> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể vào Dự t

Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

05/11/2013
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận và cho ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Đồng thời, tiếp tục tiếp nhận tổng hợp và nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân về Dự thảo Hiến pháp đến ngày 30/9/2013. 
Sáng ngày 23/10/2013, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đoàn thư ký kỳ họp đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội bản tổng hợp ý kiến thảo luận tổ. Nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội tán thành với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và cho rằng Dự thảo đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Các vị đại biểu Quốc hội cũng góp nhiều ý kiến vào một số nội dung cụ thể của Dự thảo.
Theo chương trình kỳ họp, cả ngày hôm nay (05/11/2013) Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào Báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bước đầu ý kiến thảo luận tổ của các vị đại biểu Quốc hội và toàn văn Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi); đồng thời, thảo luận và cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành một số điểm của Hiến pháp (sửa đổi). Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể vào Dự thảo, tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp này của Quốc hội.
 
DSC_1073.JPG

Tại phiên họp buổi sáng, đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu phát biểu đóng góp một số ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp 1992 như sau:
“Tôi nhất trí cao với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học và các vị đại biểu Quốc hội. Dự thảo trình Quốc hội lần này được chỉnh lý một cách hợp lý và phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011). Tại phiên họp này, chúng tôi xin tham gia một số ý kiến sau đây:
Chúng tôi thống nhất cao về các quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về thể chế chính trị và quy định Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên Hiến pháp thể hiện rõ bản chất giai cấp của Nhà nước.
Về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi bảo lưu ý kiến đề nghị quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, khẳng định tiếp tục sự kế thừa của các bản Hiến pháp trước đây.
Về các thành phần kinh tế, cơ bản chúng tôi tán thành với quy định đã được Dự thảo Hiến pháp nêu, đó là “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Bởi vì, trong giải trình có nêu rõ về kinh tế nhà nước không đồng nhất với doanh nghiệp nhà nước.
Về Điều 54, hiện nay vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có nhiều ý kiến của cử tri là không có tính ổn định, do vậy nếu quy định cứng trong Hiến pháp tôi thấy đất đai là tài nguyên đặc biệt, quyền sử dụng đất là quyền quan trọng của người dân và phải được hiến định rất chặt chẽ, khi cần thiết là phải thu hồi nhằm tránh lạm dụng thu hồi tràn lan, vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân. Thực tế đây cũng là nguyên nhân chính trong thời gian qua phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
Đất nước ta trong giai đoạn phát triển, việc thu hồi đất để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, bổ sung quy hoạch hoặc phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu quy định như vậy trong Dự thảo, quá trình áp dụng sẽ dễ bị lạm dụng và không được ổn định lâu dài. Qua tiếp xúc cử tri chúng tôi thấy rằng, để quy định chặt chẽ hơn thì nên chăng Khoản 3, Điều 54 quy định “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng” là đủ. Chỉnh lý theo hướng này vừa gọn, vừa bao quát được nội hàm về kinh tế - xã hội trong lợi ích quốc gia, công cộng và phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế đất nước.
Về Khoản 8, Điều 70 của Dự thảo, rút kinh nghiệm về việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, việc lấy phiếu theo chúng tôi có trường hợp là quá rộng nhưng đồng thời lại thiếu, chưa đầy đủ những địa chỉ cần phải lấy phiếu. Tôi đề nghị quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ trong Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Như vậy, đối với Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương sẽ áp dụng tương tự, quy định Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với Ủy ban nhân dân và thủ trưởng các cơ quan, sở, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Về Khoản 5, Điều 74 của Dự thảo, tôi đề nghị cân nhắc kỹ quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”. Nên chăng cần giữ nguyên quy định Khoản 7, Điều 91 của Hiến pháp 1992 hiện hành, đó là “Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”; bởi Hiến pháp hiện hành và Khoản 1, Điều 73 của Dự thảo quy định “Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan Thường trực của Quốc hội”. Thiết chế Quốc hội cho thấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội là những cơ quan chức năng của Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Quốc hội giao; không thể quy định tính chất lãnh đạo, điều hành như cơ quan hành chính.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ do Quốc hội phân công, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần được đảm bảo vị thế độc lập trong việc thực hiện thẩm tra các dự án luật, các báo cáo được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, đi đôi có thiết chế đảm bảo sự kiểm soát giữa các cơ quan của Quốc hội để các chính sách, quyết định của Quốc hội thể hiện sự đúng đắn, phù hợp, khả thi trong đời sống xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, tôi đề nghị giữ nguyên quy định Quốc hội bầu Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên, bầu các Ủy viên Ủy ban Quốc hội như quy định tại Điều 94, 95 của Hiến pháp 1992 hiện hành, tức là phải điều chỉnh Khoản 7, Điều 70 và Khoản 1, Điều 75 và Khoản 1, Điều 76 trong Dự thảo. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội cần được Quốc hội bầu. Nếu Dự thảo quy định Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội còn Phó chủ tịch, các Phó chủ nhiệm và các Ủy viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn là không hợp lý.
Về chính quyền địa phương, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
Đề nghị xác định chính quyền địa phương gắn với các đơn vị hành chính theo Điều 110; đồng thời bổ sung vào Khoản 1, Điều 111 quy định rõ trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nhằm khẳng định cụ thể nội hàm của chính quyền địa phương.
Tôi đề nghị quy định Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập ở các cấp đơn vị hành chính của nước ta như Hiến pháp 1992 hiện hành, song cần có cơ chế không có Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và hải đảo nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện Hiến pháp được lâu dài”./.
 
