> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Kết quả kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII

Kết quả kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII

10/12/2013
Thực hiện Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai trân trọng báo cáo với toàn thể cử tri kết quả kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XIII như sau:
Từ ngày 21/10 đến ngày 29/11/2013, sau hơn một tháng làm việc với tinh thần dân chủ, khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng về công tác lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, cụ thể là:

I. VỀ CÔNG TÁC LẬP HIẾN, LẬP PHÁP

1. Về việc xem xét, thông qua Hiến pháp (sửa đổi)

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, từ năm 2011 đến nay, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã xác định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết cho công việc này. Quốc hội, từng vị đại biểu Quốc hội đã làm việc tận tụy, hết mình với tinh thần khoa học, lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc tinh hoa trí tuệ của đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các cấp, các ngành với sự tham gia của cả hệ thống chính trị để hoàn thiện Hiến pháp.

Hiến pháp được thông qua tại kỳ họp này gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người; làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta, khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tiếp tục quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; thể hiện một cách khái quát nhất nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, về vị trí, vai trò quan trọng và chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công đoàn Việt Nam, về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong thống lĩnh lực lượng vũ trang; phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc đề xuất, xây dựng chính sách; phân định rõ thẩm quyền của tập thể Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế; quy định một cách tổng quát về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước; quy định khái quát “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”... Đồng thời, Hiến pháp cũng đã bổ sung một số quy định mới, như quy định về bản chất của Đảng; quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng dân tộc và các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban của Quốc hội; phê chuẩn để Chủ tịch nước bổ nhiệm, cử, triệu hồi đại sứ; quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; chế định Hội đồng bầu cử quốc gia; bổ sung và khẳng định rõ hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân,...
 
DSC_1109.JPG

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Để Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định hiệu lực của Hiến pháp; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước; việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp mới có hiệu lực; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong việc tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp để bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Về công tác lập pháp

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 luật, bao gồm: Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật việc làm; Luật tiếp công dân; Luật đất đai (sửa đổi); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật đấu thầu (sửa đổi).

Việc ban hành các đạo luật nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, Luật đất đai (sửa đổi) là dự án có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống của mọi người dân. Dự án đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân, thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quốc hội đã dành 3 kỳ họp (theo dự kiến chỉ có 2 kỳ họp) để thảo luận, cho ý kiến. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã dành nhiều thời gian thảo luận, hoàn thiện dự thảo Luật; tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giá đất…; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp, các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật. Luật đất đai (sửa đổi) được thông qua cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quốc hội cũng đã cho ý kiến về 10 dự án luật khác để làm cơ sở cho việc xem xét thông qua tại kỳ họp sau, bao gồm: Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật công chứng (sửa đổi); Luật hải quan (sửa đổi); Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật đầu tư công; Luật phá sản (sửa đổi); Luật xây dựng (sửa đổi); Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.

Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp có kế hoạch, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến để luật sớm đi vào cuộc sống. Đồng thời, có các biện pháp hữu hiệu triển khai thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. Các cơ quan của Quốc hội thường xuyên giám sát việc thi hành pháp luật; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng chuẩn bị các dự án trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.

II. VỀ GIÁM SÁT TỐI CAO

1. Xem xét các báo cáo

Quốc hội đã xem xét báo cáo công tác năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án năm 2013.

Quốc hội cũng đã tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012”; xem xét các báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; về tình hình triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua; về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, vận hành khai thác các công trình thủy điện… Qua xem xét, Quốc hội đã phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình, kết quả thực hiện, chỉ ra nguyên nhân, đồng thời ghi nhận Chính phủ, các Bộ, ngành… đã tích cực thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, kiến nghị của các vị đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp trước, như việc rà soát, xử lý đơn thư khiếu nại phức tạp, kéo dài; rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch 405 dự án thuỷ điện hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường,… Sau xem xét, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện; Nghị quyết tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; Nghị quyết về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
 
DSC_6439.JPG

2. Về chất vấn và trả lời chất vấn

Lần đầu tiên Quốc hội dành nửa ngày để nghe và thảo luận Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Đây là bước đổi mới quan trọng trong tổ chức hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, với mục đích để các quyết định của Quốc hội được triển khai đồng bộ, toàn diện và có kết quả trong cuộc sống.

