> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tăng cường quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo, sớm có bộ chuẩn nghèo mới, phù hợp với thôn

Tăng cường quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo, sớm có bộ chuẩn nghèo mới, phù hợp với thông lệ quốc tế

09/06/2014
Thực hiện chương trình giám sát năm 2014, Quốc hội đã dành cả ngày 07/6/2014 nghe và cho ý kiến vào Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. Với sự quan tâm và trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, đã có 34 đại biểu phát biểu tại hội trường, trong đó có 4 Bộ trưởng và nhiều đồng chí lãnh đạo các tỉnh. Các vị đại biểu đã phát biểu nhiều ý kiến phong phú để hoàn thiện báo cáo giám sát. Trước khi kết thúc phiên họp, đồng chí Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu nhóm lại một số nội dung để chuẩn bị nghị quyết trình Quốc hội quyết nghị.
Một, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc chọn nội dung, phạm vi vấn đề để giám sát kỳ này về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo là đúng đắn. Cơ bản các vị đại biểu Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với tinh thần nghiêm túc, công phu, Đoàn giám sát đã làm việc với Chính phủ, với các bộ, ngành, các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cuộc giám sát đã nhận được sự quan tâm của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và cử tri.

Hai, qua giám sát Quốc hội tiếp tục khẳng định chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã được kiên trì thực hiện nhất quán, được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân. Đây là một nội dung góp phần minh chứng cho tính ưu việt của chế độ ta là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội để thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp nhân dân cho nên lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được giữ vững.

Ba, qua giám sát, các vị đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc xây dựng chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện và tổ chức thực hiện đạt kết quả quan trọng. Quốc hội đã ban hành hàng chục luật và nghị quyết về vấn đề này, Chính phủ đã ban hành hàng trăm nghị định, quyết định, các bộ, ngành có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giảm nghèo kịp thời qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, qua các cơ quan thông tin tuyên truyền đã góp phần tạo được sự đồng tâm, đồng thuận và sự nhất trí cao của nhân dân và nhân dân tích cực hưởng ứng. Phát huy được truyền thống đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

Bốn, các vị đại biểu Quốc hội cũng nhất trí với báo cáo là tỷ lệ giảm hộ nghèo của nước ta đã đạt và vượt chỉ tiêu, kết quả giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là bộ phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như các vị đại biểu đã phát biểu uy tín và hình ảnh của Việt Nam trước bạn bè quốc tế được nâng lên. Cụ thể các chính sách về tín dụng, chính sách dạy nghề, tạo việc làm, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chính sách về giáo dục, đào tạo, chính sách về nhà ở, các chính sách đặc thù cho các dân tộc thiểu số còn ít người như về đất ở, đất sản xuất, chương trình nước sạch, chương trình thủy lợi, khai hoang, định canh, định cư ở các vùng rẻo cao biên giới, chính sách chăm lo cho đồng bào vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được triển khai sát đối tượng và có hiệu quả thiết thực.

Năm, qua phát biểu ý kiến, các vị đại biểu cũng góp ý Báo cáo cần tiếp thu và phân tích sâu hơn những mặt còn tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực này. Đó là, hiện nay mức sống của hộ nghèo, các hộ cận nghèo chưa có sự khác biệt đáng kể, nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch giàu, nghèo có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn cao; khu vực đô thị còn một bộ phận người nghèo, người có thu nhập thấp; số người di cư, người phải chịu rủi ro vì biến đổi khí hậu, vì thiên tai gia tăng. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý và điều phối thực hiện chính sách giảm nghèo như các vị đại biểu Quốc hội góp ý, đó là còn chồng chéo, có lúc thiếu thống nhất, có lĩnh vực bị buông lỏng hoặc thiếu kiểm tra, giám sát; một số chính sách xã hội còn chậm đổi mới so với chính sách kinh tế; cũng chậm sơ kết, tổng kết để quá dài nhiều chương trình chưa có tổng kết. Do đó, chưa động viên, thu hút được sự tham gia của toàn xã hội và khuyến khích chính người được thụ hưởng chính sách tự vươn lên thoát nghèo, để vươn lên làm giàu.

