> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Thực hiện thống nhất tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý

Thực hiện thống nhất tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý

16/08/2022
Trước tình trạng các địa phương áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và quản lý viên chức không giống nhau, tại phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật vừa qua, lãnh đạo Bộ Nội vụ cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với quy định khung được các quy định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị ban hành; tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện thống nhất các quy định liên quan. 
 
Khắc phục bất cập trong bổ nhiệm viên chức quản lý

Thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được ban hành cơ bản đầy đủ, với trình tự, thủ tục chặt chẽ, tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, địa phương thực hiện. Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương đã được phân cấp quy định cụ thể tiêu chuẩn bổ nhiệm phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình, qua đó, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan, đơn vị quản lý viên chức. 

Tại báo cáo của Bộ Nội vụ về nội dung này cũng nêu rõ, việc phân cấp dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý nhưng tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương, thậm chí có sự khác nhau giữa các đơn vị cấp huyện trong cùng một địa phương. ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề, việc phân cấp rất phù hợp, địa phương cũng chịu, nhưng không thể để ở tỉnh Đồng Tháp bổ nhiệm viên chức quản lý theo tiêu chuẩn này, sang tỉnh Cà Mau lại theo tiêu chuẩn khác. Bộ Nội vụ có giải pháp nào để khắc phục bất cập trong bổ nhiệm viên chức quản lý này hay không? 

Giải trình vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với quy định khung được các quy định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị ban hành. Theo đó, những yêu cầu đặc thù của ngành sẽ được đưa xuống theo từng vị trí việc làm, bồi dưỡng theo từng vị trí việc làm, không đặt tiêu chuẩn cứng ở trên dẫn đến có quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực. Bộ Nội vụ cũng sẽ tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện thống nhất các quy định liên quan. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra với các địa phương, đơn vị sự nghiệp của địa phương trong thực hiện quy định pháp luật về nội dung nêu trên.

Cho biết, các địa phương rất phấn khởi về Quy định 57 của Ban Bí thư, mở đường cho ngành giáo dục - đào tạo bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó trường phổ thông, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị, Bộ Nội vụ cần sớm tham mưu Chính phủ xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện, để nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết ở các đơn vị, cơ quan.

Quản lý cấp phòng sẽ dừng ở tiêu chuẩn trung cấp lý luận chính trị

Không chỉ tiêu chuẩn trình độ quản lý khác nhau, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cũng bức xúc khi tiêu chuẩn trình độ chính trị được quy định không thống nhất. Cụ thể, Quy định số 57 của Ban Bí thư về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định rõ đối tượng đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, nhưng mỗi nơi làm một khác. Có nơi yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đối với một số chức danh, có nơi lại yêu cầu với toàn bộ chức danh, thậm chí có địa phương quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý phải là đảng viên. Tương tự, có nơi quy định chuyên viên chính được bổ nhiệm Giám đốc Sở, có nơi lại không quy định, chỉ cần chuyên viên đã được bổ nhiệm. Với chức năng, thẩm quyền được giao của Bộ Nội vụ, đại biểu Phạm Văn Hòa yêu cầu, phải đưa ra giải pháp khắc phục sự không thống nhất này.

Cũng liên quan đến việc thực hiện Quy định 57 của Ban Bí thư, ĐBQH Phan Thái Bình (Quảng Nam) nêu rõ, Quy định 57 quy định đối tượng học trung cấp lý luận chính trị là phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; hoặc quy hoạch vào các chức danh này. Theo danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở thì Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cấp huyện tương đương với phó phòng. Nhưng, theo tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiện hành, để được bổ nhiệm vào vị trí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cấp huyện phải có bằng cao cấp lý luận chính trị. Vì vậy, địa phương rất lúng túng trước bài toán "con gà có trước hay quả trứng có trước". 

Đại biểu Phan Thái Bình cũng lưu ý, dù điều kiện, tiêu chuẩn rất cần thiết được ban hành để bổ nhiệm viên chức quản lý, nhưng nếu tách rời đánh giá cơ chế, chính sách với viên chức ở đơn vị sự nghiệp là không hợp lý. Trên thực tế, điều kiện, tiêu chuẩn luôn được xem xét cùng với chế độ, chính sách trong quá trình bổ nhiệm viên chức quản lý hiện nay, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Theo ông, dù cấp Sở, phòng giáo dục ở huyện đều rất cần được nhận các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó có năng lực, kinh nghiệm công tác, có uy tín, song nếu chuyển các đơn vị mới sẽ bị mất bồi dưỡng thâm niên công tác, nên nhiều đồng chí không đồng ý luân chuyển, trong khi một đồng chí ở phòng giáo dục huyện được điều chuyển về làm lãnh đạo trường thì sẽ xung phong ngay. "Bất cập này cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ nghiên cứu, tìm giải pháp tháo gỡ. Nếu không liên thông giữa điều kiện, tiêu chuẩn với chế độ, chính sách thì sẽ không thể điều động quản lý đơn vị sự nghiệp có năng lực về cơ quan quản lý", ông Phan Thái Bình nói. 

