> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online)

Tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online)

22/11/2013
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về các nhóm vấn đề: Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng. Giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online). Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động.
Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tôi thấy rằng quá trình phát triển công nghệ thông tin ở nước ta thì bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn trong hội nhập, với những hiểu biết và lợi ích thì những tiêu cực và tác hại của những tệ nạn xã hội và tội phạm phát sinh đáng lo ngại từ những trang web đen và trò chơi trực tuyến, nhất là đối với thanh thiếu niên. Tình trạng nghiện game online không chỉ tiêu tốn tiền bạc, sức khỏe mà các em còn bị sa sút về trí tuệ, học tập và đạo đức. Nhiều câu chuyện đau lòng về tác hại của game online đã xảy ra để lại hậu quả nặng nề. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường và gia đình thì Bộ Thông tin - Truyền thông đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra các biện pháp quản lý nhà nước nhưng việc thực hiện còn hình thức, hiệu lực không nghiêm, hiệu quả hạn chế. Đề nghị Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm của Bộ sẽ triển khai những giải pháp nào có hiệu lực, hiệu quả hơn để xử lý vi phạm, ngăn ngừa tác hại của những trang web đen và trò chơi trực tuyến”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội như sau: Có thể nói game online là một game trực tuyến không phải tất cả đều có hại, bản thân game cũng là một hình thức giải trí tương đối hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho người dân giải trí của mình, nếu chúng ta chơi game tốt theo đúng thời gian, tức là không chơi quá thời gian thì game cũng tác dụng cho giải trí, tác dụng cho tuyên truyền về lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc và game cũng góp phần kích thích thêm việc sử dụng công nghệ thông tin, phát triển nội dung số và thúc đẩy phát triển băng thông rộng, có thể nói game cũng có tác dụng.
 
DSC_2419.JPG


Nhưng ngoài ra game cũng có tác hại như các đại biểu đã nêu và tác hại của game cũng đã dẫn đến rất nhiều bi kịch trong xã hội chúng ta. Thực trạng vừa qua quản lý game như thế nào thì có thể nói game vào Việt Nam năm 2005. Năm 2006 Bộ Thông tin - Truyền thông, lúc đó gọi là Bộ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Bộ Công an và Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 60 và thông tư đó đã đi vào cuộc sống, đã từng bước đưa quản lý game vào quy định. Các game chúng ta cấp phép có thể nói đã phù hợp và nội dung được hoạt động rất tốt; hiện nay chúng ta có 126 game, sau đó chúng ta đã bỏ 44 game, hiện còn trên thị trường 82 game hoạt động. Còn hàng trăm game như đại biểu nêu, tức là có những game lậu đã nhập vào Việt Nam qua kênh lậu. Còn kênh chính thức chúng ta cấp hiện nay còn hoạt động là 82 game và trong thị trường hiện nay thì game phát triển rất mạnh mẽ, đồng thời năm 2010 chúng tôi đã dừng cấp phép game. Chính vì vậy, khi dừng cấp phép game rồi thì nhu cầu chơi game vẫn còn và ngày càng phát triển, cho nên người ta đã tìm đến game nước ngoài mà dowload trên mạng với môi trường mở của Internet, cho nên họ đã dowload các game ở nước ngoài vào.

Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 6 vừa qua chúng tôi đã xem xét lại để cấp phép game tiếp trong thời gian tới, với điều kiện phải làm sao tổ chức cấp game lại để bảo đảm được cho việc chúng ta quản lý được game. Cụ thể trong thời gian vừa qua đã thành lập Hội đồng game, trước khi cấp phép lại hoạt động game để cung cấp cho người chơi có nhu cầu và đồng thời cũng là đẩy lùi những game lậu ở nước ngoài, Hội đồng game còn có Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện văn hóa nghệ thuật, Viện xã hội học và các nhà sử học, có thể nói đây là Hội đồng rất đầy đủ những người có chức năng, có đủ điều kiện để xem xét game. Vừa qua, chúng tôi cấp một số game, những game đó là phù hợp với phong tục, tập quán và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Còn hiện nay trên thị trường còn rất nhiều loại game từ nước ngoài vào, những game cung cấp qua biên giới nước ta thì chúng tôi kịp thời ngăn chặn trong thời gian tới. Biện pháp, giải pháp thì tiếp tục làm sao sau khi có Nghị định 97, trong đó có quản lý game online thì vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 72, trong đó có quản lý game và có một chương chuyên biệt về quản lý game với 8 điều về quản lý game. Với việc này thì chúng tôi đề nghị là trong thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt Nghị định 72 nói chung, trong đó có những chế tài quản lý game và tiếp tục xây dựng những chính sách để khuyến khích các nhà sản xuất game trong nước. Với những quy định của pháp luật Việt Nam và game nội thì chúng ta sẽ có điều kiện để át game ngoại, để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của người dân và học sinh. Trong quá trình thực hiện dịch vụ hiện đại này, tăng cường phối hợp các bộ, ngành cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an để siết chặt việc quản lý game và đặc biệt kể cả quan hệ và tăng cường với ngân hàng. Game lậu thì đều thanh toán cước phí qua ngân hàng, cho nên chúng tôi sẽ phối hợp với ngân hàng để quản lý và siết chặt việc quản lý game lậu.

Tiếp theo là nâng cao vai trò, trách nhiệm việc xử lý của các cấp chính quyền địa phương, vì tất cả các địa bàn diễn ra tại các đại lý chơi game là đều ở các địa phương. Cho nên rất mong chính quyền địa phương các cấp cũng vào chung tay với chúng tôi để quản lý chặt chẽ những điểm chơi game theo đúng quy định; chế tài trong Nghị định 72 đã nêu về địa điểm, về đăng ký, về các nội dung hoạt động ở địa điểm đăng ký dịch vụ chơi game.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho người dân, cũng đặc biệt là học sinh, sinh viên thấy được tác hại của game, thấy được những chế tài pháp luật của game để khi đã chơi game phải thực hiện đúng quy định của pháp luật./.
 
Nguyễn Duy ghi

Tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online)

22/11/2013
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về các nhóm vấn đề: Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng. Giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online). Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động.
Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tôi thấy rằng quá trình phát triển công nghệ thông tin ở nước ta thì bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn trong hội nhập, với những hiểu biết và lợi ích thì những tiêu cực và tác hại của những tệ nạn xã hội và tội phạm phát sinh đáng lo ngại từ những trang web đen và trò chơi trực tuyến, nhất là đối với thanh thiếu niên. Tình trạng nghiện game online không chỉ tiêu tốn tiền bạc, sức khỏe mà các em còn bị sa sút về trí tuệ, học tập và đạo đức. Nhiều câu chuyện đau lòng về tác hại của game online đã xảy ra để lại hậu quả nặng nề. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường và gia đình thì Bộ Thông tin - Truyền thông đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra các biện pháp quản lý nhà nước nhưng việc thực hiện còn hình thức, hiệu lực không nghiêm, hiệu quả hạn chế. Đề nghị Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm của Bộ sẽ triển khai những giải pháp nào có hiệu lực, hiệu quả hơn để xử lý vi phạm, ngăn ngừa tác hại của những trang web đen và trò chơi trực tuyến”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội như sau: Có thể nói game online là một game trực tuyến không phải tất cả đều có hại, bản thân game cũng là một hình thức giải trí tương đối hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho người dân giải trí của mình, nếu chúng ta chơi game tốt theo đúng thời gian, tức là không chơi quá thời gian thì game cũng tác dụng cho giải trí, tác dụng cho tuyên truyền về lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc và game cũng góp phần kích thích thêm việc sử dụng công nghệ thông tin, phát triển nội dung số và thúc đẩy phát triển băng thông rộng, có thể nói game cũng có tác dụng.
 
