> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề dư luận quan tâm

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề dư luận quan tâm

11/08/2022
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 10-8, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm các Bộ: Công an, Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
 
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến tới 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì tại điểm cầu Gia Lai.

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Nội dung chất vấn của 2 lĩnh vực có phạm vi rất rộng, đề nghị các đại biểu Quốc hội bám sát chủ đề chất vấn để đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, các Bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không né tránh, đúng trọng tâm, đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi cho cả trước mắt và lâu dài để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực, vấn đề, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có giải pháp đảm bảo an ninh, phòng-chống tội phạm

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương cho rằng: Việc bảo vệ thông tin cá nhân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định nhưng hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này rất phổ biến. Tôi xin lấy đơn cử như các thông tin quảng bá đều đưa thông tin cá nhân, nhìn về quy mô đó chỉ là một chủ thể nhưng xét về tổng thể sự vi phạm là rất lớn. Vậy Bộ trưởng có những giải pháp gì đối với tình trạng này?
 
 image001.jpg
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. 

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động của các tập đoàn, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập thông tin cá nhân. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức về cung cấp, quản lý hồ sơ cá nhân, dữ liệu cá nhân và người dân, nhất là tâm lý sẵn sàng đánh đổi thông tin đời tư, thông tin cá nhân để lấy sự tiện ích về mặt công nghệ. Cùng với đó, tham mưu Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị chủ trương ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân; coi đây là giải pháp then chốt để phòng ngừa, đấu tranh với thực trạng buôn bán, xử lý dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an về một số vấn đề được dư luận và cử tri quan tâm như: việc đưa tin không chính xác, phát tán các video phản cảm, độc hại trên mạng internet; giải pháp đấu tranh, xử lý tình hình tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; việc quản lý, hạn chế tình trạng cá cược trên không gian mạng; ngăn chặn hành vi gây mất an ninh trật tự, an toàn trên không gian mạng.

Về vấn nạn “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: 3 năm qua, lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng có liên quan xử lý, trấn áp mạnh mẽ. Qua đó, đã kiềm chế và đẩy lùi được loại tội phạm này, không còn tình trạng phức tạp, công khai, lộng hành như thời gian trước đây. Tuy nhiên, tình hình vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là cho vay qua mạng internet. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này theo Bộ trưởng Tô Lâm là do nhu cầu vay trong Nhân dân rất lớn. Việc xử lý tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” cũng gặp khó khăn do số đối tượng dùng các thủ đoạn lách luật nên khó xác định giữa phạm vi dân sự với hình sự, nếu không thận trọng, không thể hình sự hóa quan hệ dân sự, nếu không làm tốt sẽ bỏ lọt tội phạm. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, toàn dân trong giải quyết các loại tội phạm này. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, thường xuyên cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi để Nhân dân phòng ngừa. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với ngành Ngân hàng đẩy mạnh các biện pháp để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, của ngân hàng một cách thuận lợi”-Bộ trưởng Tô Lâm nêu giải pháp.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã báo cáo về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, sau khi Quốc hội ban hành các nghị quyết liên quan đến công tác phòng-chống tội phạm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, pháp lý để thực hiện nghị quyết của Quốc hội. “Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội nhằm phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng-chống tội phạm. Trong đó, tiếp tục xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng-chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân”-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.

Nhiều vấn đề văn hóa-xã hội được quan tâm

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, ông Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai-cho rằng: Pháp luật và đạo đức là 2 quy phạm chủ yếu và đặc biệt quan trọng để điều chỉnh quan hệ xã hội. Qua nhiều năm, pháp luật đã được hoàn thiện và tăng cường nhưng quan hệ xã hội ở nhiều nơi, nhiều lúc ngày càng phức tạp. Đơn cử như kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, qua báo chí, người có thẩm quyền trả lời, giáo viên coi thi đã thực hiện đúng quy trình nhưng hậu quả học sinh giỏi ngủ quên trong phòng thi và trượt tốt nghiệp. Đề nghị Bộ trưởng cho biết suy nghĩ của mình về vấn đề này và có giải pháp gì để đạo đức xã hội được tăng cường, củng cố như pháp luật, để mọi người tuân thủ và thực hiện đúng đạo đức, đem lại hiệu quả tốt cho xã hội và không vi phạm pháp luật.
 
 image003.jpg
Đại biểu Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Ảnh nguồn Quốc hội

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Văn hóa, đạo đức xã hội có mặt đang xuống cấp”. Theo Bộ trưởng, văn hóa vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là người để thực hiện nhiệm vụ này nên đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. Trong đó, có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và từng thành viên để hình thành được môi trường gia đình, môi trường nhà trường và môi trường xã hội. Cả 3 môi trường này đều là những môi trường văn hóa thì chắc chắn sẽ có hiệu ứng, hạn chế được mặt xuống cấp của vấn đề về đạo đức.
 
