> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Kịp thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đưa sản xuất, kinh d

Kịp thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đưa sản xuất, kinh doanh phát triển

05/06/2013
Ngày 30 tháng 5 năm 2013, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013. Đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đăng ký phát biểu thảo luận, song chưa được phát biểu do hết thời gian ngày làm việc. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã gửi đến Đoàn Thư ký kỳ họp ý kiến tham gia thảo luận của đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu về nội dung nêu trên như sau:
“Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thống nhất với Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2013 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình kỳ họp này. Đồng thời, qua kết quả hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai trước kỳ họp thứ 5, một số vấn đề cụ thể như sau:
1. Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013: Điểm sáng nổi bật trong những tháng đầu năm 2013 cho thấy sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã tiếp tục thực hiện có kết quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Tuy  nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn; tình trạng xuất khẩu giảm, giá cả nông sản giảm, sức mua giảm, hàng hóa tồn kho lớn; lãi suất giảm nhưng nhiều doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, việc làm và thu nhập vẫn giảm. Việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh của doanh nghiệp triển khai còn chậm. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, chi cho đầu tư phát triển thiếu công bằng giữa các vùng, đầu tư cho Tây Nguyên thấp chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong những tháng cuối năm 2013, đề nghị Chính phủ kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và tăng cường điều hành linh hoạt để sớm tháo gỡ các khó khăn, bất cập. Thực tế doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không hẳn do lãi suất cao mà do hàng tồn kho lớn và thị trường đầu ra bị thu hẹp. Do vậy, phải kịp thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đưa sản xuất, kinh doanh phát triển, tạo thêm nhiều việc làm để đời sống nhân dân ổn định, bền vững hơn.
2. Về tác động, ảnh hưởng của một số công trình thủy điện
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đánh giá cao đóng góp của phần lớn các công trình thủy điện vào điện năng quốc gia, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, các kiến nghị, bức xúc của cử tri cho thấy một số công trình thủy điện cũng để lại nhiều bức xúc đó là: khi chặn dòng làm ngập nhiều diện tích lúa nước vùng đầu nguồn; sau khi giải tỏa, đền bù chuyển đến khu tái định cư, đồng bào vẫn gặp nhiều khó khăn về đất sản xuất, đời sống gặp khó khăn hơn nơi ở cũ.
 Các chủ đầu tư không trồng bù đủ số rừng bị ngập, bị mất. Theo tính toán thì 1MW mất 16 ha rừng, nhưng chỉ trồng được khoảng 2% diện tích bị mất, điều này làm tăng khả năng xói mòn lũ vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng. Các dòng sông bị cạn kiệt do bị nắn dòng, chuyển dòng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ, công trình thủy điện An Khê - KaNak, sau khi chuyển dòng làm cho sông Ba bị khô kiệt về mùa khô, nhu cầu tối thiểu xả nước trở lại sông Ba là 9m3/s, nhưng nhà máy thủy điện chỉ xả 4m3/s làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sản xuất, sinh hoạt và đời sống của hơn 450 ngàn dân trên địa bàn 8 huyện, thị xã tỉnh Gia Lai.
