> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội quyết định những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm và mở rộng quyền lợi của người tham gi

Quốc hội quyết định những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

18/06/2014
Nhằm cụ thể hóa Điều 38 (khoản 1) của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”; buổi chiều ngày 13/6/2014, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp thứ 7 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT).
Về cơ bản, so với Luật BHYT hiện hành (năm 2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã sửa đổi, bổ sung những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm và mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT và tính bền vững của quỹ BHYT, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục khẳng định chính sách BHYT toàn dân, quy định BHYT là bảo hiểm bắt buộc và khuyến khích việc thực hiện BHYT theo hộ gia đình, đây là những quy định quan trọng nhằm thúc đẩy thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

2. Quy định lực lượng công an và quân đội cùng tham gia hệ thống BHYT.

3. Bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm: Người đang tại ngũ trong quân đội; thân nhân của học viên công an và học viên cơ yếu; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

4. Bổ sung một số nhóm đối tượng được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng BHYT gồm: Người mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; bổ sung quy định khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, từ người thứ 2 trở lên được giảm mức đóng.

5. Bổ sung quyền lợi cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT:

- Bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống không phải cùng chi trả với thân nhân (chủ yếu) của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

- Người có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh (KCB) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được hưởng 100% chi phí KCB, trừ trường hợp tự đi KCB.

- Quân nhân tại ngũ được đảm bảo KCB không mất tiền (từ quỹ BHYT chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo).

- Trẻ em dưới 6 tuổi được quỹ BHYT chi trả điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt; trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Nhóm đối tượng là người đang tại ngũ trong quân đội, công an; người có công với cách mạng được quỹ BHYT chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên.

- Bỏ quy định BHYT không chi trả với trường hợp tự tử, tự gây thương tích, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... (những trường hợp trên sẽ được quỹ BHYT chi trả).

6. Mở thông tuyến KCB BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh kể từ ngày 01/01/2016; mở thông tuyến KCB BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương trong phạm vi cả nước đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo.

Từ ngày 01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và nâng mức hưởng đối với trường hợp điều trị nội trú tại tuyến tỉnh và trung ương đối với người tham gia BHYT tự đi KCB.

7. Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đó là:

- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT, tư vấn chính sách BHYT, quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức và cơ cấu đầu tư số tiền nhàn rỗi của quỹ BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.

- Quy định Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

- Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong việc triển khai thực hiện BHYT.

- Giảm thủ tục và thời gian chờ đợi để cơ quan BHXH tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT cho cơ sở KCB và người bệnh.

- Giao trách nhiệm UBND cấp xã tổng hợp lập danh sách để cấp thẻ BHYT cho các đối tượng. Giao trách nhiệm BHXH Việt Nam trong việc kiểm tra, rà soát để tránh trùng thẻ BHYT cho các đối tượng.

- Giao Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý, sử dụng quỹ BHYT hằng năm.

- Tăng chế tài xử lý đối với những trường hợp không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT theo quy định của pháp luật.

Vấn đề được cử tri và nhân dân rất quan tâm là quy định về tuyến KCB để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo được thụ hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cao khi KCB.
 
3.JPG
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày báo cáo.
 
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định khi đăng ký KCB ban đầu, người tham gia BHYT có quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại bất kỳ cơ sở KCB tuyến xã, huyện hoặc tương đương trong phạm vi cả nước; trường hợp cấp cứu, người bệnh có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào để KCB và được quỹ BHYT chi trả; các trường hợp không phải cấp cứu thì sẽ theo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế và đều được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo quyền lợi của người tham gia BHYT. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành quy định chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật nhằm giảm bớt phiền hà khi chuyển tuyến theo cấp hành chính, theo quy định này khi bệnh nặng có thể chuyển trực tiếp bệnh nhân lên tuyến tỉnh mà không phải qua tuyến huyện.

Quốc hội đã bổ sung thêm một số quy định liên quan đến mở tuyến KCB BHYT với tinh thần:

- Quy định cụ thể mức thanh toán đối với trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB theo hướng: Từ ngày 01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và riêng đối với tuyến trung ương thì nâng mức hưởng lên 40% đối với trường hợp điều trị nội trú; tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực (01/01/2015) đến ngày 31/12/2020 và được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú kể từ ngày 01/01/2021 như quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 22 của Luật.

- Quy định người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2016 như quy định tại khoản 4 Điều 22 của Luật.

- Quy định người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú khi tự đi KCB tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương như quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật.