Sáu, qua phiên họp giám sát này, các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí Quốc hội cần ban hành nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững từ năm 2015 đến năm 2020, đặc biệt cũng có vị góp ý kiến nên đến năm 2025.
 
Moi2.JPG
Đoàn Chủ tịch phiên họp Quốc hội ngày 07/6/2014.

Để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững, đó là tiếp tục duy trì tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân trong cả nước ít nhất là 1,5%/ năm, đối với các huyện nghèo là 4%, nhưng cũng có vị đại biểu góp ý kiến là có thể từ 3 - 4%. Trong đó cần tập trung vào việc định hướng điều chỉnh chính sách giảm nghèo và rà soát lại chuẩn nghèo có ưu tiên đối với các huyện nghèo, các huyện đông đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện, các xã biên giới, các xã, các thôn, các bản vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt cần quan tâm hơn nữa đến vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo gắn với việc xây dựng nông thôn mới và để thực hiện được phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ".

Các vị đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu ("yêu cầu" là vì cũng thấy nhiều ý kiến dù mong muốn hay đề nghị thì cũng là yêu cầu) Chính phủ khẩn trương rà soát, sửa đổi, sắp xếp hợp lí các văn bản pháp luật liên quan, bảo đảm cân đối nguồn lực để nâng cao chất lượng hơn nữa các chương trình về giáo dục ở các vùng khó khăn. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo, sớm có bộ chuẩn nghèo mới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách về tín dụng, về đất đai, chính sách về dạy nghề, chính sách bảo hiểm, chính sách định canh, định cư và các chính sách hỗ trợ khác để người nghèo được tiếp cận được chính sách để xóa được nghèo, thoát nghèo, tiếp tục vươn lên khá giả hơn.

Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải phát huy hơn nữa trách nhiệm trong quản lý về chương trình giảm nghèo, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách này cũng như các đối tượng thụ hưởng chính sách. Các đại biểu cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể nhân dân trong việc động viên, giúp đỡ người dân còn nghèo để vươn lên thoát nghèo và vươn lên khá giả./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)

Tăng cường quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo, sớm có bộ chuẩn nghèo mới, phù hợp với thông lệ quốc tế

09/06/2014
Thực hiện chương trình giám sát năm 2014, Quốc hội đã dành cả ngày 07/6/2014 nghe và cho ý kiến vào Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. Với sự quan tâm và trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, đã có 34 đại biểu phát biểu tại hội trường, trong đó có 4 Bộ trưởng và nhiều đồng chí lãnh đạo các tỉnh. Các vị đại biểu đã phát biểu nhiều ý kiến phong phú để hoàn thiện báo cáo giám sát. Trước khi kết thúc phiên họp, đồng chí Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu nhóm lại một số nội dung để chuẩn bị nghị quyết trình Quốc hội quyết nghị.
Một, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc chọn nội dung, phạm vi vấn đề để giám sát kỳ này về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo là đúng đắn. Cơ bản các vị đại biểu Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với tinh thần nghiêm túc, công phu, Đoàn giám sát đã làm việc với Chính phủ, với các bộ, ngành, các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cuộc giám sát đã nhận được sự quan tâm của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và cử tri.

Hai, qua giám sát Quốc hội tiếp tục khẳng định chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã được kiên trì thực hiện nhất quán, được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân. Đây là một nội dung góp phần minh chứng cho tính ưu việt của chế độ ta là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội để thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp nhân dân cho nên lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được giữ vững.