Từ đánh giá trên, đề nghị Chính phủ xem xét, yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà máy Thủy điện phải có trách nhiệm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng bị ảnh hưởng của dự án từ 3 đến 5 năm, kể từ khi nhà máy vận hành sản xuất. Đối với công trình thủy điện An Khê - KaNak trong mùa khô phải duy trì dòng chảy sông Ba, có thể tính đến phương án hạn chế hoặc không phát điện để xả nước đủ lưu lượng dòng chảy tối thiểu, vì phục vụ con người, đảm bảo dân sinh là ưu tiên hàng đầu.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá chính xác tác động của các công trình thủy điện chuyển dòng để có giải pháp hợp lý khắc phục được hậu quả nói trên.
3. Về quản lý, bảo vệ rừng
 Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay là đáng báo động, rừng bị mất quá nhiều và ngày càng nghèo kiệt, trong khi thống kê báo cáo của các cấp về diện tích rừng là chưa phản ánh chính xác. Vì thực tế nhiều khu rừng đã bị chặt đốt nương làm rẩy, công tác quản lý bị buông lỏng, trách nhiệm chủ rừng không rõ ràng … Qua tiếp xúc nhiều cử tri đề nghị Chính phủ tạm thời đóng cửa rừng trong cả nước để tăng độ che phủ của rừng, tăng mức thu tiền dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn lực cho công tác trồng rừng và chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng được tốt hơn.
Nghiên cứu chuyển đổi mô hình Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hiện nay sang mô hình công ty hoạt động công ích nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ sản xuất lâm nghiệp, được vay vốn ưu đãi để trồng rừng sản xuất; chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Quyết định 304/2005/QĐ-TTg để ban hành chính sách mới về giao khoán bảo vệ rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân và tính hiệu quả bảo vệ rừng.
4. Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Đến nay, địa trên bàn tỉnh Gia Lai 100% số xã đã hoàn thành việc lập quy hoạch, xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là công tác huy động vốn thực hiện Chương trình. Nguồn vốn từ doanh nghiệp rất hạn chế, vì không phải địa bàn xã nào cũng có doanh nghiệp đứng chân; quy mô sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn còn nhỏ lẻ, manh mún, thu nhập thấp nên đóng góp của người dân không đáng kể. Đề nghị Trung ương quan tâm chỉ đạo tập trung nguồn vốn để địa bàn miền núi đủ khả năng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đến năm 2020 theo hướng năm sau cao hơn năm trước, để địa phương có cơ sở ban hành định mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện và ngân sách tỉnh nhằm triển khai thực hiện có kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Về đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi: Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, vừa qua, tình trạng nắng nóng gay gắt, kéo dài (ở Gia Lai đã làm hơn 9.400 ha cây trồng các loại bị hạn, tổng giá trị thiệt hại khoảng 173, 8 tỷ đồng). Để chủ động nguồn nước tưới, cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng và xây dựng đồng ruộng để bảo đảm phát huy hiệu quả hồ chứa nước Ia MLá. Bố trí đủ vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình thủy lợi Ia Meur đưa vào sử dụng và tiếp tục khởi công các công trình thủy lợi Ia Tul, Suối Lơ ở tỉnh Gia Lai nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
Với trách nhiệm trước cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội Gia Lai mong muốn các kiến nghị nêu trên sẽ được Quốc hội và Chính phủ quan tâm, đưa vào chương trình của Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới./.
 