DSC_2419.JPG


Nhưng ngoài ra game cũng có tác hại như các đại biểu đã nêu và tác hại của game cũng đã dẫn đến rất nhiều bi kịch trong xã hội chúng ta. Thực trạng vừa qua quản lý game như thế nào thì có thể nói game vào Việt Nam năm 2005. Năm 2006 Bộ Thông tin - Truyền thông, lúc đó gọi là Bộ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Bộ Công an và Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 60 và thông tư đó đã đi vào cuộc sống, đã từng bước đưa quản lý game vào quy định. Các game chúng ta cấp phép có thể nói đã phù hợp và nội dung được hoạt động rất tốt; hiện nay chúng ta có 126 game, sau đó chúng ta đã bỏ 44 game, hiện còn trên thị trường 82 game hoạt động. Còn hàng trăm game như đại biểu nêu, tức là có những game lậu đã nhập vào Việt Nam qua kênh lậu. Còn kênh chính thức chúng ta cấp hiện nay còn hoạt động là 82 game và trong thị trường hiện nay thì game phát triển rất mạnh mẽ, đồng thời năm 2010 chúng tôi đã dừng cấp phép game. Chính vì vậy, khi dừng cấp phép game rồi thì nhu cầu chơi game vẫn còn và ngày càng phát triển, cho nên người ta đã tìm đến game nước ngoài mà dowload trên mạng với môi trường mở của Internet, cho nên họ đã dowload các game ở nước ngoài vào.

Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 6 vừa qua chúng tôi đã xem xét lại để cấp phép game tiếp trong thời gian tới, với điều kiện phải làm sao tổ chức cấp game lại để bảo đảm được cho việc chúng ta quản lý được game. Cụ thể trong thời gian vừa qua đã thành lập Hội đồng game, trước khi cấp phép lại hoạt động game để cung cấp cho người chơi có nhu cầu và đồng thời cũng là đẩy lùi những game lậu ở nước ngoài, Hội đồng game còn có Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện văn hóa nghệ thuật, Viện xã hội học và các nhà sử học, có thể nói đây là Hội đồng rất đầy đủ những người có chức năng, có đủ điều kiện để xem xét game. Vừa qua, chúng tôi cấp một số game, những game đó là phù hợp với phong tục, tập quán và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Còn hiện nay trên thị trường còn rất nhiều loại game từ nước ngoài vào, những game cung cấp qua biên giới nước ta thì chúng tôi kịp thời ngăn chặn trong thời gian tới. Biện pháp, giải pháp thì tiếp tục làm sao sau khi có Nghị định 97, trong đó có quản lý game online thì vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 72, trong đó có quản lý game và có một chương chuyên biệt về quản lý game với 8 điều về quản lý game. Với việc này thì chúng tôi đề nghị là trong thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt Nghị định 72 nói chung, trong đó có những chế tài quản lý game và tiếp tục xây dựng những chính sách để khuyến khích các nhà sản xuất game trong nước. Với những quy định của pháp luật Việt Nam và game nội thì chúng ta sẽ có điều kiện để át game ngoại, để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của người dân và học sinh. Trong quá trình thực hiện dịch vụ hiện đại này, tăng cường phối hợp các bộ, ngành cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an để siết chặt việc quản lý game và đặc biệt kể cả quan hệ và tăng cường với ngân hàng. Game lậu thì đều thanh toán cước phí qua ngân hàng, cho nên chúng tôi sẽ phối hợp với ngân hàng để quản lý và siết chặt việc quản lý game lậu.

Tiếp theo là nâng cao vai trò, trách nhiệm việc xử lý của các cấp chính quyền địa phương, vì tất cả các địa bàn diễn ra tại các đại lý chơi game là đều ở các địa phương. Cho nên rất mong chính quyền địa phương các cấp cũng vào chung tay với chúng tôi để quản lý chặt chẽ những điểm chơi game theo đúng quy định; chế tài trong Nghị định 72 đã nêu về địa điểm, về đăng ký, về các nội dung hoạt động ở địa điểm đăng ký dịch vụ chơi game.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho người dân, cũng đặc biệt là học sinh, sinh viên thấy được tác hại của game, thấy được những chế tài pháp luật của game để khi đã chơi game phải thực hiện đúng quy định của pháp luật./.
 
Nguyễn Duy ghi