Tại kỳ họp này, có 160 chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành. Trên cơ sở tổng hợp các nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, với thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã tiến hành chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Chánh án Tòa án nhân tối cao. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo bổ sung một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội; 7 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành khác tham gia giải trình làm rõ thêm một số vấn đề liên quan. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, sớm triển khai thực hiện các lời hứa và nhiệm vụ thuộc chức trách của mình, ngành mình, khẩn trương khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sau.

Sau phiên chất vấn, Quốc hội đã giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những vấn đề bức xúc, được các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, tổ chức giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội. Giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 để báo cáo kết quả tại kỳ họp thứ 7.

III. VỀ QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

1. Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Quốc hội đã thảo luận các báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016; về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Tại các buổi thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội đã tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, sâu sắc những mặt tích cực và những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, kết quả công tác điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp để từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và những năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2011-2015. Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách khó khăn, thu chưa đạt dự toán đề ra, Quốc hội đã quyết định cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết, không hợp lý và kém hiệu quả; bố trí vốn bảo đảm tỷ lệ chi cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, cần thiết (giáo dục, đào tạo, nông nghiệp, y tế, công nghệ, môi trường…); chấp nhận tăng mức bội chi ngân sách nhà nước lên 5,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP), phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, các giải pháp quyết liệt để cân đối thu - chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tạo đà tăng trưởng hợp lý cho những năm sau.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 với mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Mục tiêu tổng quát năm 2014: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trạnh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15,5%, số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22,5 giường, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.

Đồng thời, Quốc hội cũng thông qua các nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, về phương án phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

2. Về công tác nhân sự

Quốc hội đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân; phê chuẩn việc tăng 01 Phó Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh; phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Nguyễn Văn Nên; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng Ban Dân nguyện; bầu bổ sung Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc và Phó Chủ nhiệm các Ủy ban: Pháp luật; Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Đối ngoại và Ủy ban về các vấn đề xã hội.

Nhìn chung, công tác nhân sự tại kỳ họp này đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Các cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị trình Quốc hội đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ lựa chọn những người xứng đáng giữ các chức vụ quan trọng được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Trên đây là những nội dung và kết quả chủ yếu của kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII./.
 
 

Kết quả kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII

10/12/2013
Thực hiện Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai trân trọng báo cáo với toàn thể cử tri kết quả kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XIII như sau:
Từ ngày 21/10 đến ngày 29/11/2013, sau hơn một tháng làm việc với tinh thần dân chủ, khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng về công tác lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, cụ thể là:

I. VỀ CÔNG TÁC LẬP HIẾN, LẬP PHÁP

1. Về việc xem xét, thông qua Hiến pháp (sửa đổi)

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, từ năm 2011 đến nay, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã xác định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết cho công việc này. Quốc hội, từng vị đại biểu Quốc hội đã làm việc tận tụy, hết mình với tinh thần khoa học, lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc tinh hoa trí tuệ của đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các cấp, các ngành với sự tham gia của cả hệ thống chính trị để hoàn thiện Hiến pháp.

Hiến pháp được thông qua tại kỳ họp này gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người; làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta, khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tiếp tục quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; thể hiện một cách khái quát nhất nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, về vị trí, vai trò quan trọng và chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công đoàn Việt Nam, về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong thống lĩnh lực lượng vũ trang; phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc đề xuất, xây dựng chính sách; phân định rõ thẩm quyền của tập thể Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế; quy định một cách tổng quát về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước; quy định khái quát “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”... Đồng thời, Hiến pháp cũng đã bổ sung một số quy định mới, như quy định về bản chất của Đảng; quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng dân tộc và các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban của Quốc hội; phê chuẩn để Chủ tịch nước bổ nhiệm, cử, triệu hồi đại sứ; quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; chế định Hội đồng bầu cử quốc gia; bổ sung và khẳng định rõ hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân,...
 
DSC_1109.JPG

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Để Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định hiệu lực của Hiến pháp; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước; việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp mới có hiệu lực; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong việc tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp để bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Về công tác lập pháp

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 luật, bao gồm: Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật việc làm; Luật tiếp công dân; Luật đất đai (sửa đổi); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật đấu thầu (sửa đổi).

