> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước

11/06/2014
Trong ngày 11/6/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn trực tiếp của 21 vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội về chất lượng đào tạo hệ đại học và tình trạng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm; việc đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW; công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.
Kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu: “Tất cả các câu hỏi gửi tới Bộ trưởng trước ngày chất vấn hôm nay, Bộ trưởng đã trả lời. Trả lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rất thẳng thắn, tự nhận trách nhiệm về mình những công việc còn yếu kém của ngành giáo dục và đào tạo, đưa ra những định hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề Quốc hội đặt ra khá rõ ràng và đầy đủ. Chúng ta rất hoan nghênh nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Đây là công sức của toàn Đảng, toàn dân, nhưng trực tiếp là của các thầy giáo, cô giáo từ mầm non cho tới đại học.

Sắp tới, chúng ta phải tiếp tục tiến hành thực hiện Nghị quyết của Trung ương. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, đổi mới căn bản, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trung ương đặt vấn đề căn bản, toàn diện có nghĩa là chúng ta nhìn vào chất lượng của ngành giáo dục, đào tạo của chúng ta còn rất nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được tình hình mới hiện nay. Dù đổi mới, nhưng chúng ta phải căn cứ vào truyền thống hiếu học của dân tộc ta, căn cứ vào truyền thống tôn sư, trọng đạo của ông cha, căn cứ vào những thành quả của ngành giáo dục và những kết quả đã đạt được của ngành giáo dục trong những chặng đường lịch sử vừa qua để chúng ta tiến hành đổi mới. Đổi mới căn bản, toàn diện không có nghĩa là bỏ hết, với tinh thần đó có thể nói Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đóng góp công sức rất lớn, tham mưu cho Trung ương thảo luận 3 kỳ họp mới ban hành được nghị quyết đó, có thể nói là một nghị quyết rất được lòng dân và cả đội ngũ trí thức, các thầy giáo, cô giáo rất hoan nghênh.

Phiên chất vấn này cũng là một lần nữa Quốc hội thay mặt toàn dân đặt ra yêu cầu đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, cả hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện tốt sự nghiệp này. Cho nên tôi có mấy yêu cầu đề nghị đồng chí Bộ trưởng theo tinh thần chất vấn như sau:

Thứ nhất, đến cuối năm nay Nghị quyết Trung ương có hiệu lực và có giá trị được 1 năm, chương trình hành động của Chính phủ cũng đã có, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng đề án để đổi mới căn bản và toàn diện toàn bộ hoạt động giáo dục và đào tạo. Kỳ họp cuối năm nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương, căn cứ vào tình hình thực hiện chương trình hành động của Chính phủ xây dựng một báo cáo toàn diện về việc triển khai thực hiện đề án đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục đào tạo để báo cáo Quốc hội. Quốc hội chúng ta sẽ xem xét báo cáo đó và nếu cần chúng ta sẽ thảo luận một lần nữa về công tác tổ chức thực hiện quốc sách giáo dục hàng đầu này vào cuối năm nay.

Thứ hai, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gấp rút phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để tiếp thu, hoàn thiện sửa đổi Luật dạy nghề, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đổi tên là Luật giáo dục nghề nghiệp, trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm. Đây cũng là một nội dung rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết của Đảng, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.

Thứ ba, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, chương trình của Chính phủ, yêu cầu của các đại biểu Quốc hội và của toàn dân để dự thảo sửa đổi Luật giáo dục theo đúng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội đã thông qua và nghiên cứu sửa đổi Luật giáo dục đại học nữa. Như vậy, có thể nói hệ thống luật pháp cho công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có giá trị pháp luật, đáp ứng thực tiễn trong phạm vi cả nước trong thời gian tới. Đây cũng là tinh thần để chúng ta thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một điểm nữa, tiếp tục tiếp thu, hoàn chỉnh đề án đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa để trình với Quốc hội xem xét vào cuối năm nay. Nghị quyết 40, khóa X căn cứ vào Luật giáo dục đối với những vấn đề quan trọng, căn bản ảnh hưởng đến toàn dân thì phải báo cáo xin ý kiến của Quốc hội quyết định. Quốc hội khóa X ra Nghị quyết 40 để làm chương trình đó đến năm 2015 và lần này ban hành nghị quyết mới để tiếp tục tổ chức thực hiện cho 2016 - 2020, sau 2021 mới có thể nói hoàn thiện được bộ sách giáo khoa và chương trình giáo dục mới. Đề nghị Bộ trưởng tiếp tục hoàn thiện nội dung đề án này, dự thảo một nghị quyết thật khả thi, thật tốt về nội dung, cả về tổ chức thực hiện để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.

