> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống

Hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng

06/06/2014
Buổi sáng ngày 05/06/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. 
Theo chương trình kỳ họp, buổi chiều ngày 22/5/2014, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Đoàn thư ký kỳ họp đã tập hợp, tổng hợp đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Tại hội trường, các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận sâu hơn các vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân; về mô hình tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban kiểm sát; Về tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân và về nội dung liên quan đến chức danh kiểm sát viên…Đại biểu Quốc hội Hà Công Long, Đoàn Gia Lai đã phát biểu như sau:

“Theo gợi ý của Đoàn thư ký, sau khi nghiên cứu Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, hồ sơ dự án luật, đặc biệt là ý kiến thảo luận tại tổ, tôi xin phát biểu về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự án Luật này.

Trước hết, về quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra. Tôi bày tỏ sự nhất trí cao với dự thảo Luật và về những lý do tôi tán thành với đại biểu Khánh, đại biểu Thuyền đã phân tích, tôi không nhắc lại nhưng tôi muốn nêu lên một thực tiễn đó là tổng kết thi hành luật, một khâu của quá trình xây dựng luật, sửa đổi luật. Vì vậy, từ tổng kết thực tiễn này, chúng tôi thấy nhờ thực hiện tinh thần và thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo Quyết định 1169 năm 2010 và tổng kết trong 2,5 năm số lượng vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp được điều tra, khởi tố bằng 10% số án của cả nước. Vậy, phải chăng hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp. Với tinh thần đó, chúng tôi nghĩ rằng việc tiếp tục quy định như trong dự thảo Luật này là hết sức cần thiết, không cản trở gì với vấn đề thu gọn đầu mối cơ quan điều tra, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động điều tra khác.

Nhân đây tôi xin báo cáo với Quốc hội vào năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiên phong thu gọn đầu mối cơ quan kiểm sát điều tra, từ 3 vụ thành 1 vụ nhưng sau đến năm 2003 lại phải tách ra để phù hợp với cơ quan điều tra. Đây là một thực tiễn cũng đã chứng minh mà tôi nghĩ không thể thực hành quyền công tố tốt, nếu như không có tiến hành điều tra và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy ý kiến tôi tán thành cao với dự thảo Luật về vấn đề này.
Tuy nhiên quy định về trợ lý điều tra, tôi thấy không cần thiết. Bởi lẽ báo cáo tổng kết thi hành luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đề cập gì đến vấn đề vướng mắc trong thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi thấy mô hình điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp vẫn hoàn toàn phù hợp. Chúng ta không thể thay đổi gì về chỗ này và điều tra viên cấp dưới thì phải giúp việc cho điều tra viên cấp cao hơn, đó là cần thiết.

Một vấn đề nữa, chúng tôi thấy nhiều ý kiến nêu cần phải phân biệt rạch ròi đâu là thực hành quyền công tố, đâu là kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây là vấn đề đã nêu ra từ khi xây dựng Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, đặc biệt khi làm Bộ luật tố tụng hình sự, Ủy ban kiểm sát, Viện kiểm sát tối cao cũng như Quốc hội thảo luận rất kỹ và đã thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bây giờ tổng kết hơn 10 năm thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát thì càng khẳng định rằng không thể làm tốt công tố, nếu như không có kiểm sát hoạt động tư pháp và ngược lại không thể kiểm sát hoạt động tư pháp, nếu như không có những hoạt động như trong dự thảo Luật đã quy định. Đó là quyền trực tiếp kiểm sát và giải quyết tin báo và tố giác tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân.

Tôi cho rằng đây là một việc cần phải nghiên cứu thật kỹ, phải thấy được sự cần thiết của hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo và tố giác tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân hơn lúc nào hết trong lúc này khi những vấn đề trong xử lý vi phạm hành chính, trong hoạt động kiểm toán, thanh tra phát hiện những tin báo về tội phạm. Tổng kết các hoạt động đều nói rằng, đang có tình trạng hành chính hóa các quan hệ có dấu hiệu về tội phạm thì vai trò, vị trí, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố lại càng đòi hỏi phải có hoạt động kiểm sát này nhiều hơn và làm thế nào để thực hiện được một nhiệm vụ khi thành lập Viện kiểm sát mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra. Đó là, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là phải đảm bảo làm thế nào để ai có tội thì phải được truy cứu trách nhiệm.

