> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII

04/06/2014
Chương trình kỳ họp thứ bảy của Quốc hội dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn (từ buổi chiều ngày 10 đến hết ngày 12/6/2014). Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp.
Tính đến chiều ngày 02/6/2014, Đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 95 văn bản chất vấn, với 110 câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ và 20 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành.

Để bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự kiến danh sách người trả lời chất vấn, nội dung nhóm vấn đề chất vấn và cách thức tiến hành hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XIII.

Trên cơ sở tổng hợp nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, ý kiến kiến nghị của cử tri và dư luận xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến những nhóm vấn đề cụ thể đối với 05 Bộ trưởng.

Đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính: Vấn đề nợ công, khả năng cân đối nguồn trả nợ và giải pháp giảm nợ công để bảo đảm an toàn nền tài chính quốc gia; tình trạng chuyển giá, hoàn thuế sai và trốn thuế, gian lận trong kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Việc kiểm soát và bình ổn giá thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân. Vấn đề tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN và giải pháp thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn.

Đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều loại hình đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thấp, không phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục; đổi mới chương trình sách giáo khoa; công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.

Đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tình hình triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về hướng dẫn thi hành và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội và Nghị định của Chính phủ trong thời gian qua. Những hạn chế, bất cập trong công tác thi hành án dân sự; giải pháp khắc phục.

 Đối với Tổng Thanh tra Chính phủ: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng lâu ngày. Công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của Thanh tra các cấp trong thời gian qua; công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra. Việc thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; công tác phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng; công tác tổng hợp, đánh giá, dự báo và kiến nghị giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Đối với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Giải pháp áp dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Trách nhiệm của Bộ trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện cơ chế, chính sách bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa, kiểm định công nghệ nhập khẩu theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.  Việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; thực trạng, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tọa phiên chất vấn sẽ mời các Bộ trưởng, Trưởng ngành hữu quan tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan.

Sau khi các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ (hoặc một vị Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền) thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tiến hành theo các nhóm vấn đề để tạo sự chủ động cho việc trả lời và có điều kiện đối thoại sâu, chất vấn có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường đối thoại giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn. Chủ tọa phiên chất vấn điều hành linh hoạt, đảm bảo hỏi và trả lời ngắn gọn, bám sát nội dung nhóm vấn đề, gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để nâng cao hiệu lực thi hành, có cơ sở để giám sát việc thực hiện./.
                             Duy Hiếu (lược ghi)

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII

04/06/2014
Chương trình kỳ họp thứ bảy của Quốc hội dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn (từ buổi chiều ngày 10 đến hết ngày 12/6/2014). Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp.
Tính đến chiều ngày 02/6/2014, Đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 95 văn bản chất vấn, với 110 câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ và 20 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành.

Để bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự kiến danh sách người trả lời chất vấn, nội dung nhóm vấn đề chất vấn và cách thức tiến hành hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XIII.

Trên cơ sở tổng hợp nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, ý kiến kiến nghị của cử tri và dư luận xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến những nhóm vấn đề cụ thể đối với 05 Bộ trưởng.

Đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính: Vấn đề nợ công, khả năng cân đối nguồn trả nợ và giải pháp giảm nợ công để bảo đảm an toàn nền tài chính quốc gia; tình trạng chuyển giá, hoàn thuế sai và trốn thuế, gian lận trong kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Việc kiểm soát và bình ổn giá thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân. Vấn đề tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN và giải pháp thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn.

Đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều loại hình đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thấp, không phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục; đổi mới chương trình sách giáo khoa; công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.

Đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tình hình triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về hướng dẫn thi hành và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội và Nghị định của Chính phủ trong thời gian qua. Những hạn chế, bất cập trong công tác thi hành án dân sự; giải pháp khắc phục.

 Đối với Tổng Thanh tra Chính phủ: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng lâu ngày. Công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của Thanh tra các cấp trong thời gian qua; công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thanh tra. Việc thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; công tác phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng; công tác tổng hợp, đánh giá, dự báo và kiến nghị giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Đối với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Giải pháp áp dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Trách nhiệm của Bộ trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện cơ chế, chính sách bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa, kiểm định công nghệ nhập khẩu theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.  Việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; thực trạng, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tọa phiên chất vấn sẽ mời các Bộ trưởng, Trưởng ngành hữu quan tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan.

Sau khi các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ (hoặc một vị Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền) thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tiến hành theo các nhóm vấn đề để tạo sự chủ động cho việc trả lời và có điều kiện đối thoại sâu, chất vấn có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường đối thoại giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn. Chủ tọa phiên chất vấn điều hành linh hoạt, đảm bảo hỏi và trả lời ngắn gọn, bám sát nội dung nhóm vấn đề, gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để nâng cao hiệu lực thi hành, có cơ sở để giám sát việc thực hiện./.
                             Duy Hiếu (lược ghi)