Ba, qua giám sát, các vị đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc xây dựng chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện và tổ chức thực hiện đạt kết quả quan trọng. Quốc hội đã ban hành hàng chục luật và nghị quyết về vấn đề này, Chính phủ đã ban hành hàng trăm nghị định, quyết định, các bộ, ngành có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giảm nghèo kịp thời qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, qua các cơ quan thông tin tuyên truyền đã góp phần tạo được sự đồng tâm, đồng thuận và sự nhất trí cao của nhân dân và nhân dân tích cực hưởng ứng. Phát huy được truyền thống đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

Bốn, các vị đại biểu Quốc hội cũng nhất trí với báo cáo là tỷ lệ giảm hộ nghèo của nước ta đã đạt và vượt chỉ tiêu, kết quả giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là bộ phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như các vị đại biểu đã phát biểu uy tín và hình ảnh của Việt Nam trước bạn bè quốc tế được nâng lên. Cụ thể các chính sách về tín dụng, chính sách dạy nghề, tạo việc làm, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chính sách về giáo dục, đào tạo, chính sách về nhà ở, các chính sách đặc thù cho các dân tộc thiểu số còn ít người như về đất ở, đất sản xuất, chương trình nước sạch, chương trình thủy lợi, khai hoang, định canh, định cư ở các vùng rẻo cao biên giới, chính sách chăm lo cho đồng bào vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được triển khai sát đối tượng và có hiệu quả thiết thực.

Năm, qua phát biểu ý kiến, các vị đại biểu cũng góp ý Báo cáo cần tiếp thu và phân tích sâu hơn những mặt còn tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực này. Đó là, hiện nay mức sống của hộ nghèo, các hộ cận nghèo chưa có sự khác biệt đáng kể, nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch giàu, nghèo có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn cao; khu vực đô thị còn một bộ phận người nghèo, người có thu nhập thấp; số người di cư, người phải chịu rủi ro vì biến đổi khí hậu, vì thiên tai gia tăng. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý và điều phối thực hiện chính sách giảm nghèo như các vị đại biểu Quốc hội góp ý, đó là còn chồng chéo, có lúc thiếu thống nhất, có lĩnh vực bị buông lỏng hoặc thiếu kiểm tra, giám sát; một số chính sách xã hội còn chậm đổi mới so với chính sách kinh tế; cũng chậm sơ kết, tổng kết để quá dài nhiều chương trình chưa có tổng kết. Do đó, chưa động viên, thu hút được sự tham gia của toàn xã hội và khuyến khích chính người được thụ hưởng chính sách tự vươn lên thoát nghèo, để vươn lên làm giàu.

Sáu, qua phiên họp giám sát này, các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí Quốc hội cần ban hành nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững từ năm 2015 đến năm 2020, đặc biệt cũng có vị góp ý kiến nên đến năm 2025.
 
Moi2.JPG
Đoàn Chủ tịch phiên họp Quốc hội ngày 07/6/2014.

Để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững, đó là tiếp tục duy trì tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân trong cả nước ít nhất là 1,5%/ năm, đối với các huyện nghèo là 4%, nhưng cũng có vị đại biểu góp ý kiến là có thể từ 3 - 4%. Trong đó cần tập trung vào việc định hướng điều chỉnh chính sách giảm nghèo và rà soát lại chuẩn nghèo có ưu tiên đối với các huyện nghèo, các huyện đông đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện, các xã biên giới, các xã, các thôn, các bản vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt cần quan tâm hơn nữa đến vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo gắn với việc xây dựng nông thôn mới và để thực hiện được phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ".

Các vị đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu ("yêu cầu" là vì cũng thấy nhiều ý kiến dù mong muốn hay đề nghị thì cũng là yêu cầu) Chính phủ khẩn trương rà soát, sửa đổi, sắp xếp hợp lí các văn bản pháp luật liên quan, bảo đảm cân đối nguồn lực để nâng cao chất lượng hơn nữa các chương trình về giáo dục ở các vùng khó khăn. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo, sớm có bộ chuẩn nghèo mới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách về tín dụng, về đất đai, chính sách về dạy nghề, chính sách bảo hiểm, chính sách định canh, định cư và các chính sách hỗ trợ khác để người nghèo được tiếp cận được chính sách để xóa được nghèo, thoát nghèo, tiếp tục vươn lên khá giả hơn.

Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải phát huy hơn nữa trách nhiệm trong quản lý về chương trình giảm nghèo, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách này cũng như các đối tượng thụ hưởng chính sách. Các đại biểu cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể nhân dân trong việc động viên, giúp đỡ người dân còn nghèo để vươn lên thoát nghèo và vươn lên khá giả./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)