Việc ban hành các đạo luật nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, Luật đất đai (sửa đổi) là dự án có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống của mọi người dân. Dự án đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân, thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quốc hội đã dành 3 kỳ họp (theo dự kiến chỉ có 2 kỳ họp) để thảo luận, cho ý kiến. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã dành nhiều thời gian thảo luận, hoàn thiện dự thảo Luật; tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giá đất…; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp, các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật. Luật đất đai (sửa đổi) được thông qua cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quốc hội cũng đã cho ý kiến về 10 dự án luật khác để làm cơ sở cho việc xem xét thông qua tại kỳ họp sau, bao gồm: Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật công chứng (sửa đổi); Luật hải quan (sửa đổi); Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật đầu tư công; Luật phá sản (sửa đổi); Luật xây dựng (sửa đổi); Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.

Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp có kế hoạch, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến để luật sớm đi vào cuộc sống. Đồng thời, có các biện pháp hữu hiệu triển khai thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. Các cơ quan của Quốc hội thường xuyên giám sát việc thi hành pháp luật; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng chuẩn bị các dự án trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.

II. VỀ GIÁM SÁT TỐI CAO

1. Xem xét các báo cáo

Quốc hội đã xem xét báo cáo công tác năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án năm 2013.

Quốc hội cũng đã tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012”; xem xét các báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; về tình hình triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua; về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, vận hành khai thác các công trình thủy điện… Qua xem xét, Quốc hội đã phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình, kết quả thực hiện, chỉ ra nguyên nhân, đồng thời ghi nhận Chính phủ, các Bộ, ngành… đã tích cực thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, kiến nghị của các vị đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp trước, như việc rà soát, xử lý đơn thư khiếu nại phức tạp, kéo dài; rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch 405 dự án thuỷ điện hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường,… Sau xem xét, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện; Nghị quyết tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; Nghị quyết về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
 
DSC_6439.JPG

2. Về chất vấn và trả lời chất vấn

Lần đầu tiên Quốc hội dành nửa ngày để nghe và thảo luận Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Đây là bước đổi mới quan trọng trong tổ chức hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, với mục đích để các quyết định của Quốc hội được triển khai đồng bộ, toàn diện và có kết quả trong cuộc sống.

Tại kỳ họp này, có 160 chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành. Trên cơ sở tổng hợp các nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, với thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã tiến hành chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Chánh án Tòa án nhân tối cao. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo bổ sung một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội; 7 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành khác tham gia giải trình làm rõ thêm một số vấn đề liên quan. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, sớm triển khai thực hiện các lời hứa và nhiệm vụ thuộc chức trách của mình, ngành mình, khẩn trương khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sau.

Sau phiên chất vấn, Quốc hội đã giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những vấn đề bức xúc, được các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, tổ chức giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội. Giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 để báo cáo kết quả tại kỳ họp thứ 7.

III. VỀ QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

1. Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Quốc hội đã thảo luận các báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016; về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Tại các buổi thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội đã tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, sâu sắc những mặt tích cực và những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, kết quả công tác điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp để từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và những năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2011-2015. Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách khó khăn, thu chưa đạt dự toán đề ra, Quốc hội đã quyết định cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết, không hợp lý và kém hiệu quả; bố trí vốn bảo đảm tỷ lệ chi cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, cần thiết (giáo dục, đào tạo, nông nghiệp, y tế, công nghệ, môi trường…); chấp nhận tăng mức bội chi ngân sách nhà nước lên 5,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP), phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, các giải pháp quyết liệt để cân đối thu - chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tạo đà tăng trưởng hợp lý cho những năm sau.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 với mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Mục tiêu tổng quát năm 2014: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trạnh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15,5%, số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22,5 giường, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.

Đồng thời, Quốc hội cũng thông qua các nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, về phương án phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

2. Về công tác nhân sự

Quốc hội đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân; phê chuẩn việc tăng 01 Phó Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh; phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Nguyễn Văn Nên; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng Ban Dân nguyện; bầu bổ sung Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc và Phó Chủ nhiệm các Ủy ban: Pháp luật; Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Đối ngoại và Ủy ban về các vấn đề xã hội.

Nhìn chung, công tác nhân sự tại kỳ họp này đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Các cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị trình Quốc hội đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ lựa chọn những người xứng đáng giữ các chức vụ quan trọng được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Trên đây là những nội dung và kết quả chủ yếu của kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII./.