Muốn như vậy thì không thể không tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp mà tổng kết thực tiễn, đó là việc chống bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội đã có Tòa án là cơ quan cuối cùng xét xử để đảm bảo. Tuy nhiên, nếu không có hoạt động kiểm sát đối với việc giải quyết tố giác và tin báo tội phạm thì tôi e rằng đó là một kẽ hở trong kiểm soát quyền lực hiện nay. Vì vậy, tôi tán thành cao với dự thảo Luật quy định tại Điều 2 và điều này cũng phù hợp hoàn toàn với Hiến pháp quy định về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân”./.
Hà Công Long (ảnh:Duy Hiếu)

Hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng

06/06/2014
Buổi sáng ngày 05/06/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. 
Theo chương trình kỳ họp, buổi chiều ngày 22/5/2014, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Đoàn thư ký kỳ họp đã tập hợp, tổng hợp đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Tại hội trường, các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận sâu hơn các vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân; về mô hình tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban kiểm sát; Về tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân và về nội dung liên quan đến chức danh kiểm sát viên…Đại biểu Quốc hội Hà Công Long, Đoàn Gia Lai đã phát biểu như sau:

“Theo gợi ý của Đoàn thư ký, sau khi nghiên cứu Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, hồ sơ dự án luật, đặc biệt là ý kiến thảo luận tại tổ, tôi xin phát biểu về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự án Luật này.

Trước hết, về quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra. Tôi bày tỏ sự nhất trí cao với dự thảo Luật và về những lý do tôi tán thành với đại biểu Khánh, đại biểu Thuyền đã phân tích, tôi không nhắc lại nhưng tôi muốn nêu lên một thực tiễn đó là tổng kết thi hành luật, một khâu của quá trình xây dựng luật, sửa đổi luật. Vì vậy, từ tổng kết thực tiễn này, chúng tôi thấy nhờ thực hiện tinh thần và thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo Quyết định 1169 năm 2010 và tổng kết trong 2,5 năm số lượng vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp được điều tra, khởi tố bằng 10% số án của cả nước. Vậy, phải chăng hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp. Với tinh thần đó, chúng tôi nghĩ rằng việc tiếp tục quy định như trong dự thảo Luật này là hết sức cần thiết, không cản trở gì với vấn đề thu gọn đầu mối cơ quan điều tra, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động điều tra khác.

Nhân đây tôi xin báo cáo với Quốc hội vào năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiên phong thu gọn đầu mối cơ quan kiểm sát điều tra, từ 3 vụ thành 1 vụ nhưng sau đến năm 2003 lại phải tách ra để phù hợp với cơ quan điều tra. Đây là một thực tiễn cũng đã chứng minh mà tôi nghĩ không thể thực hành quyền công tố tốt, nếu như không có tiến hành điều tra và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy ý kiến tôi tán thành cao với dự thảo Luật về vấn đề này.
Tuy nhiên quy định về trợ lý điều tra, tôi thấy không cần thiết. Bởi lẽ báo cáo tổng kết thi hành luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đề cập gì đến vấn đề vướng mắc trong thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi thấy mô hình điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp vẫn hoàn toàn phù hợp. Chúng ta không thể thay đổi gì về chỗ này và điều tra viên cấp dưới thì phải giúp việc cho điều tra viên cấp cao hơn, đó là cần thiết.

Một vấn đề nữa, chúng tôi thấy nhiều ý kiến nêu cần phải phân biệt rạch ròi đâu là thực hành quyền công tố, đâu là kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây là vấn đề đã nêu ra từ khi xây dựng Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, đặc biệt khi làm Bộ luật tố tụng hình sự, Ủy ban kiểm sát, Viện kiểm sát tối cao cũng như Quốc hội thảo luận rất kỹ và đã thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bây giờ tổng kết hơn 10 năm thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát thì càng khẳng định rằng không thể làm tốt công tố, nếu như không có kiểm sát hoạt động tư pháp và ngược lại không thể kiểm sát hoạt động tư pháp, nếu như không có những hoạt động như trong dự thảo Luật đã quy định. Đó là quyền trực tiếp kiểm sát và giải quyết tin báo và tố giác tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân.

Tôi cho rằng đây là một việc cần phải nghiên cứu thật kỹ, phải thấy được sự cần thiết của hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo và tố giác tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân hơn lúc nào hết trong lúc này khi những vấn đề trong xử lý vi phạm hành chính, trong hoạt động kiểm toán, thanh tra phát hiện những tin báo về tội phạm. Tổng kết các hoạt động đều nói rằng, đang có tình trạng hành chính hóa các quan hệ có dấu hiệu về tội phạm thì vai trò, vị trí, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố lại càng đòi hỏi phải có hoạt động kiểm sát này nhiều hơn và làm thế nào để thực hiện được một nhiệm vụ khi thành lập Viện kiểm sát mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra. Đó là, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là phải đảm bảo làm thế nào để ai có tội thì phải được truy cứu trách nhiệm.

Muốn như vậy thì không thể không tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp mà tổng kết thực tiễn, đó là việc chống bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội đã có Tòa án là cơ quan cuối cùng xét xử để đảm bảo. Tuy nhiên, nếu không có hoạt động kiểm sát đối với việc giải quyết tố giác và tin báo tội phạm thì tôi e rằng đó là một kẽ hở trong kiểm soát quyền lực hiện nay. Vì vậy, tôi tán thành cao với dự thảo Luật quy định tại Điều 2 và điều này cũng phù hợp hoàn toàn với Hiến pháp quy định về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân”./.
Hà Công Long (ảnh:Duy Hiếu)