> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội thảo luận dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)

27/10/2014
Đối với dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), ý kiến của các đại biểu Quốc hội còn khác nhau về quy định quyền tự điều tra của Tòa án và việc đề nghị bổ sung chứng cứ, triệu tập nhân chứng, tài liệu tại phiên tòa. Nếu giao cho Tòa án tự mình điều tra để sau đó tự mình xét xử thì có bảo đảm tính nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát bảo đảm tính độc lập của tư pháp hay không ? Khi tóm tắt ý kiến phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu đây là vấn đề rất lớn, đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm vấn đề này.

Về mô hình tổ chức Tòa án nhân dân, các đại biểu tán thành với dự thảo Luật là có Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân cấp huyện giữ như hiện nay và các Tòa án quân sự. Riêng về tổ chức các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân cấp huyện, đại biểu đề nghị cần rà soát để quy định cho chặt chẽ, không nên dùng chữ "có thể" tạo ra sự không thống nhất ở các cấp Tòa án, nhất là Tòa án cấp huyện.

Về tuyển chọn, thi tuyển thẩm phán, các đại biểu Quốc hội đều tán thành phải thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và tán thành theo dự thảo Luật. Tuy nhiên, về vấn đề nâng ngạch từ thẩm phán sơ cấp lên trung cấp, cao cấp, đại biểu Quốc hội đề nghị phải thực hiện thống nhất với Luật cán bộ, công chức và cả trong hệ thống chính trị chúng ta là, phải qua thi tuyển, cạnh tranh để bảo đảm được tiêu chuẩn, điều kiện có những thẩm phán tốt.

Về nhiệm kỳ của thẩm phán, hiện nay dự thảo Luật quy định nhiệm kỳ đối với cả thẩm phán Tòa án tối cao và các Tòa án còn lại, nhưng các vị đại biểu Quốc hội mong muốn dự thảo Luật nên quy định đối với thẩm phán Tòa án cấp cao, Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện. Riêng đối với thẩm phán Tòa án tối cao thì không quy định nhiệm kỳ.

Về Hội đồng tuyển chọn thẩm phán và giám sát thẩm phán, các đại biểu cũng tán thành với dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị xem xét lại thành phần là thẩm phán Tòa án cấp cao trong Hội đồng tuyển chọn và giám sát thẩm phán. Bởi vì, khi thẩm phán cấp cao đi tuyển chọn thẩm phán Tòa án tối cao thì không hợp lý. Đề nghị cân nhắc, xem xét việc bổ sung thành phần là đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào Hội đồng tuyển chọn thẩm phán vì Liên đoàn Luật sư, hoạt động luật sư gắn với hoạt động của thẩm phán.

Về thẩm quyền xét xử của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao, trong Hiến pháp có quy định "Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định của Hội đồng thẩm phán không bị kháng cáo, kháng nghị". Nhưng đại biểu Quốc hội đề nghị, cần phải nghiên cứu Điều 22, Điều 20, của dự thảo Luật, để quy định những trình tự, thủ tục đặc biệt, giống như Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính mà Quốc hội đã quyết định trước đây là, đối với những trường hợp oan, sai nghiêm trọng mà có những chủ thể có thẩm quyền đề nghị thì Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao xem xét lại những quyết định này của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao để bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
 
Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi-sang-ngay-27-10-2014.jpg
Phiên họp toàn thể của Quốc hội sáng ngày 27-10-2014

Đối với dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), nhìn chung ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí cao với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số vấn đề theo các nội dung sau đây:

Về chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 3 và Điều 4 của dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với dự thảo, nhưng cũng có ý kiến của đại biểu đề nghị bổ sung là thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân ngay từ khi có tội phạm xảy ra hoặc bổ sung vào đoạn sau từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Cũng có ý kiến không đồng tình với quy định này, đây là số ý kiến rất ít.

Về phân biệt giữa quyền kháng nghị và quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 5, các đại biểu cũng tán thành với dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị Khoản 1 quy định rõ các hành vi vi phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị.

Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Viện kiểm sát quân sự trung ương, các đại biểu tán thành với dự thảo. Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung thêm các tội phạm về tham nhũng do cơ quan khác điều tra nhưng trong quá trình điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc có dấu hiệu oan, sai. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung các tội khác về chức vụ được quy định trong Bộ luật hình sự cũng thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Về thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Khoản 3, Điều 27 của dự thảo Luật, đa số ý kiến của đại biểu đều tán thành phương án 2 là quyền của Viện kiểm sát nhân dân được khởi tố các vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của người chưa thành niên và của những người có nhược điểm về thể chất và tinh thần. Các đại biểu cũng đồng ý với dự thảo Luật bên cạnh quyền của Viện kiểm sát thì vẫn giữ quyền khởi tố của các cơ quan đại diện của nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này như quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, với lập luận đây là quyền tự quyết định của đôi bên trong pháp luật dân sự, song đây là những ý kiến rất ít.

Về trách nhiệm của Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, các đại biểu cũng tán thành với dự thảo, nhưng đề nghị làm rõ hơn chế độ trách nhiệm này trong dự thảo Luật.

Về việc thi tuyển để chọn người, chọn nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên, các vị đại biểu Quốc hội tán thành với Điều 87 của dự thảo Luật là cần phải qua cơ chế thi tuyển, trong Hội đồng tuyển chọn này đề nghị cân nhắc, bổ sung thêm đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Về ngạch của kiểm sát viên quy định tại Điều 76 có 3 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Luật quy định 4 ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cấp cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp. Nhưng còn 2 loại ý kiến khác đề nghị chỉ nên quy định 3 ngạch là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao và kiểm sát viên. Có một loại ý kiến đề nghị quy định là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao và kiểm sát viên trung cấp.

Về số lượng kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đa số ý kiến đều nhất trí với dự thảo. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc và có thể bổ sung, nhưng đa số các đại biểu đồng ý với dự kiến có khoảng từ 19 - 21 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Về nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, đại biểu cũng tán thành như quy định sáng nay của dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nên quy định nhiệm kỳ, đối với các Kiểm sát viên còn lại thì bổ nhiệm lần đầu là 5 năm, lần thứ hai là 10 năm.

Về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với dự thảo quy định 4 cấp và không thành lập Viện kiểm sát khu vực.

Ngoài ra, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp, tính thống nhất của Luật tổ chức Viện kiểm sát (sửa đổi) với các văn bản pháp luật khác, để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội./.
Duy Hiếu (lược ghi)

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)

27/10/2014
Đối với dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), ý kiến của các đại biểu Quốc hội còn khác nhau về quy định quyền tự điều tra của Tòa án và việc đề nghị bổ sung chứng cứ, triệu tập nhân chứng, tài liệu tại phiên tòa. Nếu giao cho Tòa án tự mình điều tra để sau đó tự mình xét xử thì có bảo đảm tính nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát bảo đảm tính độc lập của tư pháp hay không ? Khi tóm tắt ý kiến phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu đây là vấn đề rất lớn, đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm vấn đề này.

Về mô hình tổ chức Tòa án nhân dân, các đại biểu tán thành với dự thảo Luật là có Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân cấp huyện giữ như hiện nay và các Tòa án quân sự. Riêng về tổ chức các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân cấp huyện, đại biểu đề nghị cần rà soát để quy định cho chặt chẽ, không nên dùng chữ "có thể" tạo ra sự không thống nhất ở các cấp Tòa án, nhất là Tòa án cấp huyện.

Về tuyển chọn, thi tuyển thẩm phán, các đại biểu Quốc hội đều tán thành phải thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và tán thành theo dự thảo Luật. Tuy nhiên, về vấn đề nâng ngạch từ thẩm phán sơ cấp lên trung cấp, cao cấp, đại biểu Quốc hội đề nghị phải thực hiện thống nhất với Luật cán bộ, công chức và cả trong hệ thống chính trị chúng ta là, phải qua thi tuyển, cạnh tranh để bảo đảm được tiêu chuẩn, điều kiện có những thẩm phán tốt.

Về nhiệm kỳ của thẩm phán, hiện nay dự thảo Luật quy định nhiệm kỳ đối với cả thẩm phán Tòa án tối cao và các Tòa án còn lại, nhưng các vị đại biểu Quốc hội mong muốn dự thảo Luật nên quy định đối với thẩm phán Tòa án cấp cao, Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện. Riêng đối với thẩm phán Tòa án tối cao thì không quy định nhiệm kỳ.

