> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 199

Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

05/06/2013
Theo Chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII, trong hai ngày 03 và 04 tháng 6 năm 2013, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã phát biểu ý kiến như sau:
Điều 13, về Quốc ca, tôi thấy hiện nay Quốc ca có giai điệu hào hùng rất phù hợp và đi vào lòng người, nhưng nên thay lời mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ví dụ như chúng ta sẽ sửa nội dung lời "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác. Vì vậy Khoản 3 đề nghị sửa lại là: "Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao". 
 
Điều 31, bổ sung nội dung, nghĩa vụ tố cáo công dân về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân vì nếu chỉ xem tố cáo là một quyền thì người biết hành vi trái pháp luật không cần phải báo cáo cho cơ quan nhà nước biết. Điều này sẽ gây thiệt hại cho người khác và bất lợi cho xã hội. Đề nghị Khoản 1 sẽ sửa là “Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có quyền và nghĩa vụ tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. 
 
Điều 58, tôi đề nghị xem lại việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Vì thực chất đó là chuyển quyền sử dụng đất là tài sản của chủ thể này sang chủ thể khác. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản (sở hữu) được pháp luật bảo hộ, được khẳng định tại Khoản 2 điều này. Vì vậy chỉ có thể sử dụng các hình thức là trưng mua, chuyển đổi khác. Mặt khác, quy định này dễ bị lạm dụng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội vừa qua. 
 
Để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc thu hồi đất, cần có quy định các hình thức khác nhau vì theo tình hình thực tế người được giao quyền sử dụng đất đó là loại đất thổ cư gắn với nhà ở, loại đất giao có thời hạn, loại đất thuê có thời hạn để sử dụng hình thức như đấu giá, trưng mua phù hợp. 
 
Tôi cũng nhấn mạnh rằng, việc chúng ta cho rằng đất đai là sở hữu toàn dân là không có việc trưng mua, thu mua. Ở đây tôi thấy rằng, đây là trưng mua quyền sử dụng đất. 
 
Điều 75, Khoản 2 có 2 phương án, tôi đề nghị chọn phương án 1 vì phương án này vừa bảo đảm tính thống nhất của ngân sách nhà nước, vừa cho phép thực hiện nguyên tắc Quốc hội phân bổ ngân sách Trung ương và phân cấp tự quản ngân sách địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách. 
 
Điều 79, Khoản 7, tôi đề nghị lựa chọn phương án 1 vì chúng tôi thấy rằng, công tác tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ là việc hệ trọng và mang tính hiến định. Do vậy thẩm quyền quyết định phải thuộc về cơ quan đại diện của dân. Quốc hội sẽ quyết định địa giới hành chính đối với cấp tỉnh và ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đối với cấp dưới tỉnh. Việc quy định này cũng tránh được tình trạng trùng dẫm giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp. 
 
Điều 112, tôi thấy cần bổ sung nội dung Viện Kiểm sát thực hiện những việc khác do luật định. Đây là căn cứ pháp lý hết sức quan trọng để Viện Kiểm sát có thể thực hiện các nhiệm vụ khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết giao cho, từ đó quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và những luật khác có liên quan như Kiểm sát văn bản quy phạm pháp luật, kiểm sát về xử lý hành chính, thống kê tội phạm, tương trợ tư pháp v.v... Vì vậy Khoản 1 viết lại như sau: "Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và những việc khác do luật định". Tôi cũng đề nghị Quốc hội quan tâm đến ý kiến của đại biểu Phạm Xuân Thường, tỉnh Thái Bình về vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân. 
 
Điều 115, về chính quyền địa phương, tôi thấy việc này là hệ trọng và cần được hiến định. Vì vậy phải quy định cụ thể hơn về chính quyền địa phương, xác định địa vị pháp lý và nguyên tắc tổ chức theo hướng phù hợp với đặc thù vùng miền như nông thôn, thành thị, đồng bằng, miền núi, hải đảo. Nếu chưa quy định được thì đề nghị giữ nguyên như Hiến pháp 1992. 
 
Điều 120, việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, của Hội đồng Hiến pháp như dự thảo là không phù hợp với yêu cầu của đòi hỏi thực tiễn. Hội đồng Hiến pháp gần như chỉ có chức năng phát hiện và kiến nghị, dễ trùng dẫm chức năng với các cơ quan khác của nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật. Đề nghị không thành lập Hội đồng Hiến pháp theo phương án 1 và cần tiếp tục nghiên cứu mô hình cơ quan bảo hiến độc lập trong thời gian tới./.
 
