> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế

29/09/2022
Ngày 29.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế diễn ra tại Quảng Ninh.
 
image001.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì Phiên họp.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Bộ, ngành có liên quan...
 
image003.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, tại Phiên họp này, Ủy ban Kinh tế sẽ thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (Sửa đổi) và Tờ trình của Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, dự án Luật Đất đai là đạo luật khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến thẳng thắng, tâm huyết, trách nhiệm để Ủy ban có thêm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, xây dựng Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư tới đây.  
 
image005.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày một số nội dung chính của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai nêu một số nội dung cần tập trung thảo luận liên quan đến dự án Luật.

Theo ý kiến của Thường trực Uỷ ban Kinh tế, việc sửa đổi Luật Đất đai phải bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 16.6.2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Tập trung thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Cụ thể, thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; hoàn thiện cơ chế xác định giá đất; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai; hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất; hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích.
 
image007.jpg
Quang cảnh phiên họp

Đồng thời, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.

Phát biểu kết thúc nội dung làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận các ý kiến đóng góp cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho biết, Ủy ban sẽ tiếp thu tối đa, cùng Ban soạn thảo hoàn thành xây dựng dự án Luật trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư với chất lượng cao nhất.

Theo chương trình Phiên họp, Ủy ban Kinh tế sẽ lần lượt thẩm tra Tờ trình của Chính phủ dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (Sửa đổi) và Tờ trình của Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Theo daibieunhandan.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế

29/09/2022
Ngày 29.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế diễn ra tại Quảng Ninh.
 
image001.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Phiên họp toàn thể lần thứ chín của Ủy ban Kinh tế

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì Phiên họp.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Bộ, ngành có liên quan...
 
image003.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, tại Phiên họp này, Ủy ban Kinh tế sẽ thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (Sửa đổi) và Tờ trình của Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, dự án Luật Đất đai là đạo luật khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến thẳng thắng, tâm huyết, trách nhiệm để Ủy ban có thêm cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, xây dựng Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư tới đây.  
 
image005.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày một số nội dung chính của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai nêu một số nội dung cần tập trung thảo luận liên quan đến dự án Luật.

Theo ý kiến của Thường trực Uỷ ban Kinh tế, việc sửa đổi Luật Đất đai phải bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 16.6.2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Tập trung thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Cụ thể, thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; hoàn thiện cơ chế xác định giá đất; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai; hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất; hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích.
 
image007.jpg
Quang cảnh phiên họp

Đồng thời, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.

Phát biểu kết thúc nội dung làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận các ý kiến đóng góp cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho biết, Ủy ban sẽ tiếp thu tối đa, cùng Ban soạn thảo hoàn thành xây dựng dự án Luật trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư với chất lượng cao nhất.

Theo chương trình Phiên họp, Ủy ban Kinh tế sẽ lần lượt thẩm tra Tờ trình của Chính phủ dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (Sửa đổi) và Tờ trình của Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Theo daibieunhandan.vn