Đấy là bốn điểm yêu cầu đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xin trình Quốc hội theo hướng đó. Phần chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một cách rất tốt, Quốc hội chất vấn cũng rất thẳng thắn, cụ thể, rất đúng vào những vấn đề trọng tâm, Bộ trưởng trả lời cũng rất trách nhiệm và rất thẳng thắn. Tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng”.
 
2.JPG
Đại biểu Siu Hương (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
Trong phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) đã có chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về 03 nội dung:

“Một, hiện nay mạng lưới trường, lớp mầm non công lập chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, nhất là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và trẻ mẫu giáo từ 3-4 tuổi, trong khi đó hệ thống mầm non ngoài công lập phát triển tự phát và chưa có chính sách thỏa đáng. Bộ có giải pháp gì để phát triển hệ thống mạng lưới bậc mầm non, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân.

Hai, trong khi các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thừa giáo viên thì hầu như địa phương nào cũng thiếu giáo viên mầm non. Để thực hiện mục tiêu phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, Bộ có nhận định gì về nguyên nhân của hiện tượng trên và giải pháp gì nhằm thu hút nhân lực và chính sách đãi ngộ, thích đáng cho giáo viên mầm non.

Ba, những bất cập trong định mức biên chế, định mức giờ làm việc của giáo viên mầm non từ năm 2007 đến nay vẫn chưa được sửa đổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp nào nhằm giải quyết bất cập này, nhằm tạo sự thống nhất và thuận lợi trong tổ chức thực hiện”.

Trước đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trả lời đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp): “Liên quan đến việc thực hiện đề án phổ cập mầm non 5 tuổi đã có rồi những bây giờ thiếu vốn để triển khai, việc tính toán cân đối vốn này thế nào, trách nhiệm thuộc về ai. Chúng tôi xin báo cáo đề án phổ cập mầm non 5 tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và sau đó trình với Chính phủ thảo luận và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc bố trí vốn đã được tính toán, cân đối dựa trên tổng hợp các nhu cầu thực trạng về cơ sở vật chất của mầm non, trước hết cho mầm non 5 tuổi. Còn quá trình triển khai có những nhân tố khách quan liên quan đến tình hình thu, chi, sử dụng ngân sách, chúng tôi không có thông tin đầy đủ về việc này”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phát biểu báo cáo với Quốc hội về tình hình bố trí dự toán ngân sách cho giáo dục - đào tạo trong 2 năm qua. Thực hiện Quyết định 60 của Thủ tướng Chính phủ hai Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29 và trong 2 năm qua tình hình cấp kinh phí như sau: Năm 2013 đã cấp 2.762 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho giáo viên mầm non 1.562 tỷ, tiền ăn cho trẻ em từ 3-5 tuổi là 1.200 tỷ. Năm 2014 đã cấp 3.340 tỷ, trong đó hỗ trợ cho giáo viên 2.100 tỷ, tiền ăn cho trẻ em là 1.240 tỷ từ ngân sách trung ương, ngoài ra địa phương cũng cân đối ngân sách địa phương để cấp bổ sung. 

 Tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời đại biểu Siu Hương: “Giáo dục mầm non trong một thời gian dài chưa có sự quan tâm đầy đủ, một phần do nhận thức của chúng ta về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của bậc học này chưa hết. Phần khác là nguồn lực của quốc gia có giới hạn, cần phải ưu tiên tập trung vào những mục tiêu thì những năm trước chúng ta ưu tiên phổ cập tiểu học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Cách đây mấy năm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và khi đó đồng chí Nguyễn Thiện Nhân còn là Phó Thủ tướng nêu vấn đề chủ trì, yêu cầu chúng tôi nghiên cứu và sau đấy xây dựng đề án phổ cập mầm non 5 tuổi như các vị đã biết và chúng tôi vừa báo cáo ở phần trên. Có thể nói cả mầm non công lập và mầm non ngoài công lập đang còn rất nhiều thiếu thốn, khó khăn cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện hoạt động kinh phí.

Đối với mầm non công lập, chúng ta có chương trình kiên cố hóa, còn đề án mầm non ngoài công lập, mới đây là vấn đề mầm non, nhà giữ trẻ ở các khu công nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp tổ chức nhiều đợt khảo sát để nắm tình hình, hội thảo tìm giải pháp. Chúng tôi đang tiếp tục xử lý thông tin để đề xuất các ý kiến với Thủ tướng Chính phủ.

