> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, tạo đà cho năm

Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, tạo đà cho năm 2015 nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011 - 2015)

16/06/2014
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã dành nhiều thời gian để xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2014. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhận định năm 2014 rất quan trọng, tạo đà cho năm 2015 nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011 - 2015). Đất nước đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn; bối cảnh trong nước, khu vực và thế giới có nhiều biến động; tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến nguy hiểm sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần bám sát tình hình và tiếp tục có biện pháp ứng phó kịp thời; cần đánh giá chính xác bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội phức tạp hiện nay, những khó khăn, thách thức ngắn hạn và dài hạn; rà soát lại các chỉ tiêu không đạt để có giải pháp khắc phục và đặt ra chỉ tiêu sát thực hơn. Đồng thời, các ý kiến nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau:
Phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện; đẩy mạnh khoa học, công nghệ, tạo đột phá thực sự về thể chế. Cần tư duy lại con đường phát triển, cả vĩ mô lẫn vi mô; đổi mới, phát huy dân chủ nhằm phát huy mọi tiềm năng to lớn của nhân dân, tạo cơ hội cho người dân đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Trong thời gian tới, Chính phủ nên làm rõ lĩnh vực ưu tiên trong từng năm để tập trung thực hiện nhằm đạt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020; nêu rõ lộ trình đến 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp như thế nào và nêu cụ thể trong báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm.

Kiên trì mục tiêu vĩ mô do Quốc hội quyết định; tập trung nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế; tiếp tục kích cầu, giải ngân vốn ODA; có kịch bản chi tiết đối phó với tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông.

Nêu cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Siết chặt chi tiêu công, thực hiện chính sách “thắt lưng, buộc bụng” trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ xem xét việc trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách.

Bổ sung giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đa dạng hóa thị trường, triển khai có hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ về Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo.

Chủ trương, đường lối đúng, nhưng đã quá nửa nhiệm kỳ, việc tái cơ cấu, chuyển đổi kinh tế chưa mạnh mẽ; cải cách thể chế chậm. Đề nghị các chính sách vĩ mô phải tập trung tháo gỡ các nút thắt của nền kinh tế (ví dụ: nhà ở xã hội, nợ xấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước); đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, củng cố sức mạnh của khối doanh nghiệp nhà nước, huy động sức dân, nghiên cứu hoãn thuế cho doanh nghiệp. Chính phủ khi ban hành chính sách cần kèm theo quy định chi tiết để hướng dẫn thực hiện.

Về chính sách tài khoá, tháo gỡ ngay khó khăn trong việc giải ngân vốn cho công trình xây dựng cơ bản, vì nếu tiếp diễn tình trạng dồn công trình vào cuối năm mới giải ngân thì tác dụng của chính sách kích thích tổng cầu bằng tổng đầu tư công sẽ không mang lại hiệu quả.

Đề nghị Chính phủ phải có giải pháp quyết liệt, hữu hiệu để giải quyết nợ xấu; sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và nguồn vốn đối với công ty mua bán nợ để góp phần giải quyết nợ xấu.

Trong tình hình hiện nay, phải rà soát, gắn quy hoạch phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh để bảo đảm chủ quyền quốc gia; theo đó, cần tập trung đầu tư cho kinh tế biển, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển đảo, hỗ trợ ngư dân bám biển, khai thác hải sản trên vùng biển chủ quyền, xây dựng các vùng neo đậu để làm nơi hậu cần sửa chữa tàu thuyền, trú bão, cung cấp nguyên liệu cho ngư dân; cần rà soát lại để có những chính sách phù hợp đối với 15 khu kinh tế ven biển.

Bên cạnh đó, phải tập trung đầu tư nguồn lực nhiều hơn cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; bố trí 15% ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; có cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến hàng nông sản, hạn chế xuất thô; đồng thời, mở rộng thị trường để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, khắc phục tình trạng được mùa mất giá. Cần huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tập trung đầu tư cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
 
IMG_0595.JPG
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Cần xem lại toàn bộ các chủ trương đầu tư để nâng nội lực của Việt Nam; Chính phủ cần quan tâm, đầu tư bổ sung để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi trong năm 2014 từ khoản tăng thu năm 2013; có cơ chế đầu tư khoảng 50% hoặc 70% tổng mức đầu tư theo chủ trương 30a để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội các thôn, buôn thuộc xã, huyện có điều kiện khó khăn nhưng không thuộc diện hưởng chính sách 30a.

