> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tăng cường công tác hậu kiểm để xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về thuế và thu hồi nợ thuế

Tăng cường công tác hậu kiểm để xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về thuế và thu hồi nợ thuế

17/06/2014
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan ở tỉnh Gia Lai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các cơ quan thuế, hải quan đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác thuế đạt kết quả tốt. Công tác thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành tốt dự toán được giao và hằng năm có tăng trưởng. Kết quả thu các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và xuất khẩu, nhập khẩu đã góp phần quan trọng hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Đội ngũ lãnh đạo và công chức, lao động ngành thuế, hải quan ở tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực triển khai kịp thời chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế và chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của công chức trong ngành để đáp ứng nhiệm vụ theo Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 đến năm 2020.

Các cơ quan thuế, hải quan đã chú trọng xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế, hải quan vững mạnh, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế, thực hiện phòng, chống tham nhũng trong cơ quan thuế, hải quan theo quy định của pháp luật, phấn đấu ngày càng hoàn thiện giá trị của ngành thuế “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.

Hầu hết người nộp thuế trên địa bàn tỉnh đều đã được cấp mã số thuế và được cơ quan thuế, hải quan quản lý về thuế theo quy định. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế và triển khai thực hiện các đạo luật thuế (nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên) đã góp phần điều chỉnh quy mô, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ổn định và phát triển.

Công tác quản lý, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế đã được các cơ quan thuế, hải quan tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện theo quy định. Các Chi cục Thuế thành phố Pleiku, Chư Sê, Đak Đoa đã áp dụng các biện pháp để thu hơn 770 tỷ đồng tiền nợ thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế xảy ra khá phổ biến ở một số địa bàn, còn nhiều doanh nhiệp, hộ kinh danh nợ số thuế lớn, dây dưa, chây ỳ kéo dài nhiều năm, trốn tránh nộp thuế, sau đó dừng nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh, tiếp tục thành lập doanh nghiệp khác... đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để. Mặc dù các cơ quan thuế, hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế, có năm giảm được nợ nhưng chưa hiệu quả, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng (năm 2009 nợ hơn 239 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2013 còn nợ hơn 700 tỷ đồng). Đáng quan tâm là số nợ thuế đến 90 ngày và nợ trên 90 ngày chiếm 54,8%, trong đó nợ khó thu chiếm 27,8%. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nợ đọng thuế nổi lên về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, về cơ chế chính sách và thực thi công vụ của cơ quan chức năng, tập trung vào một số vấn đề sau:

Do tình hình kinh tế suy giảm, giá cả nông sản giảm, các đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn; một số doanh nghiệp năng lực tài chính còn hạn chế, nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh chủ yếu vay từ ngân hàng; một số doanh nghiệp còn lại do khách hàng chậm thanh toán (hoặc chiếm dụng) tiền mua hàng nên doanh nghiệp không có tiền nộp thuế; một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, hoạt động cầm chừng; có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không có khả năng nộp thuế, bỏ trốn khỏi địa bàn huyện, không còn tài sản để cưỡng chế hoặc có tài sản nhưng đang thế chấp vay của các ngân hàng thương mại.

Mặt bằng lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại cao hơn so với tỷ lệ phạt do chậm nộp thuế hoặc vay vốn ngân hàng còn khó khăn, nên một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh chiếm dụng tiền thuế dẫn đến nợ thuế kéo dài.

Nợ đọng tiền thuế dây dưa kéo dài nhiều năm trước đến nay phát sinh tăng thêm do số nợ tiền phạt chậm nộp tiền thuế. Số liệu nợ tăng do phần lớn là số tiền phạt phát sinh theo Luật quản lý thuế (0,05%/ngày) của số thuế nợ đọng luân chuyển.
 