Đối với giải pháp phục hồi, phát triển ngành du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, đây là ngành chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19. Sau khi mở cửa lại, tình hình du lịch có nhiều khả quan hơn. Tuy nhiên, việc thu hút khách quốc tế vẫn còn khó khăn. Bộ trưởng cho rằng, cần có thời gian để kết nối với khách hàng truyền thống, cũng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan, bảo đảm hơn về chất lượng dịch vụ du lịch, chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh lữ hành.

Bên cạnh đó, trả lời ý kiến của các đại biểu về việc vẫn còn tình trạng chậm trễ trong việc bảo tồn, chống xuống cấp di tích, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng: Hiện nguồn lực đầu tư cho tu bổ, giữ gìn di sản văn hóa còn hạn chế. Những năm qua, ngân sách nhà nước hàng năm đều cấp cho mục tiêu bảo tồn, chống xuống cấp di tích nhưng còn thấp so với nhu cầu thực tế; còn nhiều di tích quốc gia bị hư hỏng, nhưng chưa được cấp kinh phí tu bổ. Việc triển khai lồng ghép các chương trình ở một số tỉnh, thành phố còn thiếu tính đồng bộ, còn tâm lý trông chờ ỷ lại nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. “Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước, tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật để bảo vệ nghiêm ngặt các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích”-Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thông tin.

Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông-Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

 Phát biểu bế mạc Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trên cơ sở kết quả của 2 phiên làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về chất vấn. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Bộ Công an, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết này tại phiên họp tháng 9 hàng năm. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, MTTQ Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết khi được ban hành.

Trên cơ sở Nghị quyết và thực tiễn thi hành pháp luật, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động tổ chức các phiên giải trình, giám sát cho từng lĩnh vực phụ trách, góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, cử tri và Nhân dân cả nước.
Theo baogialai.com.vn

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề dư luận quan tâm

11/08/2022
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 10-8, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm các Bộ: Công an, Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
 
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến tới 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì tại điểm cầu Gia Lai.

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Nội dung chất vấn của 2 lĩnh vực có phạm vi rất rộng, đề nghị các đại biểu Quốc hội bám sát chủ đề chất vấn để đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, các Bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không né tránh, đúng trọng tâm, đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi cho cả trước mắt và lâu dài để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực, vấn đề, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cần có giải pháp đảm bảo an ninh, phòng-chống tội phạm

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương cho rằng: Việc bảo vệ thông tin cá nhân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định nhưng hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này rất phổ biến. Tôi xin lấy đơn cử như các thông tin quảng bá đều đưa thông tin cá nhân, nhìn về quy mô đó chỉ là một chủ thể nhưng xét về tổng thể sự vi phạm là rất lớn. Vậy Bộ trưởng có những giải pháp gì đối với tình trạng này?
 
 image001.jpg
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. 

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động của các tập đoàn, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập thông tin cá nhân. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức về cung cấp, quản lý hồ sơ cá nhân, dữ liệu cá nhân và người dân, nhất là tâm lý sẵn sàng đánh đổi thông tin đời tư, thông tin cá nhân để lấy sự tiện ích về mặt công nghệ. Cùng với đó, tham mưu Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị chủ trương ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân; coi đây là giải pháp then chốt để phòng ngừa, đấu tranh với thực trạng buôn bán, xử lý dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an về một số vấn đề được dư luận và cử tri quan tâm như: việc đưa tin không chính xác, phát tán các video phản cảm, độc hại trên mạng internet; giải pháp đấu tranh, xử lý tình hình tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; việc quản lý, hạn chế tình trạng cá cược trên không gian mạng; ngăn chặn hành vi gây mất an ninh trật tự, an toàn trên không gian mạng.