Hoạt động đầu tư công phải được kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt hơn, cần đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, kéo dài, lãng phí, kiên quyết điều hành theo đúng kế hoạch, quản lý chặt chẽ việc cấp vốn ngân sách; đẩy mạnh giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản; rà soát các dự án đầu tư chưa bố trí vốn được, chưa cần thiết, dự kiến tăng tổng mức đầu tư để tiến hành cắt giảm và chuyển vốn cho các dự án, công trình có hiệu quả; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư công. Đề nghị trong đấu thầu cần ưu tiên tiêu chí về công nghệ, không quá ưu tiên giá thầu thấp và đặc biệt không nâng giá trị gói thầu khi thực hiện dự án; các bộ, ngành phải báo cáo rõ hơn về tình hình đền bù đất đai; nghiên cứu, điều chỉnh giá thuê đất xuống bằng giá năm 2010; áp dụng mô hình đầu tư công trong lĩnh vực giao thông. Việc phân bố, sử dụng nguồn lực để triển khai các chương trình, đề án cần phải được chuẩn bị đầy đủ, chặt chẽ, tránh gây “sốc” cho xã hội (ví dụ: vấn đề đăng cai ASIAD, Đề án đổi mới sách giáo khoa...) và mất lòng tin của người dân.

Các ý kiến đề nghị phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; có giải pháp để ổn định các khu công nghiệp, khu kinh tế, bảo vệ, giúp đỡ doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài; lựa chọn kỹ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; nghiên cứu, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác dầu khí ở biển Đông. Đồng thời, đề nghị đánh giá sơ kết, tổng kết, tìm ra nguyên nhân, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển, góp phần tăng nội lực nền kinh tế; đưa ra chính sách công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; nghiên cứu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào đầu tư công.

Nông nghiệp có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế và chính trị đất nước. Vì vậy, trước tiên cần đánh giá nguyên nhân sản xuất nông nghiệp sụt giảm trong những năm qua; cần có giải pháp ứng phó với tác động của tình hình biển Đông trong thời gian tới.

Đề nghị cần đổi mới mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp; có giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp; xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, kết hợp sản xuất nguyên liệu với vùng sản xuất, giảm dần nhập khẩu nguyên liệu để phát triển nông nghiệp bền vững, hạn chế sự phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh; tăng cường tái chế trong sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí; có chính sách xây dựng các sản phẩm chủ lực và gia tăng giá trị cho hàng hóa nông sản; xây dựng mối liên kết trong sản xuất, chế biến, kinh doanh tiêu thụ; tổ chức lại thị trường tiêu thụ và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, tránh việc thương lái lợi dụng và gây thiệt hại cho nông dân; xây dựng phương thức mua, bán nông sản quy mô lớn, hình thành sàn giao dịch nông sản.

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; tăng hàm lượng khoa học, công nghệ trong nông sản, nâng cao chất lượng nông sản; quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng giống, có chương trình nội địa hóa các loại giống chất lượng cao.

Có chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách bình ổn giá cả các mặt hàng nông sản chính như cà phê, cao su, lúa gạo. Có chính sách trợ giá đầu vào cho nông nghiệp. Tăng cường quản lý giá nông sản. Có biện pháp xử lý đối với những trường hợp kinh doanh vật tư nông nghiệp không đạt chất lượng. Áp dụng bảo hiểm đối với nông sản xuất khẩu. Thành lập Quỹ bình ổn giá nông sản, Quỹ hỗ trợ nông dân. 

Đề nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực, giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tập trung các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân vào một đầu  mối. Giao địa phương quản lý, thực hiện các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Quốc hội cần có một nghị quyết về nông nghiệp; có chính sách đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển nông dân, nông thôn; ban hành Luật về sản xuất nông nghiệp. Có cơ chế khuyến khích, tăng cường cán bộ trẻ, có tâm, có trình độ, nhiệt huyết về giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Có chính sách đồng bộ và cơ chế đặc thù cho kinh tế biển, ngư dân, gắn kinh tế biển với quốc phòng, an ninh. Bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển (có thể huy động từ ngành dầu khí, giao thông, các doanh nghiệp thủy hải sản) hoặc hỗ trợ ngư dân thuê tàu với giá ưu đãi; tăng cường đóng các tàu vỏ sắt cấp đông công suất lớn trực tiếp thu mua hải sản tại nơi khai thác; có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, hỗ trợ cước phí; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền, phổ biến pháp luật quốc tế cho ngư dân; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biển đảo; quan tâm công tác hậu cần nghề cá.