1-(1).jpg
Lãnh đạo Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum báo cáo với Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Ngoài quy định phạt tiền đối với số thuế nợ, pháp luật hiện hành chưa quy định chế tài xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với các đối tượng có hành vi dây dưa, chây ỳ không chịu nộp thuế và cố tình nợ thuế với thời gian kéo dài (nhiều năm), vì vậy cơ quan thuế, hải quan không có đầy đủ cơ sở pháp lý để phối hợp với các cơ quan liên quan thu nợ thuế. Mặt khác, quy định về xác định hành vi trốn thuế của người nộp thuế hiện nay vẫn chưa được cụ thể hóa tại các nghị định, thông tư dẫn đến việc chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an gặp nhiều khó khăn.

Một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng quy định tự khai, tự tính, tự nộp thuế và chính sách được ân hạn thuế (được nợ thuế) để thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn, sau đó đã cố tình chây ỳ, dây dưa không nộp thuế hoặc tự phá sản, giải thể, bỏ trốn, mất tích nhằm chiếm đoạt tiền thuế.

Cơ chế pháp luật thông thoáng (đăng ký thành lập doanh nghiệp, tự phát hành hóa đơn, tự kê khai, tự nộp thuế…) nên người nộp thuế lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế, khi phát sinh nợ thuế thì dừng, nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh; khi cơ quan thuế, hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản và đình chỉ sử dụng hoá đơn thì không có tác dụng; khi xác minh, thu thập thông tin về tài sản của doanh nghiệp để áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản thì toàn bộ tài sản đã thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Theo quy định thì tài sản của người nợ thuế đã thế chấp vay vốn tại ngân hàng phải ưu tiên cho ngân hàng thu nợ vay trước; từ ngày 01/01/2014 quy định tài sản thế chấp tại ngân hàng thuộc diện không được cưỡng chế; trường hợp còn tài sản nhưng chỉ có 01 nhà ở duy nhất theo quy định không được tiến hành cưỡng chế.

Pháp luật doanh nghiệp quy định thủ tục, điều kiện thành lập doanh nghiệp thông thoáng, tạo thuận lợi cho công dân thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, do quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, không có quá trình xác minh, thẩm tra các yếu tố về người đại diện theo pháp luật, địa điểm kinh doanh và vốn thực kinh doanh… khi thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác quản lý, hậu kiểm doanh nghiệp thiếu thường xuyên, thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan cấp phép kinh doanh với cơ quan quản lý thuế nên một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng chây ỳ nộp thuế, dây dưa nợ thuế, sau đó dừng, nghỉ kinh doanh; khi cơ quan thuế, hải quan thực hiện biện pháp cưỡng chế để thu nợ thuế thì doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới nhưng thực chất điều hành kinh doanh vẫn là người nợ thuế, gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu nợ thuế.

Thực tế trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản hồ tiêu và cà phê, phải cần một số vốn lưu động từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nhưng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh không quy định bắt buộc doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có số vốn pháp định bằng tiền mặt là bao nhiêu. Hầu hết doanh nghiệp, hộ kinh doanh dùng tài sản của mình là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để thế chấp vay ngân hàng dùng làm vốn kinh doanh, khi nợ thuế đến mức phải áp dụng cưỡng chế bằng tài sản thì không cưỡng chế được, vì theo quy định hiện nay tài sản đã được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng không được cưỡng chế.

Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp tự ngừng hoạt động (không còn kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh, bỏ trốn): Theo quy định tại Luật quản lý thuế “doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp tự ý bỏ địa chỉ kinh doanh mà không thực hiện thông báo cho các cơ quan chức năng và không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì pháp luật hiện hành chưa quy định hành vi này là hành vi trốn thuế nên chưa có cơ sở để cơ quan thuế, hải quan xử lý tiếp theo.

Nợ đọng tiền thuế giá trị gia tăng phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội cho gia hạn nộp 6 tháng, 9 tháng khi đến hết thời gian gia hạn nộp thì doanh nghiệp tự dừng, nghỉ kinh doanh, không nộp nợ thuế nhưng toàn bộ tài sản đã thế chấp vay ngân hàng nên cơ quan thuế, hải quan áp dụng cưỡng chế  thu nợ thuế không có kết quả.

