> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sửa đổ

Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sửa đổi)

28/11/2013
Buổi sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội họp phiên toàn thể để xem xét, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 điều hành phiên họp. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp đến đồng bào và cử tri cả nước. 
Theo chương trình phiên họp, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp; Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình bày toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).

Trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu “Bây giờ là thời khắc lịch sử quan trọng đã đến, mỗi vị đại biểu Quốc hội của chúng ta sẽ thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân để thay mặt toàn dân quyết định thông qua bản Hiến pháp này. Bản Hiến pháp như tôi báo cáo là đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân”. Với trách nhiệm rất cao của các đại biểu Quốc hội trước Nhân dân, vận mệnh của đất nước và tiền đồ xán lạn của quốc gia, dân tộc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành gần tuyệt đối (97,99%),  Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ sáu đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi). Hiến pháp (sửa đổi) gồm Lời nói đầu, 11 Chương, 120 Điều quy định về: Chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Bảo vệ Tổ quốc; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Chính quyền địa phương; Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước; Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.
 
image001.jpg

Tiếp theo, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp (sửa đổi); trong đó quy định Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa XIII tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV họp kỳ thứ nhất.

Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của Hiến pháp (sửa đổi).

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi).

Những công việc đang được cơ quan nhà nước giải quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan nhà nước khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp (sửa đổi) thì phải chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó để tiếp tục giải quyết, kể từ ngày Hiến pháp này có hiệu lực.
Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp này.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và ban hành mới Luật tổ chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua chậm nhất là vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015). 
 
DSC_6439.JPG

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp (sửa đổi); kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp (sửa đổi); điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định mới của Hiến pháp (sửa đổi); triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp (sửa đổi).

Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp (sửa đổi) tại địa phương, cơ quan, tổ chức của mình, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội./.
Tin: Duy Hiếu

Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sửa đổi)

28/11/2013
Buổi sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội họp phiên toàn thể để xem xét, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 điều hành phiên họp. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp đến đồng bào và cử tri cả nước. 
Theo chương trình phiên họp, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp; Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình bày toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).

Trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu “Bây giờ là thời khắc lịch sử quan trọng đã đến, mỗi vị đại biểu Quốc hội của chúng ta sẽ thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân để thay mặt toàn dân quyết định thông qua bản Hiến pháp này. Bản Hiến pháp như tôi báo cáo là đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân”. Với trách nhiệm rất cao của các đại biểu Quốc hội trước Nhân dân, vận mệnh của đất nước và tiền đồ xán lạn của quốc gia, dân tộc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành gần tuyệt đối (97,99%),  Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ sáu đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi). Hiến pháp (sửa đổi) gồm Lời nói đầu, 11 Chương, 120 Điều quy định về: Chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Bảo vệ Tổ quốc; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Chính quyền địa phương; Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước; Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.
 
image001.jpg

Tiếp theo, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp (sửa đổi); trong đó quy định Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa XIII tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV họp kỳ thứ nhất.

Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của Hiến pháp (sửa đổi).

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi).

Những công việc đang được cơ quan nhà nước giải quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan nhà nước khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp (sửa đổi) thì phải chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó để tiếp tục giải quyết, kể từ ngày Hiến pháp này có hiệu lực.
Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp này.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và ban hành mới Luật tổ chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua chậm nhất là vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015). 
 
DSC_6439.JPG

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp (sửa đổi); kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp (sửa đổi); điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định mới của Hiến pháp (sửa đổi); triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp (sửa đổi).

Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp (sửa đổi) tại địa phương, cơ quan, tổ chức của mình, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội./.
Tin: Duy Hiếu