Về vấn đề thừa giáo viên phổ thông, giáo viên tiểu học trong khi thiếu giáo viên mầm non, đây là một thực tế, thưa Quốc hội, chúng tôi ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cập nhật được tình hình này, có bàn và cũng nêu ra phương án có thể tổ chức chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các giáo viên giảng dạy ở bậc tiểu học ở những nơi dư thừa chuyển xuống dạy ở bậc học mầm non cho phù hợp, tất nhiên không phải chuyển ồ ạt mà có đủ các điều kiện, yếu tố. Hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đã triển khai việc này, còn cụ thể giải quyết thừa và thiếu cục bộ như thế nào thì Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương có những giải pháp cụ thể, phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
 
3.JPG
Quang cảnh phiên họp Quốc hội buổi chiều 11/6/2014.

Về vấn đề định mức giáo viên, trong đó có vấn đề định biên cô nuôi trong cơ sở giáo dục mầm non, báo cáo với Quốc hội, vấn đề này nhiều đại biểu ở những kỳ họp trước đã có phát biểu, chúng tôi đã tiếp thu. Trên thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng với Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó có cơ sở giáo dục mầm non. Việc xây dựng định biên vị trí việc làm là cách làm mới khác với biên chế trước đây và cũng có những khó khăn, phức tạp nên cũng còn chậm, đến nay chưa xong được văn bản”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập “Thực ra thì đại biểu Quốc hội thấy đề án phổ cập mầm non 5 tuổi vào được trường chuẩn kinh phí khá lớn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lo lắng không biết có đảm bảo được không, mong đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính cân đối nguồn, có chủ trương của Đảng, có Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội cũng có nghị quyết rồi thì việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi theo lộ trình tới 2015, 2018, 2020 thì chúng ta cần tìm biện pháp để cân đối hàng năm báo cáo Chính phủ và Quốc hội để thông qua dự toán ngân sách thì mới bảo đảm được chủ trương, vì giáo dục và đào tạo từ mầm non trở lên, đây là vấn đề cử tri rất quan tâm. Ngoài ra, chế độ cho giáo viên mầm non cũng là một câu hỏi đại biểu Quốc hội rất quan tâm, 3 đại biểu hỏi về vấn đề này”. /.

Duy Hiếu (lược ghi)

Nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước

11/06/2014
Trong ngày 11/6/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn trực tiếp của 21 vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội về chất lượng đào tạo hệ đại học và tình trạng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm; việc đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW; công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.
Kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu: “Tất cả các câu hỏi gửi tới Bộ trưởng trước ngày chất vấn hôm nay, Bộ trưởng đã trả lời. Trả lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rất thẳng thắn, tự nhận trách nhiệm về mình những công việc còn yếu kém của ngành giáo dục và đào tạo, đưa ra những định hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề Quốc hội đặt ra khá rõ ràng và đầy đủ. Chúng ta rất hoan nghênh nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Đây là công sức của toàn Đảng, toàn dân, nhưng trực tiếp là của các thầy giáo, cô giáo từ mầm non cho tới đại học.

Sắp tới, chúng ta phải tiếp tục tiến hành thực hiện Nghị quyết của Trung ương. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, đổi mới căn bản, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trung ương đặt vấn đề căn bản, toàn diện có nghĩa là chúng ta nhìn vào chất lượng của ngành giáo dục, đào tạo của chúng ta còn rất nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được tình hình mới hiện nay. Dù đổi mới, nhưng chúng ta phải căn cứ vào truyền thống hiếu học của dân tộc ta, căn cứ vào truyền thống tôn sư, trọng đạo của ông cha, căn cứ vào những thành quả của ngành giáo dục và những kết quả đã đạt được của ngành giáo dục trong những chặng đường lịch sử vừa qua để chúng ta tiến hành đổi mới. Đổi mới căn bản, toàn diện không có nghĩa là bỏ hết, với tinh thần đó có thể nói Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đóng góp công sức rất lớn, tham mưu cho Trung ương thảo luận 3 kỳ họp mới ban hành được nghị quyết đó, có thể nói là một nghị quyết rất được lòng dân và cả đội ngũ trí thức, các thầy giáo, cô giáo rất hoan nghênh.