Huỳnh Thành

Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

05/06/2013
Theo Chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII, trong hai ngày 03 và 04 tháng 6 năm 2013, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã phát biểu ý kiến như sau:
Điều 13, về Quốc ca, tôi thấy hiện nay Quốc ca có giai điệu hào hùng rất phù hợp và đi vào lòng người, nhưng nên thay lời mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ví dụ như chúng ta sẽ sửa nội dung lời "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác. Vì vậy Khoản 3 đề nghị sửa lại là: "Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao". 
 
Điều 31, bổ sung nội dung, nghĩa vụ tố cáo công dân về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân vì nếu chỉ xem tố cáo là một quyền thì người biết hành vi trái pháp luật không cần phải báo cáo cho cơ quan nhà nước biết. Điều này sẽ gây thiệt hại cho người khác và bất lợi cho xã hội. Đề nghị Khoản 1 sẽ sửa là “Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có quyền và nghĩa vụ tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. 
 
Điều 58, tôi đề nghị xem lại việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Vì thực chất đó là chuyển quyền sử dụng đất là tài sản của chủ thể này sang chủ thể khác. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản (sở hữu) được pháp luật bảo hộ, được khẳng định tại Khoản 2 điều này. Vì vậy chỉ có thể sử dụng các hình thức là trưng mua, chuyển đổi khác. Mặt khác, quy định này dễ bị lạm dụng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội vừa qua. 
 
Để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc thu hồi đất, cần có quy định các hình thức khác nhau vì theo tình hình thực tế người được giao quyền sử dụng đất đó là loại đất thổ cư gắn với nhà ở, loại đất giao có thời hạn, loại đất thuê có thời hạn để sử dụng hình thức như đấu giá, trưng mua phù hợp. 
 
Tôi cũng nhấn mạnh rằng, việc chúng ta cho rằng đất đai là sở hữu toàn dân là không có việc trưng mua, thu mua. Ở đây tôi thấy rằng, đây là trưng mua quyền sử dụng đất. 
 
Điều 75, Khoản 2 có 2 phương án, tôi đề nghị chọn phương án 1 vì phương án này vừa bảo đảm tính thống nhất của ngân sách nhà nước, vừa cho phép thực hiện nguyên tắc Quốc hội phân bổ ngân sách Trung ương và phân cấp tự quản ngân sách địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách. 
 
Điều 79, Khoản 7, tôi đề nghị lựa chọn phương án 1 vì chúng tôi thấy rằng, công tác tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ là việc hệ trọng và mang tính hiến định. Do vậy thẩm quyền quyết định phải thuộc về cơ quan đại diện của dân. Quốc hội sẽ quyết định địa giới hành chính đối với cấp tỉnh và ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đối với cấp dưới tỉnh. Việc quy định này cũng tránh được tình trạng trùng dẫm giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp. 
 
Điều 112, tôi thấy cần bổ sung nội dung Viện Kiểm sát thực hiện những việc khác do luật định. Đây là căn cứ pháp lý hết sức quan trọng để Viện Kiểm sát có thể thực hiện các nhiệm vụ khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết giao cho, từ đó quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và những luật khác có liên quan như Kiểm sát văn bản quy phạm pháp luật, kiểm sát về xử lý hành chính, thống kê tội phạm, tương trợ tư pháp v.v... Vì vậy Khoản 1 viết lại như sau: "Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và những việc khác do luật định". Tôi cũng đề nghị Quốc hội quan tâm đến ý kiến của đại biểu Phạm Xuân Thường, tỉnh Thái Bình về vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân. 
 
Điều 115, về chính quyền địa phương, tôi thấy việc này là hệ trọng và cần được hiến định. Vì vậy phải quy định cụ thể hơn về chính quyền địa phương, xác định địa vị pháp lý và nguyên tắc tổ chức theo hướng phù hợp với đặc thù vùng miền như nông thôn, thành thị, đồng bằng, miền núi, hải đảo. Nếu chưa quy định được thì đề nghị giữ nguyên như Hiến pháp 1992. 
 
Điều 120, việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, của Hội đồng Hiến pháp như dự thảo là không phù hợp với yêu cầu của đòi hỏi thực tiễn. Hội đồng Hiến pháp gần như chỉ có chức năng phát hiện và kiến nghị, dễ trùng dẫm chức năng với các cơ quan khác của nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật. Đề nghị không thành lập Hội đồng Hiến pháp theo phương án 1 và cần tiếp tục nghiên cứu mô hình cơ quan bảo hiến độc lập trong thời gian tới./.
 
Huỳnh Thành