Về vấn nạn “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: 3 năm qua, lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng có liên quan xử lý, trấn áp mạnh mẽ. Qua đó, đã kiềm chế và đẩy lùi được loại tội phạm này, không còn tình trạng phức tạp, công khai, lộng hành như thời gian trước đây. Tuy nhiên, tình hình vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là cho vay qua mạng internet. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này theo Bộ trưởng Tô Lâm là do nhu cầu vay trong Nhân dân rất lớn. Việc xử lý tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” cũng gặp khó khăn do số đối tượng dùng các thủ đoạn lách luật nên khó xác định giữa phạm vi dân sự với hình sự, nếu không thận trọng, không thể hình sự hóa quan hệ dân sự, nếu không làm tốt sẽ bỏ lọt tội phạm. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, toàn dân trong giải quyết các loại tội phạm này. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, thường xuyên cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi để Nhân dân phòng ngừa. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với ngành Ngân hàng đẩy mạnh các biện pháp để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, của ngân hàng một cách thuận lợi”-Bộ trưởng Tô Lâm nêu giải pháp.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã báo cáo về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, sau khi Quốc hội ban hành các nghị quyết liên quan đến công tác phòng-chống tội phạm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, pháp lý để thực hiện nghị quyết của Quốc hội. “Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội nhằm phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng-chống tội phạm. Trong đó, tiếp tục xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng-chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân”-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.

Nhiều vấn đề văn hóa-xã hội được quan tâm

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, ông Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai-cho rằng: Pháp luật và đạo đức là 2 quy phạm chủ yếu và đặc biệt quan trọng để điều chỉnh quan hệ xã hội. Qua nhiều năm, pháp luật đã được hoàn thiện và tăng cường nhưng quan hệ xã hội ở nhiều nơi, nhiều lúc ngày càng phức tạp. Đơn cử như kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, qua báo chí, người có thẩm quyền trả lời, giáo viên coi thi đã thực hiện đúng quy trình nhưng hậu quả học sinh giỏi ngủ quên trong phòng thi và trượt tốt nghiệp. Đề nghị Bộ trưởng cho biết suy nghĩ của mình về vấn đề này và có giải pháp gì để đạo đức xã hội được tăng cường, củng cố như pháp luật, để mọi người tuân thủ và thực hiện đúng đạo đức, đem lại hiệu quả tốt cho xã hội và không vi phạm pháp luật.
 
 image003.jpg
Đại biểu Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Ảnh nguồn Quốc hội

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Văn hóa, đạo đức xã hội có mặt đang xuống cấp”. Theo Bộ trưởng, văn hóa vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là người để thực hiện nhiệm vụ này nên đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. Trong đó, có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và từng thành viên để hình thành được môi trường gia đình, môi trường nhà trường và môi trường xã hội. Cả 3 môi trường này đều là những môi trường văn hóa thì chắc chắn sẽ có hiệu ứng, hạn chế được mặt xuống cấp của vấn đề về đạo đức.
 
Đối với giải pháp phục hồi, phát triển ngành du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, đây là ngành chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19. Sau khi mở cửa lại, tình hình du lịch có nhiều khả quan hơn. Tuy nhiên, việc thu hút khách quốc tế vẫn còn khó khăn. Bộ trưởng cho rằng, cần có thời gian để kết nối với khách hàng truyền thống, cũng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan, bảo đảm hơn về chất lượng dịch vụ du lịch, chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh lữ hành.

Bên cạnh đó, trả lời ý kiến của các đại biểu về việc vẫn còn tình trạng chậm trễ trong việc bảo tồn, chống xuống cấp di tích, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng: Hiện nguồn lực đầu tư cho tu bổ, giữ gìn di sản văn hóa còn hạn chế. Những năm qua, ngân sách nhà nước hàng năm đều cấp cho mục tiêu bảo tồn, chống xuống cấp di tích nhưng còn thấp so với nhu cầu thực tế; còn nhiều di tích quốc gia bị hư hỏng, nhưng chưa được cấp kinh phí tu bổ. Việc triển khai lồng ghép các chương trình ở một số tỉnh, thành phố còn thiếu tính đồng bộ, còn tâm lý trông chờ ỷ lại nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. “Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước, tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật để bảo vệ nghiêm ngặt các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích”-Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thông tin.

Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông-Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

 Phát biểu bế mạc Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trên cơ sở kết quả của 2 phiên làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về chất vấn. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Bộ Công an, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết này tại phiên họp tháng 9 hàng năm. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, MTTQ Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết khi được ban hành.

Trên cơ sở Nghị quyết và thực tiễn thi hành pháp luật, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động tổ chức các phiên giải trình, giám sát cho từng lĩnh vực phụ trách, góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, cử tri và Nhân dân cả nước.
Theo baogialai.com.vn