> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trìn

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát năm 2023

10/02/2023
Chiều 9.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2023.

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần...

Theo Báo cáo công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023, với tinh thần chủ động, từ sớm, từ xa, ngay từ đầu năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã chủ động, khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ được giao.
 
image001.jpg
 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc

Cụ thể, ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về Chương trình giám sát, thành lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội đã phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xây dựng các văn bản để triển khai. Đến nay, cả 4 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Kế hoạch giám sát, các đề cương báo cáo gửi các cơ quan, địa phương để yêu cầu báo cáo; đồng thời, đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn giám sát, của Tổ giúp việc các Đoàn giám sát. 

Về kế hoạch giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban năm 2023, đối với hoạt động giám sát chuyên đề, có 7 Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát 12 chuyên đề. Đối với hoạt động giải trình, có 5 cơ quan của Quốc hội tổ chức 7 phiên giải trình. 
 
image003.jpg
 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại cuộc làm việc

Về tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở thông tin tại Kỳ họp thứ Tư và Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, căn cứ tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội đã bước đầu dự kiến đề xuất 4 nhóm vấn đề chất vấn; báo cáo Lãnh đạo Quốc hội chọn 3 nhóm vấn đề; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định 2 nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp.

Về một số nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội sẽ tập trung: tham mưu đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát năm 2022 và những tháng đầu năm 2023; xây dựng, triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Tham mưu việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp tháng 3, tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội. Tham mưu việc thành lập các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024; triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023…

Xuất phát từ thực tế triển khai công việc, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã kiến nghị, đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc xem xét các báo cáo tại Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội; dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024; điều hòa hoạt động giám sát; việc xây dựng văn bản hướng dẫn về hoạt động giải trình…

Giải trình tại cuộc làm việc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, từ những đổi mới trong triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề thời gian qua đã mang lại những kết quả khả quan, làm rõ được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, đối với các Đoàn giám sát chuyên đề của năm 2023 chưa có được sự thống nhất trong cách triển khai, như việc có Tổ công tác đến làm việc trước nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng của giám sát. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, cần có sự thống nhất chung về cách thức thực hiện và về lâu dài, cần có văn bản hướng dẫn chung đối với việc triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã giải trình và đề xuất một số nội dung liên quan đến việc triển khai hoạt động giải trình; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho rằng, hoạt động giám sát năm 2023 của Quốc hội có nhiều đổi mới và tiến tới hiệu quả thực chất hơn; biểu dương những nỗ lực, cố gắng của Văn phòng Quốc hội trong công tác tham mưu, phục vụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Văn phòng Quốc hội tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu để công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng tốt hơn nữa. Trong đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc nhằm thực hiện các tiến độ công việc theo kế hoạch đề ra; kịp thời đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm công tác điều hòa trong giám sát cũng như tính chất đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội; lãnh đạo các vụ chuyên môn cần phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể, kịp thời nắm bắt các phát sinh, vướng mắc để có kiến nghị đúng và trúng nhằm kịp thời tháo gỡ.
 
image005.jpg
 Toàn cảnh cuộc làm việc

Đối với triển khai các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trước mắt để các Đoàn thực hiện theo đúng kế hoạch, đồng thời, rút kinh nghiệm việc triển khai theo phương pháp có Tổ công tác làm việc trước tại các địa phương để có tổng kết. Trên cơ sở đó, xây dựng hướng dẫn việc triển khai hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó, cần bám sát Thường trực của các Đoàn giám sát chuyên đề để nắm bắt tình hình, tiến độ triển khai; thực hiện triển khai tổng hợp báo cáo bước đầu của các địa phương gửi đến các Đoàn giám sát chuyên đề; đẩy mạnh công tác truyền thông đối với các giám sát chuyên đề…

Về giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần đôn đốc các Ủy ban đề xuất và tổ chức các phiên giải trình đối với các vấn đề nổi cộm, dư luận quan tâm, bức xúc; tính toán thêm về đối tượng tại phiên giải trình của các Ủy ban. Về xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2022, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải khắc họa được những điểm nổi bật, kinh nghiệm rút ra; và dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 cần phải sát và đúng với định hướng. Về điều hòa hoạt động giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần điều chỉnh địa điểm giám sát chuyên đề của một số Ủy ban, tránh trùng lặp…
Theo daibieunhandan.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát năm 2023

10/02/2023
Chiều 9.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2023.