Về Hội đồng tuyển chọn thẩm phán và giám sát thẩm phán, các đại biểu cũng tán thành với dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị xem xét lại thành phần là thẩm phán Tòa án cấp cao trong Hội đồng tuyển chọn và giám sát thẩm phán. Bởi vì, khi thẩm phán cấp cao đi tuyển chọn thẩm phán Tòa án tối cao thì không hợp lý. Đề nghị cân nhắc, xem xét việc bổ sung thành phần là đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào Hội đồng tuyển chọn thẩm phán vì Liên đoàn Luật sư, hoạt động luật sư gắn với hoạt động của thẩm phán.

Về thẩm quyền xét xử của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao, trong Hiến pháp có quy định "Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định của Hội đồng thẩm phán không bị kháng cáo, kháng nghị". Nhưng đại biểu Quốc hội đề nghị, cần phải nghiên cứu Điều 22, Điều 20, của dự thảo Luật, để quy định những trình tự, thủ tục đặc biệt, giống như Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính mà Quốc hội đã quyết định trước đây là, đối với những trường hợp oan, sai nghiêm trọng mà có những chủ thể có thẩm quyền đề nghị thì Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao xem xét lại những quyết định này của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao để bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
 
Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi-sang-ngay-27-10-2014.jpg
Phiên họp toàn thể của Quốc hội sáng ngày 27-10-2014

Đối với dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), nhìn chung ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí cao với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số vấn đề theo các nội dung sau đây:

Về chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 3 và Điều 4 của dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với dự thảo, nhưng cũng có ý kiến của đại biểu đề nghị bổ sung là thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân ngay từ khi có tội phạm xảy ra hoặc bổ sung vào đoạn sau từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Cũng có ý kiến không đồng tình với quy định này, đây là số ý kiến rất ít.

Về phân biệt giữa quyền kháng nghị và quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 5, các đại biểu cũng tán thành với dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị Khoản 1 quy định rõ các hành vi vi phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị.

Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Viện kiểm sát quân sự trung ương, các đại biểu tán thành với dự thảo. Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung thêm các tội phạm về tham nhũng do cơ quan khác điều tra nhưng trong quá trình điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc có dấu hiệu oan, sai. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung các tội khác về chức vụ được quy định trong Bộ luật hình sự cũng thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Về thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Khoản 3, Điều 27 của dự thảo Luật, đa số ý kiến của đại biểu đều tán thành phương án 2 là quyền của Viện kiểm sát nhân dân được khởi tố các vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của người chưa thành niên và của những người có nhược điểm về thể chất và tinh thần. Các đại biểu cũng đồng ý với dự thảo Luật bên cạnh quyền của Viện kiểm sát thì vẫn giữ quyền khởi tố của các cơ quan đại diện của nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này như quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, với lập luận đây là quyền tự quyết định của đôi bên trong pháp luật dân sự, song đây là những ý kiến rất ít.

Về trách nhiệm của Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, các đại biểu cũng tán thành với dự thảo, nhưng đề nghị làm rõ hơn chế độ trách nhiệm này trong dự thảo Luật.

Về việc thi tuyển để chọn người, chọn nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên, các vị đại biểu Quốc hội tán thành với Điều 87 của dự thảo Luật là cần phải qua cơ chế thi tuyển, trong Hội đồng tuyển chọn này đề nghị cân nhắc, bổ sung thêm đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Về ngạch của kiểm sát viên quy định tại Điều 76 có 3 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Luật quy định 4 ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cấp cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp. Nhưng còn 2 loại ý kiến khác đề nghị chỉ nên quy định 3 ngạch là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao và kiểm sát viên. Có một loại ý kiến đề nghị quy định là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao và kiểm sát viên trung cấp.

Về số lượng kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đa số ý kiến đều nhất trí với dự thảo. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc và có thể bổ sung, nhưng đa số các đại biểu đồng ý với dự kiến có khoảng từ 19 - 21 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Về nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, đại biểu cũng tán thành như quy định sáng nay của dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nên quy định nhiệm kỳ, đối với các Kiểm sát viên còn lại thì bổ nhiệm lần đầu là 5 năm, lần thứ hai là 10 năm.

Về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với dự thảo quy định 4 cấp và không thành lập Viện kiểm sát khu vực.

Ngoài ra, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp, tính thống nhất của Luật tổ chức Viện kiểm sát (sửa đổi) với các văn bản pháp luật khác, để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội./.
Duy Hiếu (lược ghi)