> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Hàng trăm loại quy hoạch đang tồn tại nhiều trạng thái khác nhau

Hàng trăm loại quy hoạch đang tồn tại nhiều trạng thái khác nhau

29/05/2017
Sáng ngày 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quy hoạch. Ông Đinh Duy Vượt, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận, như sau:
 
“Tôi đánh giá cao trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Các ý kiến đóng góp đã được các cơ quan chức năng xem xét, tiếp thu, chỉnh sửa nhiều lần, bởi lẽ Luật quy hoạch là luật rất khó vì hiện tại đã có hàng trăm loại quy hoạch đang tồn tại nhiều trạng thái khác nhau. Biểu hiện rõ nhất, khó khăn nhất, bất cập nhất, đó là, quy hoạch chồng quy hoạch, quy hoạch chống quy hoạch và nhất là quy hoạch treo, vừa gây lãng phí nguồn lực, đồng thời một số quy hoạch gây bức xúc, bất bình trong nhân dân, chính vì vậy việc xây dựng ban hành luật này là cấp thiết làm cơ sở căn cứ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật quy hoạch và các báo cáo kèm theo, tôi cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo. Xin góp ý một vài vấn đề nhỏ góp phần hoàn thiện dự thảo luật này. Tôi xin tham gia vào các điều cụ thể như sau:
Tại Điều 8, Khoản 1, thời kỳ quy hoạch, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ Khoản 1 này hoặc đưa về Điều 3 phần giải thích từ ngữ với lý do Khoản 1 này chỉ là khái niệm. Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định làm cơ sở dự báo tính toán các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cho việc lập quy hoạch mà không chứa nội hàm, bản chất phải là định lượng. Do đó, Điều 8 này chỉ viết như Khoản 2 là đủ. Theo đó, thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn 20 năm, các quy hoạch kết cấu hạ tầng có tầm nhìn 30 đến 50 năm. Riêng quy hoạch quốc gia tôi đồng ý với nhiều ý kiến ở một số lĩnh vực phải có tầm nhìn từ 50 năm đến 100 năm.

Tại Điều 10, chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch, điều này có 6 khoản, theo tôi cần viết lại gọn hơn với lý do sau: Theo đó, Khoản 1 viết: Nhà nước điều hành phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được phê duyệt. Theo tôi hiểu, khoản này ít chứa nội hàm là chính sách mà thiên về tổ chức thực hiện thì đúng hơn. Mặt khác, từ Khoản 2 đến Khoản 6 có tới 5 lần lặp lại cụm từ "Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích". Do đó, có thể xem xét tích hợp để viết gọn hơn và cần rà lại một số điều tương tự trong luật như: Điều 16, Điều 61, Khoản 2, Khoản 3.

Chu-tich-nuoc-Tran-Đai-Quang-trao-đoi-voi-đai-bieu-Quoc-hoi-ben-hanh-lang-ky-hop-thu-ba,-QH-khoa-XIV.jpg
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao đổi với đại biểu Quốc hội bên hành lang kỳ họp thứ ba, QH khóa XIV

Tại Điều 65, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo tôi cần xem xét bỏ điều này với lý do sau. Tại Điều 19, Khoản 3, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Điểm a, b, e, g, h đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quy hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh. Mặt khác, tại Điều 16, Khoản 4 của luật này cũng đã quy định cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng đã quy định cụ thể về giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, cho nên không nhất thiết cần quy định thêm về giám sát ở điều này.