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần...

Theo Báo cáo công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023, với tinh thần chủ động, từ sớm, từ xa, ngay từ đầu năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã chủ động, khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ được giao.
 
image001.jpg
 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc

Cụ thể, ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về Chương trình giám sát, thành lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội đã phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xây dựng các văn bản để triển khai. Đến nay, cả 4 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Kế hoạch giám sát, các đề cương báo cáo gửi các cơ quan, địa phương để yêu cầu báo cáo; đồng thời, đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn giám sát, của Tổ giúp việc các Đoàn giám sát. 

Về kế hoạch giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban năm 2023, đối với hoạt động giám sát chuyên đề, có 7 Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát 12 chuyên đề. Đối với hoạt động giải trình, có 5 cơ quan của Quốc hội tổ chức 7 phiên giải trình. 
 
image003.jpg
 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại cuộc làm việc

Về tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở thông tin tại Kỳ họp thứ Tư và Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, căn cứ tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội đã bước đầu dự kiến đề xuất 4 nhóm vấn đề chất vấn; báo cáo Lãnh đạo Quốc hội chọn 3 nhóm vấn đề; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định 2 nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp.

Về một số nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội sẽ tập trung: tham mưu đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát năm 2022 và những tháng đầu năm 2023; xây dựng, triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Tham mưu việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp tháng 3, tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội. Tham mưu việc thành lập các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024; triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023…

Xuất phát từ thực tế triển khai công việc, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã kiến nghị, đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc xem xét các báo cáo tại Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội; dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024; điều hòa hoạt động giám sát; việc xây dựng văn bản hướng dẫn về hoạt động giải trình…

Giải trình tại cuộc làm việc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, từ những đổi mới trong triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề thời gian qua đã mang lại những kết quả khả quan, làm rõ được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, đối với các Đoàn giám sát chuyên đề của năm 2023 chưa có được sự thống nhất trong cách triển khai, như việc có Tổ công tác đến làm việc trước nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng của giám sát. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, cần có sự thống nhất chung về cách thức thực hiện và về lâu dài, cần có văn bản hướng dẫn chung đối với việc triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã giải trình và đề xuất một số nội dung liên quan đến việc triển khai hoạt động giải trình; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho rằng, hoạt động giám sát năm 2023 của Quốc hội có nhiều đổi mới và tiến tới hiệu quả thực chất hơn; biểu dương những nỗ lực, cố gắng của Văn phòng Quốc hội trong công tác tham mưu, phục vụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Văn phòng Quốc hội tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu để công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng tốt hơn nữa. Trong đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc nhằm thực hiện các tiến độ công việc theo kế hoạch đề ra; kịp thời đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm công tác điều hòa trong giám sát cũng như tính chất đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội; lãnh đạo các vụ chuyên môn cần phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể, kịp thời nắm bắt các phát sinh, vướng mắc để có kiến nghị đúng và trúng nhằm kịp thời tháo gỡ.
 
image005.jpg
 Toàn cảnh cuộc làm việc

Đối với triển khai các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trước mắt để các Đoàn thực hiện theo đúng kế hoạch, đồng thời, rút kinh nghiệm việc triển khai theo phương pháp có Tổ công tác làm việc trước tại các địa phương để có tổng kết. Trên cơ sở đó, xây dựng hướng dẫn việc triển khai hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó, cần bám sát Thường trực của các Đoàn giám sát chuyên đề để nắm bắt tình hình, tiến độ triển khai; thực hiện triển khai tổng hợp báo cáo bước đầu của các địa phương gửi đến các Đoàn giám sát chuyên đề; đẩy mạnh công tác truyền thông đối với các giám sát chuyên đề…

Về giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần đôn đốc các Ủy ban đề xuất và tổ chức các phiên giải trình đối với các vấn đề nổi cộm, dư luận quan tâm, bức xúc; tính toán thêm về đối tượng tại phiên giải trình của các Ủy ban. Về xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2022, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải khắc họa được những điểm nổi bật, kinh nghiệm rút ra; và dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 cần phải sát và đúng với định hướng. Về điều hòa hoạt động giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần điều chỉnh địa điểm giám sát chuyên đề của một số Ủy ban, tránh trùng lặp…
Theo daibieunhandan.vn