Theo quy trình quản lý thuế, sau thời hạn kê khai thuế nếu đơn vị không kê khai thì cơ quan thuế tiến hành ấn định thuế (ấn định theo Luật quản lý thuế). Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra thì đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, một số đơn vị chây ỳ không nộp thuế.

Kinh doanh mặt hàng nông sản hồ tiêu, cà phê chủ yếu theo thời vụ nên số tiền thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng rất lớn trong khi Luật quản lý thuế quy định nợ thuế đến ngày thứ 91 mới tiến hành cưỡng chế là rất muộn (nếu hoá đơn xuất bán từ ngày đầu tháng thì tính từ ngày xuất hoá đơn đến ngày cưỡng chế thực tế là 141 ngày chứ không phải là 90 ngày). Đã có trường hợp nợ thuế hàng chục tỷ đồng nhưng chưa đến 90 ngày để áp dụng cưỡng chế thu nợ thuế thì đã bị vỡ nợ, sau đó không còn tài sản để cưỡng chế.

Công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu nợ thuế và kiểm tra, thanh tra của các cơ quan thuế, hải quan có lúc có nơi thiếu sâu sát và còn chưa kiên quyết; chưa dành nhiều thời gian và đầu tư công sức để chỉ đạo, thực hiện công tác xử lý nợ thuế, thu hồi nợ đọng thuế cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, thực trạng người nộp thuế tìm mọi cách đối phó với cơ quan thuế, hải quan để “lách luật” gian lận thuế rất tinh vi và lợi dụng các quy định chưa chặt chẽ, chưa hoàn thiện của pháp luật để trốn thuế, nợ thuế, dây dưa, chây ỳ tiền thuế. Nhận thức và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc còn nhiều hạn chế.

Để góp phần xử lý nợ thuế trong thời gian tới đạt kết quả tốt, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quy định cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế nghiêm trọng trở lên; Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và Bộ luật hình sự để xử lý hành vi nợ thuế trên 100 triệu đồng quá thời hạn 90 ngày mà cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được tiền thuế, tiền phạt nộp chậm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm xử lý triệt để các đối tượng đang cố ý chây ỳ nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế; Quy định cơ quan thuế có thẩm quyền ban hành quyết định phong tỏa tài sản của người nợ thuế khi tẩu tán tài sản, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp cho đến khi nộp đủ số tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước; Sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng lập doanh nghiệp “ma” gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum và các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác chăm lo xây dựng, quản lý đội ngũ công chức, lao động các cơ quan thuế, hải quan đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp, trong sạch và vững mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Đồng thời, bố trí hợp lý lại nguồn nhân lực trong nội bộ từng cơ quan và tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cơ quan thuế, hải quan nhằm bảo đảm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản để chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, đó là:

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận, trốn thuế...; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (cơ quan cảnh sát điều tra, an ninh điều tra, quản lý thị trường, chống buôn lậu...) tăng cường công tác quản lý thu, đấu tranh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, hoàn thuế sai quy định, truy thu, truy hoàn cho ngân sách nhà nước.

Tăng cường triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế còn nợ thuế, hạn chế không để phát sinh thêm nợ mới.

Thực hiện phân loại tiền thuế nợ, đề ra các biện pháp đôn đốc thu hồi và cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ phù hợp với từng nhóm nợ một cách hiệu quả.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Toà án, Công an để thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước; phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các vi phạm về thuế.

Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan và công tác hiện đại hoá, kê khai thuế qua mạng, phối hợp thu thuế qua hệ thống ngân hàng.

Thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế cho đội ngũ công chức, lao động ngành thuế, hải quan và người nộp thuế trên địa bàn nâng cao hiểu biết, nhận thức và thực hiện nghiêm túc./.
Duy Hiếu 

Tăng cường công tác hậu kiểm để xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về thuế và thu hồi nợ thuế

17/06/2014
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan ở tỉnh Gia Lai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các cơ quan thuế, hải quan đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác thuế đạt kết quả tốt. Công tác thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành tốt dự toán được giao và hằng năm có tăng trưởng. Kết quả thu các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và xuất khẩu, nhập khẩu đã góp phần quan trọng hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Đội ngũ lãnh đạo và công chức, lao động ngành thuế, hải quan ở tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực triển khai kịp thời chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế và chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của công chức trong ngành để đáp ứng nhiệm vụ theo Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 đến năm 2020.

Các cơ quan thuế, hải quan đã chú trọng xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế, hải quan vững mạnh, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế, thực hiện phòng, chống tham nhũng trong cơ quan thuế, hải quan theo quy định của pháp luật, phấn đấu ngày càng hoàn thiện giá trị của ngành thuế “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.

Hầu hết người nộp thuế trên địa bàn tỉnh đều đã được cấp mã số thuế và được cơ quan thuế, hải quan quản lý về thuế theo quy định. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế và triển khai thực hiện các đạo luật thuế (nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên) đã góp phần điều chỉnh quy mô, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ổn định và phát triển.

Công tác quản lý, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế đã được các cơ quan thuế, hải quan tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện theo quy định. Các Chi cục Thuế thành phố Pleiku, Chư Sê, Đak Đoa đã áp dụng các biện pháp để thu hơn 770 tỷ đồng tiền nợ thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế xảy ra khá phổ biến ở một số địa bàn, còn nhiều doanh nhiệp, hộ kinh danh nợ số thuế lớn, dây dưa, chây ỳ kéo dài nhiều năm, trốn tránh nộp thuế, sau đó dừng nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh, tiếp tục thành lập doanh nghiệp khác... đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để. Mặc dù các cơ quan thuế, hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế, có năm giảm được nợ nhưng chưa hiệu quả, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng (năm 2009 nợ hơn 239 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2013 còn nợ hơn 700 tỷ đồng). Đáng quan tâm là số nợ thuế đến 90 ngày và nợ trên 90 ngày chiếm 54,8%, trong đó nợ khó thu chiếm 27,8%. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nợ đọng thuế nổi lên về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, về cơ chế chính sách và thực thi công vụ của cơ quan chức năng, tập trung vào một số vấn đề sau:

Do tình hình kinh tế suy giảm, giá cả nông sản giảm, các đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn; một số doanh nghiệp năng lực tài chính còn hạn chế, nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh chủ yếu vay từ ngân hàng; một số doanh nghiệp còn lại do khách hàng chậm thanh toán (hoặc chiếm dụng) tiền mua hàng nên doanh nghiệp không có tiền nộp thuế; một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, hoạt động cầm chừng; có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không có khả năng nộp thuế, bỏ trốn khỏi địa bàn huyện, không còn tài sản để cưỡng chế hoặc có tài sản nhưng đang thế chấp vay của các ngân hàng thương mại.

Mặt bằng lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại cao hơn so với tỷ lệ phạt do chậm nộp thuế hoặc vay vốn ngân hàng còn khó khăn, nên một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh chiếm dụng tiền thuế dẫn đến nợ thuế kéo dài.

Nợ đọng tiền thuế dây dưa kéo dài nhiều năm trước đến nay phát sinh tăng thêm do số nợ tiền phạt chậm nộp tiền thuế. Số liệu nợ tăng do phần lớn là số tiền phạt phát sinh theo Luật quản lý thuế (0,05%/ngày) của số thuế nợ đọng luân chuyển.
 
