> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội nghe báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch p

Quốc hội nghe báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020

21/10/2019
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng 21/10, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
 
image001.jpg 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tại Kỳ họp

Báo cáo tại Kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế năm 2019 cơ bản là tích cực, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Quy mô kinh tế được mở rộng, tăng trưởng và năng suất lao động đạt khá, chất lượng tăng trưởng duy trì đà cải thiện. Triển khai tích cực các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện các đột phá chiến lược; thể chế về huy động nguồn lực có bước đổi mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được một số kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo được đẩy mạnh, cách làm bài bản hơn, đạt kết quả rõ nét, một số hạn chế, yếu kém bước đầu được khắc phục. Chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng nâng cao; an ninh chính trị dược giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được một số kết quả quan trọng: tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ (lần thứ 2); ứng cử thành công vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; ký kết hiệp định thương mại và đầu tư với EU;... và cùng với quốc phòng và an ninh đã củng cố môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 10 bậc.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, nền kinh tế nước ta trong năm 2019 vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tồn tại và hạn chế. Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Có nơi còn thiếu tinh thần quyết tâm, chậm đổi mới, dám nghĩ, dám làm, chưa thực sự quyết liệt hành động; vẫn còn tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn bị buông lỏng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy, cùng mặt bằng thể chế, ở đâu cấp ủy, chính quyền, cá nhân người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, sâu sát thực tiễn, đổi mới sáng tạo, chủ động linh hoạt hơn, thì ở đó đạt được kết quả tốt hơn.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nền kinh tế nước ta đang khá ổn định, tăng trưởng đạt khá trong khi lạm phát trong tầm kiểm soát. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và khả năng thích nghi tốt với những thay đổi khoa học công nghệ. Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, một số Hiệp định FTA thế hệ mới quan trọng có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng lợi ích đã và sẽ có hiệu lực như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được kỳ vọng về đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế trong nước, mở ra cơ hội cho phát triển công nghiệp và mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa. Uy tín và vị thế của quốc gia ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.
 
 image003.jpg
Toàn cảnh Kỳ họp

Tuy nhiên, nội tại nền kinh tế còn khá nhiều vấn đề, như: chất lượng tăng trưởng, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh quốc gia cải thiện chưa nhiều; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu; năng lực khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế; thị trường các nhân tố đầu vào sản xuất vận hành chưa hiệu quả, nhất là thị trường nguyên liệu và đầu vào trung gian; khu vực doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế cả về vốn, công nghệ, lao động có kỹ năng và năng lực quản trị,... Trong trung và dài hạn, nhu cầu vốn sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng các yêu cầu phát triển trong khi nguồn vốn ưu đãi và viện trợ sụt giảm. Cân đối ngân sách nhà nước cũng có thể khó khăn hơn trước tác động bất lợi. Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn; khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác động của nền kinh tế khu vực và toàn cầu, ứng phó và xử lý những khó khăn thách thức còn hạn chế. Nhìn chung, đến hết năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội đất nước duy trì xu hướng cải thiện tích cực từ đầu nhiệm kỳ (năm 2016): kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra; tăng trưởng đạt khá, bình quân tăng 6,72%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (6,5-7%), chất lượng tăng trưởng cải thiện rõ nét, mức đóng góp của TFP và năng suất lao động tăng mạnh so với giai đoạn trước và vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Bước sang năm 2020, mặc dù có một số yếu tố thuận lợi, nhưng bối cảnh trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời là năm cuối kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Yêu cầu toàn hệ thống cần kiên định mục tiêu, nhiệm vụ, giải  pháp đề ra, nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao hơn để củng cố và duy trì vững chắc kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tranh thủ thời cơ, không ngừng đổi mới, sáng tạo để vượt qua thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm để tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thị trường trong nước và các ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Tiếp tục tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng, tự hào dân tộc. Củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020; giữ vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế./.
Theo quochoi.vn

Quốc hội nghe báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020

21/10/2019
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng 21/10, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
 
image001.jpg 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tại Kỳ họp

Báo cáo tại Kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế năm 2019 cơ bản là tích cực, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Quy mô kinh tế được mở rộng, tăng trưởng và năng suất lao động đạt khá, chất lượng tăng trưởng duy trì đà cải thiện. Triển khai tích cực các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện các đột phá chiến lược; thể chế về huy động nguồn lực có bước đổi mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được một số kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo được đẩy mạnh, cách làm bài bản hơn, đạt kết quả rõ nét, một số hạn chế, yếu kém bước đầu được khắc phục. Chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng nâng cao; an ninh chính trị dược giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được một số kết quả quan trọng: tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ (lần thứ 2); ứng cử thành công vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; ký kết hiệp định thương mại và đầu tư với EU;... và cùng với quốc phòng và an ninh đã củng cố môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 10 bậc.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, nền kinh tế nước ta trong năm 2019 vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tồn tại và hạn chế. Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Có nơi còn thiếu tinh thần quyết tâm, chậm đổi mới, dám nghĩ, dám làm, chưa thực sự quyết liệt hành động; vẫn còn tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn bị buông lỏng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy, cùng mặt bằng thể chế, ở đâu cấp ủy, chính quyền, cá nhân người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, sâu sát thực tiễn, đổi mới sáng tạo, chủ động linh hoạt hơn, thì ở đó đạt được kết quả tốt hơn.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nền kinh tế nước ta đang khá ổn định, tăng trưởng đạt khá trong khi lạm phát trong tầm kiểm soát. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và khả năng thích nghi tốt với những thay đổi khoa học công nghệ. Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, một số Hiệp định FTA thế hệ mới quan trọng có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng lợi ích đã và sẽ có hiệu lực như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được kỳ vọng về đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế trong nước, mở ra cơ hội cho phát triển công nghiệp và mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa. Uy tín và vị thế của quốc gia ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.
 
 image003.jpg
Toàn cảnh Kỳ họp

Tuy nhiên, nội tại nền kinh tế còn khá nhiều vấn đề, như: chất lượng tăng trưởng, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh quốc gia cải thiện chưa nhiều; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu; năng lực khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế; thị trường các nhân tố đầu vào sản xuất vận hành chưa hiệu quả, nhất là thị trường nguyên liệu và đầu vào trung gian; khu vực doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế cả về vốn, công nghệ, lao động có kỹ năng và năng lực quản trị,... Trong trung và dài hạn, nhu cầu vốn sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng các yêu cầu phát triển trong khi nguồn vốn ưu đãi và viện trợ sụt giảm. Cân đối ngân sách nhà nước cũng có thể khó khăn hơn trước tác động bất lợi. Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn; khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác động của nền kinh tế khu vực và toàn cầu, ứng phó và xử lý những khó khăn thách thức còn hạn chế. Nhìn chung, đến hết năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội đất nước duy trì xu hướng cải thiện tích cực từ đầu nhiệm kỳ (năm 2016): kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra; tăng trưởng đạt khá, bình quân tăng 6,72%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (6,5-7%), chất lượng tăng trưởng cải thiện rõ nét, mức đóng góp của TFP và năng suất lao động tăng mạnh so với giai đoạn trước và vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Bước sang năm 2020, mặc dù có một số yếu tố thuận lợi, nhưng bối cảnh trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời là năm cuối kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Yêu cầu toàn hệ thống cần kiên định mục tiêu, nhiệm vụ, giải  pháp đề ra, nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao hơn để củng cố và duy trì vững chắc kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tranh thủ thời cơ, không ngừng đổi mới, sáng tạo để vượt qua thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm để tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thị trường trong nước và các ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Tiếp tục tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng, tự hào dân tộc. Củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020; giữ vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế./.
Theo quochoi.vn