Điều 68, điều khoản chuyển tiếp, Khoản 1, Điểm b, quy định đối với quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch quy định tại Điểm 5 của luật này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2020. Tôi đề nghị nghiên cứu, xem xét quy định trên có logic phù hợp, có mâu thuẫn xung đột với quy định tại Điều 8, quy định thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn 20 năm và các quy hoạch kết cấu hạ tầng có tầm nhìn từ 30 đến 50 năm với lý do sau. Căn cứ vào phần giải thích từ ngữ tích hợp quy hoạch thì những quy hoạch đã được tích hợp, đã đảm bảo sự hài hòa đồng bộ, đạt mục tiêu hiệu quả, bền vững. Chính vì vậy, cũng phải thực hiện đúng quy định về thời kỳ quy hoạch trong luật này như quy định tại Điều 8 mới đảm bảo tiếp tục phát huy hiệu quả những quy hoạch đang phát huy tốt, đó là, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đã và đang phù hợp, phát huy hiệu quả.
Vấn đề thứ hai, qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết đơn thư, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung quy định quy hoạch nào đương nhiên bị hủy bỏ và quy hoạch nào nhà nước cấp có thẩm quyền phê duyệt phải công bố làm ngay các thủ tục để hủy bỏ hoặc điều chỉnh. Ví dụ, các quy hoạch quá thời kỳ quy hoạch quy định trong luật này mà không triển khai, không có nguồn lực và lộ trình thực hiện hoặc quy hoạch ngành mà sản phẩm không còn lợi thế cạnh tranh, đây là những vấn đề mà cử tri trong vùng quy hoạch khá bức xúc. Bởi vì, thực trạng hiện nay nhiều quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án qua nhiều nhiệm kỳ không có lộ trình nguồn lực thực hiện làm cho nhân dân trong vùng quy hoạch rất khốn đốn, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của nhân dân, do đó rất cần có quy định để khắc phục vấn đề này. Khoản 3, Điều 49, Luật đất đai cũng đã có quy định điều chỉnh, hủy bỏ những kế hoạch sử dụng đất không khả thi. Đồng thời, có quy định việc bồi thường thiệt hại và quy trách nhiệm các cơ quan cá nhân xây dựng quy hoạch không khả thi gây hậu quả.

Quang-canh-phien-hop-Quoc-hoi-tai-hoi-truong-Ky-hop-thu-ba,-Quoc-hoi-khoa-XIV.jpg
Quang cảnh phiên họp Quốc hội tại hội trường - Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV

Vấn đề thứ ba, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét điều chỉnh một vài từ sau: Tại Điều 4, Khoản 1, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch, xem xét thêm từ "nước" trước cụm từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Tại Điều 15, Khoản 4 xem xét bỏ từ "chỉ đạo", theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập quy hoạch cấp tỉnh theo đúng chức năng nhiệm vụ tương thích với Điều 66 quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
Đinh Duy Vượt
 

Hàng trăm loại quy hoạch đang tồn tại nhiều trạng thái khác nhau

29/05/2017
Sáng ngày 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quy hoạch. Ông Đinh Duy Vượt, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận, như sau:
 
“Tôi đánh giá cao trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Các ý kiến đóng góp đã được các cơ quan chức năng xem xét, tiếp thu, chỉnh sửa nhiều lần, bởi lẽ Luật quy hoạch là luật rất khó vì hiện tại đã có hàng trăm loại quy hoạch đang tồn tại nhiều trạng thái khác nhau. Biểu hiện rõ nhất, khó khăn nhất, bất cập nhất, đó là, quy hoạch chồng quy hoạch, quy hoạch chống quy hoạch và nhất là quy hoạch treo, vừa gây lãng phí nguồn lực, đồng thời một số quy hoạch gây bức xúc, bất bình trong nhân dân, chính vì vậy việc xây dựng ban hành luật này là cấp thiết làm cơ sở căn cứ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật quy hoạch và các báo cáo kèm theo, tôi cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo. Xin góp ý một vài vấn đề nhỏ góp phần hoàn thiện dự thảo luật này. Tôi xin tham gia vào các điều cụ thể như sau:
Tại Điều 8, Khoản 1, thời kỳ quy hoạch, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ Khoản 1 này hoặc đưa về Điều 3 phần giải thích từ ngữ với lý do Khoản 1 này chỉ là khái niệm. Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định làm cơ sở dự báo tính toán các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cho việc lập quy hoạch mà không chứa nội hàm, bản chất phải là định lượng. Do đó, Điều 8 này chỉ viết như Khoản 2 là đủ. Theo đó, thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn 20 năm, các quy hoạch kết cấu hạ tầng có tầm nhìn 30 đến 50 năm. Riêng quy hoạch quốc gia tôi đồng ý với nhiều ý kiến ở một số lĩnh vực phải có tầm nhìn từ 50 năm đến 100 năm.