1-(1).jpg
Lãnh đạo Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum báo cáo với Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Ngoài quy định phạt tiền đối với số thuế nợ, pháp luật hiện hành chưa quy định chế tài xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với các đối tượng có hành vi dây dưa, chây ỳ không chịu nộp thuế và cố tình nợ thuế với thời gian kéo dài (nhiều năm), vì vậy cơ quan thuế, hải quan không có đầy đủ cơ sở pháp lý để phối hợp với các cơ quan liên quan thu nợ thuế. Mặt khác, quy định về xác định hành vi trốn thuế của người nộp thuế hiện nay vẫn chưa được cụ thể hóa tại các nghị định, thông tư dẫn đến việc chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an gặp nhiều khó khăn.

Một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng quy định tự khai, tự tính, tự nộp thuế và chính sách được ân hạn thuế (được nợ thuế) để thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn, sau đó đã cố tình chây ỳ, dây dưa không nộp thuế hoặc tự phá sản, giải thể, bỏ trốn, mất tích nhằm chiếm đoạt tiền thuế.

Cơ chế pháp luật thông thoáng (đăng ký thành lập doanh nghiệp, tự phát hành hóa đơn, tự kê khai, tự nộp thuế…) nên người nộp thuế lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế, khi phát sinh nợ thuế thì dừng, nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh; khi cơ quan thuế, hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản và đình chỉ sử dụng hoá đơn thì không có tác dụng; khi xác minh, thu thập thông tin về tài sản của doanh nghiệp để áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản thì toàn bộ tài sản đã thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Theo quy định thì tài sản của người nợ thuế đã thế chấp vay vốn tại ngân hàng phải ưu tiên cho ngân hàng thu nợ vay trước; từ ngày 01/01/2014 quy định tài sản thế chấp tại ngân hàng thuộc diện không được cưỡng chế; trường hợp còn tài sản nhưng chỉ có 01 nhà ở duy nhất theo quy định không được tiến hành cưỡng chế.

Pháp luật doanh nghiệp quy định thủ tục, điều kiện thành lập doanh nghiệp thông thoáng, tạo thuận lợi cho công dân thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, do quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, không có quá trình xác minh, thẩm tra các yếu tố về người đại diện theo pháp luật, địa điểm kinh doanh và vốn thực kinh doanh… khi thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác quản lý, hậu kiểm doanh nghiệp thiếu thường xuyên, thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan cấp phép kinh doanh với cơ quan quản lý thuế nên một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng chây ỳ nộp thuế, dây dưa nợ thuế, sau đó dừng, nghỉ kinh doanh; khi cơ quan thuế, hải quan thực hiện biện pháp cưỡng chế để thu nợ thuế thì doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới nhưng thực chất điều hành kinh doanh vẫn là người nợ thuế, gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu nợ thuế.

Thực tế trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản hồ tiêu và cà phê, phải cần một số vốn lưu động từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nhưng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh không quy định bắt buộc doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có số vốn pháp định bằng tiền mặt là bao nhiêu. Hầu hết doanh nghiệp, hộ kinh doanh dùng tài sản của mình là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để thế chấp vay ngân hàng dùng làm vốn kinh doanh, khi nợ thuế đến mức phải áp dụng cưỡng chế bằng tài sản thì không cưỡng chế được, vì theo quy định hiện nay tài sản đã được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng không được cưỡng chế.

Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp tự ngừng hoạt động (không còn kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh, bỏ trốn): Theo quy định tại Luật quản lý thuế “doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp tự ý bỏ địa chỉ kinh doanh mà không thực hiện thông báo cho các cơ quan chức năng và không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì pháp luật hiện hành chưa quy định hành vi này là hành vi trốn thuế nên chưa có cơ sở để cơ quan thuế, hải quan xử lý tiếp theo.

Nợ đọng tiền thuế giá trị gia tăng phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội cho gia hạn nộp 6 tháng, 9 tháng khi đến hết thời gian gia hạn nộp thì doanh nghiệp tự dừng, nghỉ kinh doanh, không nộp nợ thuế nhưng toàn bộ tài sản đã thế chấp vay ngân hàng nên cơ quan thuế, hải quan áp dụng cưỡng chế  thu nợ thuế không có kết quả.