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, do không được giữ thâm niên công tác nên khó bổ nhiệm viên chức có năng lực vào vị trí làm việc ở cấp sở, phòng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ, các bộ ngành, song ban hành một quy định điều chỉnh riêng cho ngành giáo dục và đào tạo sẽ khó thực hiện. "Sửa đổi quy định để chuyển viên chức sang cơ quan quản lý hành chính nhưng vẫn giữ chế độ riêng của ngành là mong muốn không gì hơn của ngành. Tuy nhiên, đây là điều khó thực hiện được ngay", Bộ trưởng cho biết. 

Đối với bài toán "con gà có trước hay quả trứng có trước" được đại biểu tỉnh Quảng Nam đưa ra, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, do trước đây chưa có quy định chung về tiêu chuẩn lý luận chính trị với cán bộ cấp phòng, nhưng với Quy định 57 của Ban Bí thư, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao chủ trì ban hành quy định để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, thực hiện đồng bộ tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, viên chức cấp phòng ở tất cả các tỉnh thành phố. Với quy định mới, ông Trương Hải Long khẳng định, quản lý cấp phòng sẽ dừng ở tiêu chuẩn trung cấp lý luận chính trị. 

Bên cạnh vấn đề tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo để có cán bộ quản lý giỏi ở đơn vị sự nghiệp. Chúng ta đã bồi dưỡng nhiều kiến thức cho nhà quản lý nhưng khi đi vào thực tiễn công việc cho thấy không phải kiến thức nào cũng cần với họ. Mặt khác, những sai phạm vừa qua chủ yếu liên quan đến bổ nhiệm nhân sự, tài chính, đấu thầu... đòi hỏi quản lý ở đơn vị sự nghiệp phải nắm rất chắc kiến thức, kỹ năng. Nhưng, trong các lớp bồi dưỡng quản lý chưa quan tâm đến vấn đề này, nên theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Bộ Nội vụ cần quan tâm xây dựng chính sách để có thể bồi dưỡng những nhà quản lý giỏi.
Theo daibieunhandan.vn

Thực hiện thống nhất tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý

16/08/2022
Trước tình trạng các địa phương áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và quản lý viên chức không giống nhau, tại phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật vừa qua, lãnh đạo Bộ Nội vụ cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với quy định khung được các quy định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị ban hành; tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện thống nhất các quy định liên quan. 
 
Khắc phục bất cập trong bổ nhiệm viên chức quản lý

Thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được ban hành cơ bản đầy đủ, với trình tự, thủ tục chặt chẽ, tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, địa phương thực hiện. Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương đã được phân cấp quy định cụ thể tiêu chuẩn bổ nhiệm phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình, qua đó, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan, đơn vị quản lý viên chức. 

Tại báo cáo của Bộ Nội vụ về nội dung này cũng nêu rõ, việc phân cấp dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý nhưng tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương, thậm chí có sự khác nhau giữa các đơn vị cấp huyện trong cùng một địa phương. ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề, việc phân cấp rất phù hợp, địa phương cũng chịu, nhưng không thể để ở tỉnh Đồng Tháp bổ nhiệm viên chức quản lý theo tiêu chuẩn này, sang tỉnh Cà Mau lại theo tiêu chuẩn khác. Bộ Nội vụ có giải pháp nào để khắc phục bất cập trong bổ nhiệm viên chức quản lý này hay không? 

Giải trình vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với quy định khung được các quy định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị ban hành. Theo đó, những yêu cầu đặc thù của ngành sẽ được đưa xuống theo từng vị trí việc làm, bồi dưỡng theo từng vị trí việc làm, không đặt tiêu chuẩn cứng ở trên dẫn đến có quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực. Bộ Nội vụ cũng sẽ tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện thống nhất các quy định liên quan. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra với các địa phương, đơn vị sự nghiệp của địa phương trong thực hiện quy định pháp luật về nội dung nêu trên.

Cho biết, các địa phương rất phấn khởi về Quy định 57 của Ban Bí thư, mở đường cho ngành giáo dục - đào tạo bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó trường phổ thông, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị, Bộ Nội vụ cần sớm tham mưu Chính phủ xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện, để nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết ở các đơn vị, cơ quan.

