> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Nghĩ về độc lập và trách nhiệm công dân

Nghĩ về độc lập và trách nhiệm công dân

03/09/2012
Ngày lễ Quốc khánh 2-9 nhắc nhớ mọi công dân về một sự kiện thiêng liêng của đất nước, của dân tộc – đó là đã đứng lên dùng máu xương dành quyền tự chủ, thoát ách nô lệ, tuyên bố với toàn thế giới về một quốc gia độc lập. Công dân Việt Nam kỷ niệm ngày độc lập và nghiêng mình trước những con người đã hy sinh để xây dựng nền độc lập. Nhưng cũng từ đó, hãy suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm đối với đất nước. Còn nhiều việc chưa làm được để xứng đáng với nền độc lập mà cha ông đã trả bằng máu xương.
Độc lập gắn liền với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng còn một phần máu thịt của Tổ quốc, gia sản của tiền nhân để lại đang bị nước ngoài chiếm giữ trái phép, đó là quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa; vùng biển đảo của đất nước còn bị xâm phạm, tàu cá của ngư dân bị tàu lạ tấn công, húc chìm, ngư dân bị bắt giữ đòi tiền chuộc ngay trong lãnh hải của Việt Nam. Những vấn đề hệ trọng này chưa giải quyết có nghĩa là chưa vẹn toàn.
Những ai có tấm lòng thao thức với đất nước không thể yên lòng khi thấy một phần biển đảo của tổ quốc đang nằm trong tay kẻ khác. Món nợ này phải đòi nếu không chúng ta là kẻ trọng tội với liệt tổ, liệt tông. Hãy đọc thật kỹ Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Một việc hệ trọng khác, đất nước lạc hậu, phát triển kinh tế trong tình trạng phụ thuộc rất lớn vào công nghệ của nước ngoài. Các quốc gia khác làm chủ về công nghệ, bán hàng hóa thông minh cho nhiều nước, sản xuất nhiều sản phẩm tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta chưa tham gia được trong chuỗi giá trị đó bằng các sản phẩm của Việt Nam. Đến nay, từ máy móc thiết bị đến quy trình công nghệ đều phải mua của các nước, kể cả những thiết bị và công nghệ tầm thường. Một cái radio cũng không tự sản xuất có sức cạnh tranh được, nói chi đến máy móc hiện đại khác. Cho nên riêng về lĩnh vực này, chúng ta chưa thể nói về hai chữ độc lập.
Một công dân có trách nhiệm với đất nước không thể chỉ gạt nước mắt khóc thương nước mình mà phải bằng hành động. Có rất nhiều cách thể hiện lòng yêu nước và thực hiện nghĩa vụ xây dựng bảo vệ đất nước.
Chúng ta không thể bằng lòng với cuộc sống hiện tại khi nước mình còn nghèo nàn, lạc hậu, bị cộng đồng quốc tế xếp hạng dưới trung bình về đổi mới, sáng tạo, chưa kể còn bị đánh giá là thiếu nhiều tiêu chí văn minh khác. Chúng ta càng không thể nhìn các quốc gia khác xâm lăng đất nước mình bằng máy móc, thiết bị, bằng công nghệ tiên tiến và thậm chí bằng văn hóa, bằng đe dọa vũ lực. Phải hành động để thực sự tự chủ, tự lực, tự cường.
Còn bất cứ sự lệ thuộc nào là còn chưa thể khẳng định với hai chữ độc lập./.
Nguồn: dantri.com.vn

Nghĩ về độc lập và trách nhiệm công dân

03/09/2012
Ngày lễ Quốc khánh 2-9 nhắc nhớ mọi công dân về một sự kiện thiêng liêng của đất nước, của dân tộc – đó là đã đứng lên dùng máu xương dành quyền tự chủ, thoát ách nô lệ, tuyên bố với toàn thế giới về một quốc gia độc lập. Công dân Việt Nam kỷ niệm ngày độc lập và nghiêng mình trước những con người đã hy sinh để xây dựng nền độc lập. Nhưng cũng từ đó, hãy suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm đối với đất nước. Còn nhiều việc chưa làm được để xứng đáng với nền độc lập mà cha ông đã trả bằng máu xương.
Độc lập gắn liền với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng còn một phần máu thịt của Tổ quốc, gia sản của tiền nhân để lại đang bị nước ngoài chiếm giữ trái phép, đó là quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa; vùng biển đảo của đất nước còn bị xâm phạm, tàu cá của ngư dân bị tàu lạ tấn công, húc chìm, ngư dân bị bắt giữ đòi tiền chuộc ngay trong lãnh hải của Việt Nam. Những vấn đề hệ trọng này chưa giải quyết có nghĩa là chưa vẹn toàn.
Những ai có tấm lòng thao thức với đất nước không thể yên lòng khi thấy một phần biển đảo của tổ quốc đang nằm trong tay kẻ khác. Món nợ này phải đòi nếu không chúng ta là kẻ trọng tội với liệt tổ, liệt tông. Hãy đọc thật kỹ Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Một việc hệ trọng khác, đất nước lạc hậu, phát triển kinh tế trong tình trạng phụ thuộc rất lớn vào công nghệ của nước ngoài. Các quốc gia khác làm chủ về công nghệ, bán hàng hóa thông minh cho nhiều nước, sản xuất nhiều sản phẩm tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta chưa tham gia được trong chuỗi giá trị đó bằng các sản phẩm của Việt Nam. Đến nay, từ máy móc thiết bị đến quy trình công nghệ đều phải mua của các nước, kể cả những thiết bị và công nghệ tầm thường. Một cái radio cũng không tự sản xuất có sức cạnh tranh được, nói chi đến máy móc hiện đại khác. Cho nên riêng về lĩnh vực này, chúng ta chưa thể nói về hai chữ độc lập.
Một công dân có trách nhiệm với đất nước không thể chỉ gạt nước mắt khóc thương nước mình mà phải bằng hành động. Có rất nhiều cách thể hiện lòng yêu nước và thực hiện nghĩa vụ xây dựng bảo vệ đất nước.
Chúng ta không thể bằng lòng với cuộc sống hiện tại khi nước mình còn nghèo nàn, lạc hậu, bị cộng đồng quốc tế xếp hạng dưới trung bình về đổi mới, sáng tạo, chưa kể còn bị đánh giá là thiếu nhiều tiêu chí văn minh khác. Chúng ta càng không thể nhìn các quốc gia khác xâm lăng đất nước mình bằng máy móc, thiết bị, bằng công nghệ tiên tiến và thậm chí bằng văn hóa, bằng đe dọa vũ lực. Phải hành động để thực sự tự chủ, tự lực, tự cường.
Còn bất cứ sự lệ thuộc nào là còn chưa thể khẳng định với hai chữ độc lập./.
Nguồn: dantri.com.vn