Phiên chất vấn này cũng là một lần nữa Quốc hội thay mặt toàn dân đặt ra yêu cầu đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, cả hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện tốt sự nghiệp này. Cho nên tôi có mấy yêu cầu đề nghị đồng chí Bộ trưởng theo tinh thần chất vấn như sau:

Thứ nhất, đến cuối năm nay Nghị quyết Trung ương có hiệu lực và có giá trị được 1 năm, chương trình hành động của Chính phủ cũng đã có, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng đề án để đổi mới căn bản và toàn diện toàn bộ hoạt động giáo dục và đào tạo. Kỳ họp cuối năm nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương, căn cứ vào tình hình thực hiện chương trình hành động của Chính phủ xây dựng một báo cáo toàn diện về việc triển khai thực hiện đề án đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục đào tạo để báo cáo Quốc hội. Quốc hội chúng ta sẽ xem xét báo cáo đó và nếu cần chúng ta sẽ thảo luận một lần nữa về công tác tổ chức thực hiện quốc sách giáo dục hàng đầu này vào cuối năm nay.

Thứ hai, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gấp rút phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để tiếp thu, hoàn thiện sửa đổi Luật dạy nghề, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đổi tên là Luật giáo dục nghề nghiệp, trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm. Đây cũng là một nội dung rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết của Đảng, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.

Thứ ba, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, chương trình của Chính phủ, yêu cầu của các đại biểu Quốc hội và của toàn dân để dự thảo sửa đổi Luật giáo dục theo đúng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội đã thông qua và nghiên cứu sửa đổi Luật giáo dục đại học nữa. Như vậy, có thể nói hệ thống luật pháp cho công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có giá trị pháp luật, đáp ứng thực tiễn trong phạm vi cả nước trong thời gian tới. Đây cũng là tinh thần để chúng ta thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một điểm nữa, tiếp tục tiếp thu, hoàn chỉnh đề án đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa để trình với Quốc hội xem xét vào cuối năm nay. Nghị quyết 40, khóa X căn cứ vào Luật giáo dục đối với những vấn đề quan trọng, căn bản ảnh hưởng đến toàn dân thì phải báo cáo xin ý kiến của Quốc hội quyết định. Quốc hội khóa X ra Nghị quyết 40 để làm chương trình đó đến năm 2015 và lần này ban hành nghị quyết mới để tiếp tục tổ chức thực hiện cho 2016 - 2020, sau 2021 mới có thể nói hoàn thiện được bộ sách giáo khoa và chương trình giáo dục mới. Đề nghị Bộ trưởng tiếp tục hoàn thiện nội dung đề án này, dự thảo một nghị quyết thật khả thi, thật tốt về nội dung, cả về tổ chức thực hiện để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.

Đấy là bốn điểm yêu cầu đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xin trình Quốc hội theo hướng đó. Phần chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một cách rất tốt, Quốc hội chất vấn cũng rất thẳng thắn, cụ thể, rất đúng vào những vấn đề trọng tâm, Bộ trưởng trả lời cũng rất trách nhiệm và rất thẳng thắn. Tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng”.
 
2.JPG
Đại biểu Siu Hương (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
Trong phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) đã có chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về 03 nội dung:

“Một, hiện nay mạng lưới trường, lớp mầm non công lập chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, nhất là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và trẻ mẫu giáo từ 3-4 tuổi, trong khi đó hệ thống mầm non ngoài công lập phát triển tự phát và chưa có chính sách thỏa đáng. Bộ có giải pháp gì để phát triển hệ thống mạng lưới bậc mầm non, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân.

Hai, trong khi các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thừa giáo viên thì hầu như địa phương nào cũng thiếu giáo viên mầm non. Để thực hiện mục tiêu phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, Bộ có nhận định gì về nguyên nhân của hiện tượng trên và giải pháp gì nhằm thu hút nhân lực và chính sách đãi ngộ, thích đáng cho giáo viên mầm non.

Ba, những bất cập trong định mức biên chế, định mức giờ làm việc của giáo viên mầm non từ năm 2007 đến nay vẫn chưa được sửa đổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp nào nhằm giải quyết bất cập này, nhằm tạo sự thống nhất và thuận lợi trong tổ chức thực hiện”.