Theo quy trình quản lý thuế, sau thời hạn kê khai thuế nếu đơn vị không kê khai thì cơ quan thuế tiến hành ấn định thuế (ấn định theo Luật quản lý thuế). Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra thì đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, một số đơn vị chây ỳ không nộp thuế.

Kinh doanh mặt hàng nông sản hồ tiêu, cà phê chủ yếu theo thời vụ nên số tiền thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng rất lớn trong khi Luật quản lý thuế quy định nợ thuế đến ngày thứ 91 mới tiến hành cưỡng chế là rất muộn (nếu hoá đơn xuất bán từ ngày đầu tháng thì tính từ ngày xuất hoá đơn đến ngày cưỡng chế thực tế là 141 ngày chứ không phải là 90 ngày). Đã có trường hợp nợ thuế hàng chục tỷ đồng nhưng chưa đến 90 ngày để áp dụng cưỡng chế thu nợ thuế thì đã bị vỡ nợ, sau đó không còn tài sản để cưỡng chế.

Công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu nợ thuế và kiểm tra, thanh tra của các cơ quan thuế, hải quan có lúc có nơi thiếu sâu sát và còn chưa kiên quyết; chưa dành nhiều thời gian và đầu tư công sức để chỉ đạo, thực hiện công tác xử lý nợ thuế, thu hồi nợ đọng thuế cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, thực trạng người nộp thuế tìm mọi cách đối phó với cơ quan thuế, hải quan để “lách luật” gian lận thuế rất tinh vi và lợi dụng các quy định chưa chặt chẽ, chưa hoàn thiện của pháp luật để trốn thuế, nợ thuế, dây dưa, chây ỳ tiền thuế. Nhận thức và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc còn nhiều hạn chế.

Để góp phần xử lý nợ thuế trong thời gian tới đạt kết quả tốt, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quy định cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế nghiêm trọng trở lên; Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và Bộ luật hình sự để xử lý hành vi nợ thuế trên 100 triệu đồng quá thời hạn 90 ngày mà cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được tiền thuế, tiền phạt nộp chậm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm xử lý triệt để các đối tượng đang cố ý chây ỳ nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế; Quy định cơ quan thuế có thẩm quyền ban hành quyết định phong tỏa tài sản của người nợ thuế khi tẩu tán tài sản, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp cho đến khi nộp đủ số tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước; Sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng lập doanh nghiệp “ma” gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum và các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác chăm lo xây dựng, quản lý đội ngũ công chức, lao động các cơ quan thuế, hải quan đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp, trong sạch và vững mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Đồng thời, bố trí hợp lý lại nguồn nhân lực trong nội bộ từng cơ quan và tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cơ quan thuế, hải quan nhằm bảo đảm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản để chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, đó là:

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận, trốn thuế...; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (cơ quan cảnh sát điều tra, an ninh điều tra, quản lý thị trường, chống buôn lậu...) tăng cường công tác quản lý thu, đấu tranh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, hoàn thuế sai quy định, truy thu, truy hoàn cho ngân sách nhà nước.

Tăng cường triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế còn nợ thuế, hạn chế không để phát sinh thêm nợ mới.

Thực hiện phân loại tiền thuế nợ, đề ra các biện pháp đôn đốc thu hồi và cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ phù hợp với từng nhóm nợ một cách hiệu quả.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Toà án, Công an để thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước; phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các vi phạm về thuế.

Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan và công tác hiện đại hoá, kê khai thuế qua mạng, phối hợp thu thuế qua hệ thống ngân hàng.

Thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế cho đội ngũ công chức, lao động ngành thuế, hải quan và người nộp thuế trên địa bàn nâng cao hiểu biết, nhận thức và thực hiện nghiêm túc./.
Duy Hiếu