Trần Đình Thu

Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

05/11/2013
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận và cho ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Đồng thời, tiếp tục tiếp nhận tổng hợp và nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân về Dự thảo Hiến pháp đến ngày 30/9/2013. 
Sáng ngày 23/10/2013, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đoàn thư ký kỳ họp đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội bản tổng hợp ý kiến thảo luận tổ. Nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội tán thành với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và cho rằng Dự thảo đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Các vị đại biểu Quốc hội cũng góp nhiều ý kiến vào một số nội dung cụ thể của Dự thảo.
Theo chương trình kỳ họp, cả ngày hôm nay (05/11/2013) Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào Báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bước đầu ý kiến thảo luận tổ của các vị đại biểu Quốc hội và toàn văn Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi); đồng thời, thảo luận và cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành một số điểm của Hiến pháp (sửa đổi). Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể vào Dự thảo, tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp này của Quốc hội.
 
DSC_1073.JPG

Tại phiên họp buổi sáng, đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu phát biểu đóng góp một số ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp 1992 như sau:
“Tôi nhất trí cao với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học và các vị đại biểu Quốc hội. Dự thảo trình Quốc hội lần này được chỉnh lý một cách hợp lý và phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011). Tại phiên họp này, chúng tôi xin tham gia một số ý kiến sau đây:
Chúng tôi thống nhất cao về các quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về thể chế chính trị và quy định Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên Hiến pháp thể hiện rõ bản chất giai cấp của Nhà nước.
Về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi bảo lưu ý kiến đề nghị quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, khẳng định tiếp tục sự kế thừa của các bản Hiến pháp trước đây.
Về các thành phần kinh tế, cơ bản chúng tôi tán thành với quy định đã được Dự thảo Hiến pháp nêu, đó là “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Bởi vì, trong giải trình có nêu rõ về kinh tế nhà nước không đồng nhất với doanh nghiệp nhà nước.
Về Điều 54, hiện nay vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có nhiều ý kiến của cử tri là không có tính ổn định, do vậy nếu quy định cứng trong Hiến pháp tôi thấy đất đai là tài nguyên đặc biệt, quyền sử dụng đất là quyền quan trọng của người dân và phải được hiến định rất chặt chẽ, khi cần thiết là phải thu hồi nhằm tránh lạm dụng thu hồi tràn lan, vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân. Thực tế đây cũng là nguyên nhân chính trong thời gian qua phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
Đất nước ta trong giai đoạn phát triển, việc thu hồi đất để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, bổ sung quy hoạch hoặc phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu quy định như vậy trong Dự thảo, quá trình áp dụng sẽ dễ bị lạm dụng và không được ổn định lâu dài. Qua tiếp xúc cử tri chúng tôi thấy rằng, để quy định chặt chẽ hơn thì nên chăng Khoản 3, Điều 54 quy định “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng” là đủ. Chỉnh lý theo hướng này vừa gọn, vừa bao quát được nội hàm về kinh tế - xã hội trong lợi ích quốc gia, công cộng và phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế đất nước.
Về Khoản 8, Điều 70 của Dự thảo, rút kinh nghiệm về việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, việc lấy phiếu theo chúng tôi có trường hợp là quá rộng nhưng đồng thời lại thiếu, chưa đầy đủ những địa chỉ cần phải lấy phiếu. Tôi đề nghị quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ trong Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Như vậy, đối với Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương sẽ áp dụng tương tự, quy định Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với Ủy ban nhân dân và thủ trưởng các cơ quan, sở, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Về Khoản 5, Điều 74 của Dự thảo, tôi đề nghị cân nhắc kỹ quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”. Nên chăng cần giữ nguyên quy định Khoản 7, Điều 91 của Hiến pháp 1992 hiện hành, đó là “Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”; bởi Hiến pháp hiện hành và Khoản 1, Điều 73 của Dự thảo quy định “Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan Thường trực của Quốc hội”. Thiết chế Quốc hội cho thấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội là những cơ quan chức năng của Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Quốc hội giao; không thể quy định tính chất lãnh đạo, điều hành như cơ quan hành chính.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ do Quốc hội phân công, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần được đảm bảo vị thế độc lập trong việc thực hiện thẩm tra các dự án luật, các báo cáo được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, đi đôi có thiết chế đảm bảo sự kiểm soát giữa các cơ quan của Quốc hội để các chính sách, quyết định của Quốc hội thể hiện sự đúng đắn, phù hợp, khả thi trong đời sống xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, tôi đề nghị giữ nguyên quy định Quốc hội bầu Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên, bầu các Ủy viên Ủy ban Quốc hội như quy định tại Điều 94, 95 của Hiến pháp 1992 hiện hành, tức là phải điều chỉnh Khoản 7, Điều 70 và Khoản 1, Điều 75 và Khoản 1, Điều 76 trong Dự thảo. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội cần được Quốc hội bầu. Nếu Dự thảo quy định Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội còn Phó chủ tịch, các Phó chủ nhiệm và các Ủy viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn là không hợp lý.
Về chính quyền địa phương, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
Đề nghị xác định chính quyền địa phương gắn với các đơn vị hành chính theo Điều 110; đồng thời bổ sung vào Khoản 1, Điều 111 quy định rõ trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nhằm khẳng định cụ thể nội hàm của chính quyền địa phương.
Tôi đề nghị quy định Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập ở các cấp đơn vị hành chính của nước ta như Hiến pháp 1992 hiện hành, song cần có cơ chế không có Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và hải đảo nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện Hiến pháp được lâu dài”./.
 
Trần Đình Thu