> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Góp phần hoàn thiện chế định chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Góp phần hoàn thiện chế định chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

24/10/2013
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) vừa được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, tập trung vào 12 nội dung lớn. So với bản dự thảo trình kỳ họp thứ năm, dự thảo lần này gồm 11 chương, 120 điều, giảm 4 điều. Dự thảo trình Quốc hội lần này đã được chỉnh lý một cách hợp lý, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), nghị quyết của các Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản và định hướng của việc sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong buổi thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội số 14 về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đại biểu Quốc hội Hà Sơn Nhin đề nghị cân nhắc khoản 1, Điều 117 quy định “Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, vì trùng lặp với nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương; thống nhất không quy định trong Hiến pháp việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (vấn đề này thực hiện theo nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn). Đại biểu Quốc hội Hà Công Long đề nghị cần quy định thiết chế Ủy ban Kiểm sát trong dự thảo nhằm góp phần bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Ủy ban Kiểm sát và trách nhiệm cá nhân của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành thống nhất Điều 51 dự thảo quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” với nội hàm rộng, không chỉ là doanh nghiệp nhà nước; thống nhất quy định khoản 4, Điều 70 về thẩm quyền của Quốc hội “quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước”; thống nhất quy định khoản 7, Điều 74 về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Đại biểu Quốc hội Ksor Phước băn khoăn, đề nghị cân nhắc khoản 5, Điều 74 quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội” (Hiến pháp 1992 hiện hành quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội); đồng thời, đề nghị xem xét thấu đáo quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc (khoản 1, Điều 75), phê chuẩn các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban của Quốc hội (khoản 1, Điều 76), vì theo Hiến pháp 1992 hiện hành thẩm quyền này thuộc Quốc hội, quá trình thực hiện đã khẳng định địa vị pháp lý của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội.
Về chế định chính quyền địa phương, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thống nhất cao quy định khoản 1, Điều 113 “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương”. Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu đề nghị quy định trong Hiến pháp 1992 sửa đổi các cấp chính quyền địa phương đều có Hội đồng nhân dân, vì thực tế cho thấy đô thị và nông thôn cần có sự quản lý khác nhau, song không phải là không lập cơ quan đại biểu của nhân dân mà vấn đề là thiết chế bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức trong bộ máy. Đại biểu Quốc hội Ksor Phước nêu thực tiễn cuộc sống đã vượt xa, nhưng chưa có sự đổi mới mô hình quản lý, còn bất cập trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hiện nay, do “đồng dạng phối cảnh”. Quyền lực nếu không được kiểm soát thì bản thân nó tự tha hóa, không thể tránh; do vậy, cần thiết chế để bất cứ quyền lực nào trong bộ máy nhà nước cũng phải được kiểm soát, thông qua hai cơ chế song song, đó là, giám sát của xã hội, của nhân dân và quyền lực giám sát quyền lực. Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành thống nhất với ý kiến của các đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), Phạm Đức Châu (Quảng Trị), đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 giải trình làm rõ một số quy định của dự thảo nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ vướng mắc như: Khoản 1, Điều 114 quy định “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu hoặc do Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp”, nếu theo quy định này trong trường hợp không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường thì Ủy ban nhân dân phường sẽ không có Hội đồng nhân dân quận, là cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Hoặc khoản 2, Điều 115 quy định “Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân”; như vậy, nếu không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện thì Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, tình huống sẽ xảy ra là, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân quận, huyện tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không, đồng thời việc Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân quận, huyện được chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân sẽ thực hiện như thế nào?.
 
IMG_7513.JPG

Ngày mai (24-10-2013), các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về các nội dung: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đến hết năm 2015./.                          
                                                                                          Duy Hiếu (lược thuật)

Góp phần hoàn thiện chế định chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

24/10/2013
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) vừa được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, tập trung vào 12 nội dung lớn. So với bản dự thảo trình kỳ họp thứ năm, dự thảo lần này gồm 11 chương, 120 điều, giảm 4 điều. Dự thảo trình Quốc hội lần này đã được chỉnh lý một cách hợp lý, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), nghị quyết của các Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản và định hướng của việc sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong buổi thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội số 14 về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đại biểu Quốc hội Hà Sơn Nhin đề nghị cân nhắc khoản 1, Điều 117 quy định “Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, vì trùng lặp với nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương; thống nhất không quy định trong Hiến pháp việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (vấn đề này thực hiện theo nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn). Đại biểu Quốc hội Hà Công Long đề nghị cần quy định thiết chế Ủy ban Kiểm sát trong dự thảo nhằm góp phần bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Ủy ban Kiểm sát và trách nhiệm cá nhân của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành thống nhất Điều 51 dự thảo quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” với nội hàm rộng, không chỉ là doanh nghiệp nhà nước; thống nhất quy định khoản 4, Điều 70 về thẩm quyền của Quốc hội “quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước”; thống nhất quy định khoản 7, Điều 74 về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Đại biểu Quốc hội Ksor Phước băn khoăn, đề nghị cân nhắc khoản 5, Điều 74 quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội” (Hiến pháp 1992 hiện hành quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội); đồng thời, đề nghị xem xét thấu đáo quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc (khoản 1, Điều 75), phê chuẩn các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban của Quốc hội (khoản 1, Điều 76), vì theo Hiến pháp 1992 hiện hành thẩm quyền này thuộc Quốc hội, quá trình thực hiện đã khẳng định địa vị pháp lý của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội.
Về chế định chính quyền địa phương, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thống nhất cao quy định khoản 1, Điều 113 “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương”. Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu đề nghị quy định trong Hiến pháp 1992 sửa đổi các cấp chính quyền địa phương đều có Hội đồng nhân dân, vì thực tế cho thấy đô thị và nông thôn cần có sự quản lý khác nhau, song không phải là không lập cơ quan đại biểu của nhân dân mà vấn đề là thiết chế bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức trong bộ máy. Đại biểu Quốc hội Ksor Phước nêu thực tiễn cuộc sống đã vượt xa, nhưng chưa có sự đổi mới mô hình quản lý, còn bất cập trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hiện nay, do “đồng dạng phối cảnh”. Quyền lực nếu không được kiểm soát thì bản thân nó tự tha hóa, không thể tránh; do vậy, cần thiết chế để bất cứ quyền lực nào trong bộ máy nhà nước cũng phải được kiểm soát, thông qua hai cơ chế song song, đó là, giám sát của xã hội, của nhân dân và quyền lực giám sát quyền lực. Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành thống nhất với ý kiến của các đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), Phạm Đức Châu (Quảng Trị), đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 giải trình làm rõ một số quy định của dự thảo nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ vướng mắc như: Khoản 1, Điều 114 quy định “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu hoặc do Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp”, nếu theo quy định này trong trường hợp không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường thì Ủy ban nhân dân phường sẽ không có Hội đồng nhân dân quận, là cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Hoặc khoản 2, Điều 115 quy định “Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân”; như vậy, nếu không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện thì Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, tình huống sẽ xảy ra là, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân quận, huyện tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không, đồng thời việc Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân quận, huyện được chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân sẽ thực hiện như thế nào?.
 
IMG_7513.JPG

Ngày mai (24-10-2013), các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về các nội dung: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đến hết năm 2015./.                          
                                                                                          Duy Hiếu (lược thuật)