa này?

Giáo viên được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng để bảo đảm chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục không thể đạt được nếu như giáo viên ở các cấp học bị thiếu hụt. Chất lượng giáo dục không thể cao nếu như giáo viên bị rơi vào “khủng hoảng thiếu”, buộc cùng lúc người thầy phải “gánh” nhiều vai khi đảm nhiệm giảng dạy ở nhiều môn học. Nhân lực trong các cơ sở giáo dục không thể được sử dụng hiệu quả, không muốn nói là bị lãng phí nếu như giáo viên bị rơi vào tình trạng “khủng hoảng thừa”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên cục bộ. Đó là do tuyển không đủ; do giáo viên bỏ việc; giảm biên chế, nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu, do tăng dân số tự nhiên. Ngoài ra, thiếu giáo viên còn do cần phải triển khai một số môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao năng lực của người học. Trong đó, các môn tin học, ngoại ngữ yêu cầu bắt buộc từ năm 2022, học sinh từ lớp 3 trở lên đã học 2 môn tin học và ngoại ngữ và học sinh bậc trung học bắt đầu học môn về nghệ thuật và mỹ thuật. Theo thống kê, chỉ riêng giáo viên cho các môn học mới nếu tính cho đến năm học 2025 - 2026 sẽ còn thiếu 26.228.000 giáo viên để bảo đảm cho các môn học mới. Đây thực sự là một thách thức đối với ngành giáo dục khi xử lý bài toán thiếu giáo viên trong thời gian tới.

Trong Nghị quyết số: 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, đối với lĩnh vực giáo dục, Quốc hội yêu cầu, “sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương, nhất là ở các tỉnh miền núi”. Nghị quyết của Quốc hội đã có, Chính phủ và bộ, ngành, địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu để triển khai thực hiện yêu cầu này.

Về nguyên tắc ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên. Do đó, cần có giải pháp quyết liệt hơn, căn cơ hơn trong việc sắp xếp, dự báo, quy hoạch để bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp, tránh tình trạng thiếu đâu, xin đó; hay để lãng phí nguồn nhân lực khi thừa giáo viên.

Để giải quyết được nút thắt thừa - thiếu giáo viên cục bộ, Bộ Nội vụ cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan tiếp tục tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, trong đó có đội ngũ viên chức giáo viên; cơ chế, chính sách về tiền lương; định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp cho phù hợp thực tế và của từng vùng, miền; đẩy mạnh tự chủ, khuyến khích xã hội hóa. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch dài hơi cho cả giai đoạn 2022 - 2026 để tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số chỉ tiêu biên chế giáo viên nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các cấp học do tăng quy mô học sinh và đổi mới chương trình giảng dạy.

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chiến lược để phát triển giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Cần có cơ chế chính sách để người thầy yên tâm gắn bó với nghề.

Nếu làm tốt được các yêu cầu này, tin rằng nghịch lý thiếu - thừa giáo viên sẽ không còn là câu chuyện buồn tái diễn.
Theo daibieunhandan.vn

Gỡ nút thắt thiếu - thừa giáo viên

02/11/2022
Trong báo cáo của Bộ Nội vụ gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực Nội vụ tại Kỳ họp thứ Tư này cho biết, qua báo cáo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ giáo dục và Đào tạo, hiện nay có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên.
 
Tình trạng thừa - thiếu giáo viên xảy ra ở các cấp học, bậc học, giữa các địa phương và thiếu giáo viên của một số môn học như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật. Cụ thể, năm học 2021 - 2022 các địa phương thiếu 94.714 giáo viên. Cấp học thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất tập trung ở bậc giáo viên mầm non, số nghỉ việc ở giáo viên mầm non chiếm tới trên 40%.

Trong khi có một số địa phương, một số cấp học đang bị thiếu giáo viên thì tình trạng thừa 2.161 giáo viên lại vẫn xảy ra. Điểm qua một vài con số như vậy cho thấy số giáo viên đứng lớp giữa các cấp học, ở các địa phương đang có bất cập, nơi thiếu cứ thiếu, nơi thừa cứ thừa.

Thừa - thiếu giáo viên là một nghịch lý mà ngành giáo dục đã và đang phải đối diện từ nhiều năm nay. Trong nhiều kỳ họp Quốc hội của nhiệm kỳ trước, các đại biểu cũng từng lên tiếng về vấn đề này. Tại Kỳ họp thứ Hai của nhiệm kỳ Quốc hội này, thừa - thiếu giáo viên được làm “nóng” ở phiên chất vấn ở diễn đàn Quốc hội. Câu hỏi đặt ra là, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Đâu là giải pháp hữu hiệu để chấm dứt nghịch lý thiếu - thừa này?

Giáo viên được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng để bảo đảm chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục không thể đạt được nếu như giáo viên ở các cấp học bị thiếu hụt. Chất lượng giáo dục không thể cao nếu như giáo viên bị rơi vào “khủng hoảng thiếu”, buộc cùng lúc người thầy phải “gánh” nhiều vai khi đảm nhiệm giảng dạy ở nhiều môn học. Nhân lực trong các cơ sở giáo dục không thể được sử dụng hiệu quả, không muốn nói là bị lãng phí nếu như giáo viên bị rơi vào tình trạng “khủng hoảng thừa”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên cục bộ. Đó là do tuyển không đủ; do giáo viên bỏ việc; giảm biên chế, nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu, do tăng dân số tự nhiên. Ngoài ra, thiếu giáo viên còn do cần phải triển khai một số môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao năng lực của người học. Trong đó, các môn tin học, ngoại ngữ yêu cầu bắt buộc từ năm 2022, học sinh từ lớp 3 trở lên đã học 2 môn tin học và ngoại ngữ và học sinh bậc trung học bắt đầu học môn về nghệ thuật và mỹ thuật. Theo thống kê, chỉ riêng giáo viên cho các môn học mới nếu tính cho đến năm học 2025 - 2026 sẽ còn thiếu 26.228.000 giáo viên để bảo đảm cho các môn học mới. Đây thực sự là một thách thức đối với ngành giáo dục khi xử lý bài toán thiếu giáo viên trong thời gian tới.

Trong Nghị quyết số: 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, đối với lĩnh vực giáo dục, Quốc hội yêu cầu, “sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương, nhất là ở các tỉnh miền núi”. Nghị quyết của Quốc hội đã có, Chính phủ và bộ, ngành, địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu để triển khai thực hiện yêu cầu này.

Về nguyên tắc ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên. Do đó, cần có giải pháp quyết liệt hơn, căn cơ hơn trong việc sắp xếp, dự báo, quy hoạch để bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp, tránh tình trạng thiếu đâu, xin đó; hay để lãng phí nguồn nhân lực khi thừa giáo viên.

Để giải quyết được nút thắt thừa - thiếu giáo viên cục bộ, Bộ Nội vụ cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan tiếp tục tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, trong đó có đội ngũ viên chức giáo viên; cơ chế, chính sách về tiền lương; định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp cho phù hợp thực tế và của từng vùng, miền; đẩy mạnh tự chủ, khuyến khích xã hội hóa. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch dài hơi cho cả giai đoạn 2022 - 2026 để tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số chỉ tiêu biên chế giáo viên nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các cấp học do tăng quy mô học sinh và đổi mới chương trình giảng dạy.

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chiến lược để phát triển giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Cần có cơ chế chính sách để người thầy yên tâm gắn bó với nghề.

Nếu làm tốt được các yêu cầu này, tin rằng nghịch lý thiếu - thừa giáo viên sẽ không còn là câu chuyện buồn tái diễn.
Theo daibieunhandan.vn