Như vậy, vấn đề thông tuyến KCB nêu trên đang từng bước được cải thiện để phù hợp với nhu cầu KCB của nhân dân, bước đi này nằm trong lộ trình tiến đến bảo đảm việc tiếp cận dịch vụ KCB của người bệnh không theo tuyến như tâm tư, nguyện vọng của cử tri đã gửi gắm cho các vị đại biểu Quốc hội./.
Duy Hiếu 

Quốc hội quyết định những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

18/06/2014
Nhằm cụ thể hóa Điều 38 (khoản 1) của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”; buổi chiều ngày 13/6/2014, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp thứ 7 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT).
Về cơ bản, so với Luật BHYT hiện hành (năm 2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã sửa đổi, bổ sung những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm và mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT và tính bền vững của quỹ BHYT, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục khẳng định chính sách BHYT toàn dân, quy định BHYT là bảo hiểm bắt buộc và khuyến khích việc thực hiện BHYT theo hộ gia đình, đây là những quy định quan trọng nhằm thúc đẩy thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

2. Quy định lực lượng công an và quân đội cùng tham gia hệ thống BHYT.

3. Bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm: Người đang tại ngũ trong quân đội; thân nhân của học viên công an và học viên cơ yếu; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

4. Bổ sung một số nhóm đối tượng được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng BHYT gồm: Người mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; bổ sung quy định khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, từ người thứ 2 trở lên được giảm mức đóng.

5. Bổ sung quyền lợi cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT:

- Bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống không phải cùng chi trả với thân nhân (chủ yếu) của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

- Người có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh (KCB) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được hưởng 100% chi phí KCB, trừ trường hợp tự đi KCB.

- Quân nhân tại ngũ được đảm bảo KCB không mất tiền (từ quỹ BHYT chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo).

- Trẻ em dưới 6 tuổi được quỹ BHYT chi trả điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt; trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Nhóm đối tượng là người đang tại ngũ trong quân đội, công an; người có công với cách mạng được quỹ BHYT chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên.

- Bỏ quy định BHYT không chi trả với trường hợp tự tử, tự gây thương tích, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... (những trường hợp trên sẽ được quỹ BHYT chi trả).

6. Mở thông tuyến KCB BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh kể từ ngày 01/01/2016; mở thông tuyến KCB BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương trong phạm vi cả nước đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo.

Từ ngày 01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và nâng mức hưởng đối với trường hợp điều trị nội trú tại tuyến tỉnh và trung ương đối với người tham gia BHYT tự đi KCB.

7. Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đó là:

- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT, tư vấn chính sách BHYT, quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức và cơ cấu đầu tư số tiền nhàn rỗi của quỹ BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.

- Quy định Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

- Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong việc triển khai thực hiện BHYT.

- Giảm thủ tục và thời gian chờ đợi để cơ quan BHXH tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT cho cơ sở KCB và người bệnh.

- Giao trách nhiệm UBND cấp xã tổng hợp lập danh sách để cấp thẻ BHYT cho các đối tượng. Giao trách nhiệm BHXH Việt Nam trong việc kiểm tra, rà soát để tránh trùng thẻ BHYT cho các đối tượng.

- Giao Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý, sử dụng quỹ BHYT hằng năm.

- Tăng chế tài xử lý đối với những trường hợp không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT theo quy định của pháp luật.

Vấn đề được cử tri và nhân dân rất quan tâm là quy định về tuyến KCB để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo được thụ hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cao khi KCB.
 
3.JPG
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày báo cáo.
 
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định khi đăng ký KCB ban đầu, người tham gia BHYT có quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại bất kỳ cơ sở KCB tuyến xã, huyện hoặc tương đương trong phạm vi cả nước; trường hợp cấp cứu, người bệnh có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào để KCB và được quỹ BHYT chi trả; các trường hợp không phải cấp cứu thì sẽ theo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế và đều được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo quyền lợi của người tham gia BHYT. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành quy định chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật nhằm giảm bớt phiền hà khi chuyển tuyến theo cấp hành chính, theo quy định này khi bệnh nặng có thể chuyển trực tiếp bệnh nhân lên tuyến tỉnh mà không phải qua tuyến huyện.

Quốc hội đã bổ sung thêm một số quy định liên quan đến mở tuyến KCB BHYT với tinh thần:

- Quy định cụ thể mức thanh toán đối với trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB theo hướng: Từ ngày 01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và riêng đối với tuyến trung ương thì nâng mức hưởng lên 40% đối với trường hợp điều trị nội trú; tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực (01/01/2015) đến ngày 31/12/2020 và được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú kể từ ngày 01/01/2021 như quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 22 của Luật.

- Quy định người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2016 như quy định tại khoản 4 Điều 22 của Luật.

- Quy định người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú khi tự đi KCB tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương như quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật.

Như vậy, vấn đề thông tuyến KCB nêu trên đang từng bước được cải thiện để phù hợp với nhu cầu KCB của nhân dân, bước đi này nằm trong lộ trình tiến đến bảo đảm việc tiếp cận dịch vụ KCB của người bệnh không theo tuyến như tâm tư, nguyện vọng của cử tri đã gửi gắm cho các vị đại biểu Quốc hội./.
Duy Hiếu