Trước đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trả lời đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp): “Liên quan đến việc thực hiện đề án phổ cập mầm non 5 tuổi đã có rồi những bây giờ thiếu vốn để triển khai, việc tính toán cân đối vốn này thế nào, trách nhiệm thuộc về ai. Chúng tôi xin báo cáo đề án phổ cập mầm non 5 tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và sau đó trình với Chính phủ thảo luận và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc bố trí vốn đã được tính toán, cân đối dựa trên tổng hợp các nhu cầu thực trạng về cơ sở vật chất của mầm non, trước hết cho mầm non 5 tuổi. Còn quá trình triển khai có những nhân tố khách quan liên quan đến tình hình thu, chi, sử dụng ngân sách, chúng tôi không có thông tin đầy đủ về việc này”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phát biểu báo cáo với Quốc hội về tình hình bố trí dự toán ngân sách cho giáo dục - đào tạo trong 2 năm qua. Thực hiện Quyết định 60 của Thủ tướng Chính phủ hai Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29 và trong 2 năm qua tình hình cấp kinh phí như sau: Năm 2013 đã cấp 2.762 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho giáo viên mầm non 1.562 tỷ, tiền ăn cho trẻ em từ 3-5 tuổi là 1.200 tỷ. Năm 2014 đã cấp 3.340 tỷ, trong đó hỗ trợ cho giáo viên 2.100 tỷ, tiền ăn cho trẻ em là 1.240 tỷ từ ngân sách trung ương, ngoài ra địa phương cũng cân đối ngân sách địa phương để cấp bổ sung. 

 Tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời đại biểu Siu Hương: “Giáo dục mầm non trong một thời gian dài chưa có sự quan tâm đầy đủ, một phần do nhận thức của chúng ta về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của bậc học này chưa hết. Phần khác là nguồn lực của quốc gia có giới hạn, cần phải ưu tiên tập trung vào những mục tiêu thì những năm trước chúng ta ưu tiên phổ cập tiểu học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Cách đây mấy năm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và khi đó đồng chí Nguyễn Thiện Nhân còn là Phó Thủ tướng nêu vấn đề chủ trì, yêu cầu chúng tôi nghiên cứu và sau đấy xây dựng đề án phổ cập mầm non 5 tuổi như các vị đã biết và chúng tôi vừa báo cáo ở phần trên. Có thể nói cả mầm non công lập và mầm non ngoài công lập đang còn rất nhiều thiếu thốn, khó khăn cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện hoạt động kinh phí.

Đối với mầm non công lập, chúng ta có chương trình kiên cố hóa, còn đề án mầm non ngoài công lập, mới đây là vấn đề mầm non, nhà giữ trẻ ở các khu công nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp tổ chức nhiều đợt khảo sát để nắm tình hình, hội thảo tìm giải pháp. Chúng tôi đang tiếp tục xử lý thông tin để đề xuất các ý kiến với Thủ tướng Chính phủ.

Về vấn đề thừa giáo viên phổ thông, giáo viên tiểu học trong khi thiếu giáo viên mầm non, đây là một thực tế, thưa Quốc hội, chúng tôi ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cập nhật được tình hình này, có bàn và cũng nêu ra phương án có thể tổ chức chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các giáo viên giảng dạy ở bậc tiểu học ở những nơi dư thừa chuyển xuống dạy ở bậc học mầm non cho phù hợp, tất nhiên không phải chuyển ồ ạt mà có đủ các điều kiện, yếu tố. Hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đã triển khai việc này, còn cụ thể giải quyết thừa và thiếu cục bộ như thế nào thì Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương có những giải pháp cụ thể, phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
 
3.JPG
Quang cảnh phiên họp Quốc hội buổi chiều 11/6/2014.

Về vấn đề định mức giáo viên, trong đó có vấn đề định biên cô nuôi trong cơ sở giáo dục mầm non, báo cáo với Quốc hội, vấn đề này nhiều đại biểu ở những kỳ họp trước đã có phát biểu, chúng tôi đã tiếp thu. Trên thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng với Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó có cơ sở giáo dục mầm non. Việc xây dựng định biên vị trí việc làm là cách làm mới khác với biên chế trước đây và cũng có những khó khăn, phức tạp nên cũng còn chậm, đến nay chưa xong được văn bản”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập “Thực ra thì đại biểu Quốc hội thấy đề án phổ cập mầm non 5 tuổi vào được trường chuẩn kinh phí khá lớn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lo lắng không biết có đảm bảo được không, mong đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính cân đối nguồn, có chủ trương của Đảng, có Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội cũng có nghị quyết rồi thì việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi theo lộ trình tới 2015, 2018, 2020 thì chúng ta cần tìm biện pháp để cân đối hàng năm báo cáo Chính phủ và Quốc hội để thông qua dự toán ngân sách thì mới bảo đảm được chủ trương, vì giáo dục và đào tạo từ mầm non trở lên, đây là vấn đề cử tri rất quan tâm. Ngoài ra, chế độ cho giáo viên mầm non cũng là một câu hỏi đại biểu Quốc hội rất quan tâm, 3 đại biểu hỏi về vấn đề này”. /.

Duy Hiếu (lược ghi)