Cần thực hiện tái cơ cấu công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; tăng tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế phụ thuộc nước ngoài; có giải pháp triệt để ổn định các khu công nghiệp, khu kinh tế, bảo đảm để các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả. Có giải pháp tăng năng suất lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ cần nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán để có chính sách điều hành cụ thể, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Có giải pháp để phát triển thị trường bất động sản; làm rõ hiệu quả của gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho thị trường bất động sản; điều chỉnh gói tín dụng hỗ trợ cho cả thị trường bất động sản nhà ở thương mại, không chỉ giới hạn ở nhà ở xã hội; nên chuyển nhà ở thương mại sang thành nhà ở xã hội, bán với mức giá phù hợp.

Cần xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Ngân hàng Nhà nước giảm bớt các thủ tục để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn; có chính sách giãn nợ. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục gần doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay, giúp tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp; tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp đang có khả năng phục hồi sản xuất, cần được hỗ trợ vốn. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục thuê đất.

Đẩy mạnh, củng cố sức mạnh của khối doanh nghiệp trong nước thực sự là động lực phát triển của nền kinh tế. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đúng mục tiêu và lộ trình đề ra, bảo đảm minh bạch, tránh lợi ích nhóm, chống thất thoát.

Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết nhiều việc làm cho người lao động nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Cần có số liệu đánh giá kỹ hơn về số doanh nghiệp giải thể để có giải pháp phù hợp. Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội tập trung đầu tư cho khu vực này.

Chính phủ cần có giải pháp kích cầu hợp lý, tránh dẫn đến lạm phát tăng cao trở lại. Trong thời điểm hiện nay, cần chỉ đạo kiên quyết không để tăng giá các mặt hàng thiết yếu để bình ổn thị trường; có chính sách bình ổn giá các mặt hàng nông sản chính (cà phê, cao su, lúa gạo...) để góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Chỉ đạo các ngân hàng có sự điều hành linh hoạt để đảm bảo tăng tín dụng như kế hoạch Ngân hàng nhà nước đề ra là từ 12-14% trong năm 2014; nghiên cứu, giảm bớt các thủ tục để người dân, nông dân, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay; tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp đang có khả năng phục hồi vay vốn. Bên cạnh đó, tiếp tục ổn định thị trường vàng và tỉ giá, bảo đảm an ninh tiền tệ; đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền, huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ trong dân phục vụ phát triển kinh tế đất nước, hạn chế tình trạng vàng hóa và đô la hóa./.
 
  (Nguồn: Văn phòng Quốc hội)

Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, tạo đà cho năm 2015 nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011 - 2015)

16/06/2014
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã dành nhiều thời gian để xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2014. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhận định năm 2014 rất quan trọng, tạo đà cho năm 2015 nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011 - 2015). Đất nước đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn; bối cảnh trong nước, khu vực và thế giới có nhiều biến động; tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến nguy hiểm sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần bám sát tình hình và tiếp tục có biện pháp ứng phó kịp thời; cần đánh giá chính xác bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội phức tạp hiện nay, những khó khăn, thách thức ngắn hạn và dài hạn; rà soát lại các chỉ tiêu không đạt để có giải pháp khắc phục và đặt ra chỉ tiêu sát thực hơn. Đồng thời, các ý kiến nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau:
Phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện; đẩy mạnh khoa học, công nghệ, tạo đột phá thực sự về thể chế. Cần tư duy lại con đường phát triển, cả vĩ mô lẫn vi mô; đổi mới, phát huy dân chủ nhằm phát huy mọi tiềm năng to lớn của nhân dân, tạo cơ hội cho người dân đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Trong thời gian tới, Chính phủ nên làm rõ lĩnh vực ưu tiên trong từng năm để tập trung thực hiện nhằm đạt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020; nêu rõ lộ trình đến 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp như thế nào và nêu cụ thể trong báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm.

Kiên trì mục tiêu vĩ mô do Quốc hội quyết định; tập trung nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế; tiếp tục kích cầu, giải ngân vốn ODA; có kịch bản chi tiết đối phó với tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông.

Nêu cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Siết chặt chi tiêu công, thực hiện chính sách “thắt lưng, buộc bụng” trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ xem xét việc trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách.

Bổ sung giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đa dạng hóa thị trường, triển khai có hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ về Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo.

Chủ trương, đường lối đúng, nhưng đã quá nửa nhiệm kỳ, việc tái cơ cấu, chuyển đổi kinh tế chưa mạnh mẽ; cải cách thể chế chậm. Đề nghị các chính sách vĩ mô phải tập trung tháo gỡ các nút thắt của nền kinh tế (ví dụ: nhà ở xã hội, nợ xấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước); đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, củng cố sức mạnh của khối doanh nghiệp nhà nước, huy động sức dân, nghiên cứu hoãn thuế cho doanh nghiệp. Chính phủ khi ban hành chính sách cần kèm theo quy định chi tiết để hướng dẫn thực hiện.