Tại Điều 10, chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch, điều này có 6 khoản, theo tôi cần viết lại gọn hơn với lý do sau: Theo đó, Khoản 1 viết: Nhà nước điều hành phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được phê duyệt. Theo tôi hiểu, khoản này ít chứa nội hàm là chính sách mà thiên về tổ chức thực hiện thì đúng hơn. Mặt khác, từ Khoản 2 đến Khoản 6 có tới 5 lần lặp lại cụm từ "Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích". Do đó, có thể xem xét tích hợp để viết gọn hơn và cần rà lại một số điều tương tự trong luật như: Điều 16, Điều 61, Khoản 2, Khoản 3.

Chu-tich-nuoc-Tran-Đai-Quang-trao-đoi-voi-đai-bieu-Quoc-hoi-ben-hanh-lang-ky-hop-thu-ba,-QH-khoa-XIV.jpg
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao đổi với đại biểu Quốc hội bên hành lang kỳ họp thứ ba, QH khóa XIV

Tại Điều 65, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo tôi cần xem xét bỏ điều này với lý do sau. Tại Điều 19, Khoản 3, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Điểm a, b, e, g, h đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quy hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh. Mặt khác, tại Điều 16, Khoản 4 của luật này cũng đã quy định cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng đã quy định cụ thể về giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, cho nên không nhất thiết cần quy định thêm về giám sát ở điều này.

Điều 68, điều khoản chuyển tiếp, Khoản 1, Điểm b, quy định đối với quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch quy định tại Điểm 5 của luật này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2020. Tôi đề nghị nghiên cứu, xem xét quy định trên có logic phù hợp, có mâu thuẫn xung đột với quy định tại Điều 8, quy định thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn 20 năm và các quy hoạch kết cấu hạ tầng có tầm nhìn từ 30 đến 50 năm với lý do sau. Căn cứ vào phần giải thích từ ngữ tích hợp quy hoạch thì những quy hoạch đã được tích hợp, đã đảm bảo sự hài hòa đồng bộ, đạt mục tiêu hiệu quả, bền vững. Chính vì vậy, cũng phải thực hiện đúng quy định về thời kỳ quy hoạch trong luật này như quy định tại Điều 8 mới đảm bảo tiếp tục phát huy hiệu quả những quy hoạch đang phát huy tốt, đó là, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đã và đang phù hợp, phát huy hiệu quả.
Vấn đề thứ hai, qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết đơn thư, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung quy định quy hoạch nào đương nhiên bị hủy bỏ và quy hoạch nào nhà nước cấp có thẩm quyền phê duyệt phải công bố làm ngay các thủ tục để hủy bỏ hoặc điều chỉnh. Ví dụ, các quy hoạch quá thời kỳ quy hoạch quy định trong luật này mà không triển khai, không có nguồn lực và lộ trình thực hiện hoặc quy hoạch ngành mà sản phẩm không còn lợi thế cạnh tranh, đây là những vấn đề mà cử tri trong vùng quy hoạch khá bức xúc. Bởi vì, thực trạng hiện nay nhiều quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án qua nhiều nhiệm kỳ không có lộ trình nguồn lực thực hiện làm cho nhân dân trong vùng quy hoạch rất khốn đốn, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của nhân dân, do đó rất cần có quy định để khắc phục vấn đề này. Khoản 3, Điều 49, Luật đất đai cũng đã có quy định điều chỉnh, hủy bỏ những kế hoạch sử dụng đất không khả thi. Đồng thời, có quy định việc bồi thường thiệt hại và quy trách nhiệm các cơ quan cá nhân xây dựng quy hoạch không khả thi gây hậu quả.

Quang-canh-phien-hop-Quoc-hoi-tai-hoi-truong-Ky-hop-thu-ba,-Quoc-hoi-khoa-XIV.jpg
Quang cảnh phiên họp Quốc hội tại hội trường - Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV

Vấn đề thứ ba, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét điều chỉnh một vài từ sau: Tại Điều 4, Khoản 1, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch, xem xét thêm từ "nước" trước cụm từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Tại Điều 15, Khoản 4 xem xét bỏ từ "chỉ đạo", theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập quy hoạch cấp tỉnh theo đúng chức năng nhiệm vụ tương thích với Điều 66 quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
Đinh Duy Vượt