Quản lý cấp phòng sẽ dừng ở tiêu chuẩn trung cấp lý luận chính trị

Không chỉ tiêu chuẩn trình độ quản lý khác nhau, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cũng bức xúc khi tiêu chuẩn trình độ chính trị được quy định không thống nhất. Cụ thể, Quy định số 57 của Ban Bí thư về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định rõ đối tượng đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, nhưng mỗi nơi làm một khác. Có nơi yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đối với một số chức danh, có nơi lại yêu cầu với toàn bộ chức danh, thậm chí có địa phương quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý phải là đảng viên. Tương tự, có nơi quy định chuyên viên chính được bổ nhiệm Giám đốc Sở, có nơi lại không quy định, chỉ cần chuyên viên đã được bổ nhiệm. Với chức năng, thẩm quyền được giao của Bộ Nội vụ, đại biểu Phạm Văn Hòa yêu cầu, phải đưa ra giải pháp khắc phục sự không thống nhất này.

Cũng liên quan đến việc thực hiện Quy định 57 của Ban Bí thư, ĐBQH Phan Thái Bình (Quảng Nam) nêu rõ, Quy định 57 quy định đối tượng học trung cấp lý luận chính trị là phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; hoặc quy hoạch vào các chức danh này. Theo danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở thì Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cấp huyện tương đương với phó phòng. Nhưng, theo tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiện hành, để được bổ nhiệm vào vị trí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cấp huyện phải có bằng cao cấp lý luận chính trị. Vì vậy, địa phương rất lúng túng trước bài toán "con gà có trước hay quả trứng có trước". 

Đại biểu Phan Thái Bình cũng lưu ý, dù điều kiện, tiêu chuẩn rất cần thiết được ban hành để bổ nhiệm viên chức quản lý, nhưng nếu tách rời đánh giá cơ chế, chính sách với viên chức ở đơn vị sự nghiệp là không hợp lý. Trên thực tế, điều kiện, tiêu chuẩn luôn được xem xét cùng với chế độ, chính sách trong quá trình bổ nhiệm viên chức quản lý hiện nay, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Theo ông, dù cấp Sở, phòng giáo dục ở huyện đều rất cần được nhận các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó có năng lực, kinh nghiệm công tác, có uy tín, song nếu chuyển các đơn vị mới sẽ bị mất bồi dưỡng thâm niên công tác, nên nhiều đồng chí không đồng ý luân chuyển, trong khi một đồng chí ở phòng giáo dục huyện được điều chuyển về làm lãnh đạo trường thì sẽ xung phong ngay. "Bất cập này cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ nghiên cứu, tìm giải pháp tháo gỡ. Nếu không liên thông giữa điều kiện, tiêu chuẩn với chế độ, chính sách thì sẽ không thể điều động quản lý đơn vị sự nghiệp có năng lực về cơ quan quản lý", ông Phan Thái Bình nói. 

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, do không được giữ thâm niên công tác nên khó bổ nhiệm viên chức có năng lực vào vị trí làm việc ở cấp sở, phòng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ, các bộ ngành, song ban hành một quy định điều chỉnh riêng cho ngành giáo dục và đào tạo sẽ khó thực hiện. "Sửa đổi quy định để chuyển viên chức sang cơ quan quản lý hành chính nhưng vẫn giữ chế độ riêng của ngành là mong muốn không gì hơn của ngành. Tuy nhiên, đây là điều khó thực hiện được ngay", Bộ trưởng cho biết. 

Đối với bài toán "con gà có trước hay quả trứng có trước" được đại biểu tỉnh Quảng Nam đưa ra, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, do trước đây chưa có quy định chung về tiêu chuẩn lý luận chính trị với cán bộ cấp phòng, nhưng với Quy định 57 của Ban Bí thư, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao chủ trì ban hành quy định để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, thực hiện đồng bộ tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, viên chức cấp phòng ở tất cả các tỉnh thành phố. Với quy định mới, ông Trương Hải Long khẳng định, quản lý cấp phòng sẽ dừng ở tiêu chuẩn trung cấp lý luận chính trị. 

Bên cạnh vấn đề tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo để có cán bộ quản lý giỏi ở đơn vị sự nghiệp. Chúng ta đã bồi dưỡng nhiều kiến thức cho nhà quản lý nhưng khi đi vào thực tiễn công việc cho thấy không phải kiến thức nào cũng cần với họ. Mặt khác, những sai phạm vừa qua chủ yếu liên quan đến bổ nhiệm nhân sự, tài chính, đấu thầu... đòi hỏi quản lý ở đơn vị sự nghiệp phải nắm rất chắc kiến thức, kỹ năng. Nhưng, trong các lớp bồi dưỡng quản lý chưa quan tâm đến vấn đề này, nên theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Bộ Nội vụ cần quan tâm xây dựng chính sách để có thể bồi dưỡng những nhà quản lý giỏi.
Theo daibieunhandan.vn