Về chính sách tài khoá, tháo gỡ ngay khó khăn trong việc giải ngân vốn cho công trình xây dựng cơ bản, vì nếu tiếp diễn tình trạng dồn công trình vào cuối năm mới giải ngân thì tác dụng của chính sách kích thích tổng cầu bằng tổng đầu tư công sẽ không mang lại hiệu quả.

Đề nghị Chính phủ phải có giải pháp quyết liệt, hữu hiệu để giải quyết nợ xấu; sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và nguồn vốn đối với công ty mua bán nợ để góp phần giải quyết nợ xấu.

Trong tình hình hiện nay, phải rà soát, gắn quy hoạch phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh để bảo đảm chủ quyền quốc gia; theo đó, cần tập trung đầu tư cho kinh tế biển, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển đảo, hỗ trợ ngư dân bám biển, khai thác hải sản trên vùng biển chủ quyền, xây dựng các vùng neo đậu để làm nơi hậu cần sửa chữa tàu thuyền, trú bão, cung cấp nguyên liệu cho ngư dân; cần rà soát lại để có những chính sách phù hợp đối với 15 khu kinh tế ven biển.

Bên cạnh đó, phải tập trung đầu tư nguồn lực nhiều hơn cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; bố trí 15% ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; có cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến hàng nông sản, hạn chế xuất thô; đồng thời, mở rộng thị trường để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, khắc phục tình trạng được mùa mất giá. Cần huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tập trung đầu tư cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
 
IMG_0595.JPG
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Cần xem lại toàn bộ các chủ trương đầu tư để nâng nội lực của Việt Nam; Chính phủ cần quan tâm, đầu tư bổ sung để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi trong năm 2014 từ khoản tăng thu năm 2013; có cơ chế đầu tư khoảng 50% hoặc 70% tổng mức đầu tư theo chủ trương 30a để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội các thôn, buôn thuộc xã, huyện có điều kiện khó khăn nhưng không thuộc diện hưởng chính sách 30a.

Hoạt động đầu tư công phải được kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt hơn, cần đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, kéo dài, lãng phí, kiên quyết điều hành theo đúng kế hoạch, quản lý chặt chẽ việc cấp vốn ngân sách; đẩy mạnh giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản; rà soát các dự án đầu tư chưa bố trí vốn được, chưa cần thiết, dự kiến tăng tổng mức đầu tư để tiến hành cắt giảm và chuyển vốn cho các dự án, công trình có hiệu quả; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư công. Đề nghị trong đấu thầu cần ưu tiên tiêu chí về công nghệ, không quá ưu tiên giá thầu thấp và đặc biệt không nâng giá trị gói thầu khi thực hiện dự án; các bộ, ngành phải báo cáo rõ hơn về tình hình đền bù đất đai; nghiên cứu, điều chỉnh giá thuê đất xuống bằng giá năm 2010; áp dụng mô hình đầu tư công trong lĩnh vực giao thông. Việc phân bố, sử dụng nguồn lực để triển khai các chương trình, đề án cần phải được chuẩn bị đầy đủ, chặt chẽ, tránh gây “sốc” cho xã hội (ví dụ: vấn đề đăng cai ASIAD, Đề án đổi mới sách giáo khoa...) và mất lòng tin của người dân.

Các ý kiến đề nghị phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; có giải pháp để ổn định các khu công nghiệp, khu kinh tế, bảo vệ, giúp đỡ doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài; lựa chọn kỹ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; nghiên cứu, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác dầu khí ở biển Đông. Đồng thời, đề nghị đánh giá sơ kết, tổng kết, tìm ra nguyên nhân, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển, góp phần tăng nội lực nền kinh tế; đưa ra chính sách công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; nghiên cứu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào đầu tư công.

Nông nghiệp có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế và chính trị đất nước. Vì vậy, trước tiên cần đánh giá nguyên nhân sản xuất nông nghiệp sụt giảm trong những năm qua; cần có giải pháp ứng phó với tác động của tình hình biển Đông trong thời gian tới.

Đề nghị cần đổi mới mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp; có giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp; xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, kết hợp sản xuất nguyên liệu với vùng sản xuất, giảm dần nhập khẩu nguyên liệu để phát triển nông nghiệp bền vững, hạn chế sự phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh; tăng cường tái chế trong sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí; có chính sách xây dựng các sản phẩm chủ lực và gia tăng giá trị cho hàng hóa nông sản; xây dựng mối liên kết trong sản xuất, chế biến, kinh doanh tiêu thụ; tổ chức lại thị trường tiêu thụ và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, tránh việc thương lái lợi dụng và gây thiệt hại cho nông dân; xây dựng phương thức mua, bán nông sản quy mô lớn, hình thành sàn giao dịch nông sản.