Trần Đình Thu

Kịp thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đưa sản xuất, kinh doanh phát triển

05/06/2013
Ngày 30 tháng 5 năm 2013, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013. Đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đăng ký phát biểu thảo luận, song chưa được phát biểu do hết thời gian ngày làm việc. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã gửi đến Đoàn Thư ký kỳ họp ý kiến tham gia thảo luận của đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu về nội dung nêu trên như sau:
“Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thống nhất với Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2013 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình kỳ họp này. Đồng thời, qua kết quả hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai trước kỳ họp thứ 5, một số vấn đề cụ thể như sau:
1. Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013: Điểm sáng nổi bật trong những tháng đầu năm 2013 cho thấy sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã tiếp tục thực hiện có kết quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Tuy  nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn; tình trạng xuất khẩu giảm, giá cả nông sản giảm, sức mua giảm, hàng hóa tồn kho lớn; lãi suất giảm nhưng nhiều doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, việc làm và thu nhập vẫn giảm. Việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh của doanh nghiệp triển khai còn chậm. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, chi cho đầu tư phát triển thiếu công bằng giữa các vùng, đầu tư cho Tây Nguyên thấp chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong những tháng cuối năm 2013, đề nghị Chính phủ kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và tăng cường điều hành linh hoạt để sớm tháo gỡ các khó khăn, bất cập. Thực tế doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không hẳn do lãi suất cao mà do hàng tồn kho lớn và thị trường đầu ra bị thu hẹp. Do vậy, phải kịp thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đưa sản xuất, kinh doanh phát triển, tạo thêm nhiều việc làm để đời sống nhân dân ổn định, bền vững hơn.
2. Về tác động, ảnh hưởng của một số công trình thủy điện
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đánh giá cao đóng góp của phần lớn các công trình thủy điện vào điện năng quốc gia, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, các kiến nghị, bức xúc của cử tri cho thấy một số công trình thủy điện cũng để lại nhiều bức xúc đó là: khi chặn dòng làm ngập nhiều diện tích lúa nước vùng đầu nguồn; sau khi giải tỏa, đền bù chuyển đến khu tái định cư, đồng bào vẫn gặp nhiều khó khăn về đất sản xuất, đời sống gặp khó khăn hơn nơi ở cũ.
 Các chủ đầu tư không trồng bù đủ số rừng bị ngập, bị mất. Theo tính toán thì 1MW mất 16 ha rừng, nhưng chỉ trồng được khoảng 2% diện tích bị mất, điều này làm tăng khả năng xói mòn lũ vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng. Các dòng sông bị cạn kiệt do bị nắn dòng, chuyển dòng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ, công trình thủy điện An Khê - KaNak, sau khi chuyển dòng làm cho sông Ba bị khô kiệt về mùa khô, nhu cầu tối thiểu xả nước trở lại sông Ba là 9m3/s, nhưng nhà máy thủy điện chỉ xả 4m3/s làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sản xuất, sinh hoạt và đời sống của hơn 450 ngàn dân trên địa bàn 8 huyện, thị xã tỉnh Gia Lai.
Từ đánh giá trên, đề nghị Chính phủ xem xét, yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà máy Thủy điện phải có trách nhiệm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng bị ảnh hưởng của dự án từ 3 đến 5 năm, kể từ khi nhà máy vận hành sản xuất. Đối với công trình thủy điện An Khê - KaNak trong mùa khô phải duy trì dòng chảy sông Ba, có thể tính đến phương án hạn chế hoặc không phát điện để xả nước đủ lưu lượng dòng chảy tối thiểu, vì phục vụ con người, đảm bảo dân sinh là ưu tiên hàng đầu.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá chính xác tác động của các công trình thủy điện chuyển dòng để có giải pháp hợp lý khắc phục được hậu quả nói trên.
3. Về quản lý, bảo vệ rừng
 Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay là đáng báo động, rừng bị mất quá nhiều và ngày càng nghèo kiệt, trong khi thống kê báo cáo của các cấp về diện tích rừng là chưa phản ánh chính xác. Vì thực tế nhiều khu rừng đã bị chặt đốt nương làm rẩy, công tác quản lý bị buông lỏng, trách nhiệm chủ rừng không rõ ràng … Qua tiếp xúc nhiều cử tri đề nghị Chính phủ tạm thời đóng cửa rừng trong cả nước để tăng độ che phủ của rừng, tăng mức thu tiền dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn lực cho công tác trồng rừng và chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng được tốt hơn.
Nghiên cứu chuyển đổi mô hình Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hiện nay sang mô hình công ty hoạt động công ích nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ sản xuất lâm nghiệp, được vay vốn ưu đãi để trồng rừng sản xuất; chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Quyết định 304/2005/QĐ-TTg để ban hành chính sách mới về giao khoán bảo vệ rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân và tính hiệu quả bảo vệ rừng.
4. Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Đến nay, địa trên bàn tỉnh Gia Lai 100% số xã đã hoàn thành việc lập quy hoạch, xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là công tác huy động vốn thực hiện Chương trình. Nguồn vốn từ doanh nghiệp rất hạn chế, vì không phải địa bàn xã nào cũng có doanh nghiệp đứng chân; quy mô sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn còn nhỏ lẻ, manh mún, thu nhập thấp nên đóng góp của người dân không đáng kể. Đề nghị Trung ương quan tâm chỉ đạo tập trung nguồn vốn để địa bàn miền núi đủ khả năng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đến năm 2020 theo hướng năm sau cao hơn năm trước, để địa phương có cơ sở ban hành định mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện và ngân sách tỉnh nhằm triển khai thực hiện có kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Về đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi: Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, vừa qua, tình trạng nắng nóng gay gắt, kéo dài (ở Gia Lai đã làm hơn 9.400 ha cây trồng các loại bị hạn, tổng giá trị thiệt hại khoảng 173, 8 tỷ đồng). Để chủ động nguồn nước tưới, cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng và xây dựng đồng ruộng để bảo đảm phát huy hiệu quả hồ chứa nước Ia MLá. Bố trí đủ vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình thủy lợi Ia Meur đưa vào sử dụng và tiếp tục khởi công các công trình thủy lợi Ia Tul, Suối Lơ ở tỉnh Gia Lai nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
Với trách nhiệm trước cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội Gia Lai mong muốn các kiến nghị nêu trên sẽ được Quốc hội và Chính phủ quan tâm, đưa vào chương trình của Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới./.
 
Trần Đình Thu