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; tăng hàm lượng khoa học, công nghệ trong nông sản, nâng cao chất lượng nông sản; quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng giống, có chương trình nội địa hóa các loại giống chất lượng cao.

Có chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách bình ổn giá cả các mặt hàng nông sản chính như cà phê, cao su, lúa gạo. Có chính sách trợ giá đầu vào cho nông nghiệp. Tăng cường quản lý giá nông sản. Có biện pháp xử lý đối với những trường hợp kinh doanh vật tư nông nghiệp không đạt chất lượng. Áp dụng bảo hiểm đối với nông sản xuất khẩu. Thành lập Quỹ bình ổn giá nông sản, Quỹ hỗ trợ nông dân. 

Đề nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực, giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tập trung các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân vào một đầu  mối. Giao địa phương quản lý, thực hiện các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Quốc hội cần có một nghị quyết về nông nghiệp; có chính sách đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển nông dân, nông thôn; ban hành Luật về sản xuất nông nghiệp. Có cơ chế khuyến khích, tăng cường cán bộ trẻ, có tâm, có trình độ, nhiệt huyết về giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Có chính sách đồng bộ và cơ chế đặc thù cho kinh tế biển, ngư dân, gắn kinh tế biển với quốc phòng, an ninh. Bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển (có thể huy động từ ngành dầu khí, giao thông, các doanh nghiệp thủy hải sản) hoặc hỗ trợ ngư dân thuê tàu với giá ưu đãi; tăng cường đóng các tàu vỏ sắt cấp đông công suất lớn trực tiếp thu mua hải sản tại nơi khai thác; có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, hỗ trợ cước phí; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền, phổ biến pháp luật quốc tế cho ngư dân; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biển đảo; quan tâm công tác hậu cần nghề cá.

Cần thực hiện tái cơ cấu công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; tăng tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế phụ thuộc nước ngoài; có giải pháp triệt để ổn định các khu công nghiệp, khu kinh tế, bảo đảm để các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả. Có giải pháp tăng năng suất lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ cần nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán để có chính sách điều hành cụ thể, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Có giải pháp để phát triển thị trường bất động sản; làm rõ hiệu quả của gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho thị trường bất động sản; điều chỉnh gói tín dụng hỗ trợ cho cả thị trường bất động sản nhà ở thương mại, không chỉ giới hạn ở nhà ở xã hội; nên chuyển nhà ở thương mại sang thành nhà ở xã hội, bán với mức giá phù hợp.

Cần xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Ngân hàng Nhà nước giảm bớt các thủ tục để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn; có chính sách giãn nợ. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục gần doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay, giúp tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp; tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp đang có khả năng phục hồi sản xuất, cần được hỗ trợ vốn. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục thuê đất.

Đẩy mạnh, củng cố sức mạnh của khối doanh nghiệp trong nước thực sự là động lực phát triển của nền kinh tế. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đúng mục tiêu và lộ trình đề ra, bảo đảm minh bạch, tránh lợi ích nhóm, chống thất thoát.

Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết nhiều việc làm cho người lao động nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Cần có số liệu đánh giá kỹ hơn về số doanh nghiệp giải thể để có giải pháp phù hợp. Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội tập trung đầu tư cho khu vực này.

Chính phủ cần có giải pháp kích cầu hợp lý, tránh dẫn đến lạm phát tăng cao trở lại. Trong thời điểm hiện nay, cần chỉ đạo kiên quyết không để tăng giá các mặt hàng thiết yếu để bình ổn thị trường; có chính sách bình ổn giá các mặt hàng nông sản chính (cà phê, cao su, lúa gạo...) để góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Chỉ đạo các ngân hàng có sự điều hành linh hoạt để đảm bảo tăng tín dụng như kế hoạch Ngân hàng nhà nước đề ra là từ 12-14% trong năm 2014; nghiên cứu, giảm bớt các thủ tục để người dân, nông dân, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay; tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp đang có khả năng phục hồi vay vốn. Bên cạnh đó, tiếp tục ổn định thị trường vàng và tỉ giá, bảo đảm an ninh tiền tệ; đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền, huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ trong dân phục vụ phát triển kinh tế đất nước, hạn chế tình trạng vàng hóa và đô la hóa./.
 
  (Nguồn: Văn phòng Quốc hội)