> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện N

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

04/06/2014
Trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 và tổng kết 12 năm thi hành Luật tổ chức Quốc hội; đồng thời, để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình kỳ họp thứ 7 cho ý kiến đối với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) gồm 6 chương với 112 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, mối quan hệ giữa Quốc hội với các thiết chế khác trong bộ máy Nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Xác định đại biểu Quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của Quốc hội; Quy định cơ cấu tổ chức Ủy ban Thường vụ Quốc hội với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tiếp tục xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo hướng bảo đảm mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm để không có sự chồng chéo, trùng lắp; Xác định địa vị pháp lý của Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện là các cơ quan thuộc Quốc hội; Quy định về chức danh Tổng thư ký Quốc hội nhằm tổ chức lại các hoạt động hỗ trợ, phục vụ hoạt động Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp. Về vị trí pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội và nhiệm vụ của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội cơ bản như Luật tổ chức Quốc hội hiện hành. Dự thảo Luật cũng quy định Văn phòng Quốc hội là cơ quan thuộc Quốc hội có chức năng tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội…
Thảo luận Tổ đối với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trong buổi sáng ngày 03/6/2014, các vị đại biểu Quốc hội Tổ 14 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, Quảng Bình, Điện Biên và Gia Lai đã thảo luận sôi nổi nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đại biểu Ksor Phước đề nghị trên cơ sở xác định nội hàm, Ban soạn thảo cần làm rõ “tổ chức” hoặc “tổ chức và hoạt động”; cần cụ thể hóa Hiến pháp về chế định đại biểu Quốc hội, xác định là vấn đề chính của dự Luật. Từ Quốc hội khóa I đến khóa XIII, còn 05 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam chưa có đại diện trong Quốc hội. Để thực hiện lời của Bác Hồ tất cả các dân tộc đều có đại diện trong Quốc hội, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn hiện nay và ý nghĩa chính trị - pháp lý, đại biểu đề nghị nghiên cứu mở rộng Hội đồng Dân tộc bao gồm cả những đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số, hoặc quy định Hội đồng Dân tộc mời đại diện các dân tộc thiểu số tham gia các phiên họp của Hội đồng Dân tộc. Đại biểu đề nghị cần phải thể hiện xuyên suốt trong dự thảo Luật nguyên tắc bảo đảm quyền lực của tập thể Quốc hội, theo đó, hoạt động của các cơ quan của Quốc hội là nhằm bảo đảm quyền lực đó mà không thể quy định quyền lực của của một nhóm chỉ có thẩm quyền thực hiện chức năng. Về vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu cho rằng cần phải xuất phát từ cử tri; đây là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra, do vậy cần có thẩm quyền giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương nhằm mang tính cảnh báo cao để các cơ quan, tổ chức có liên quan phải giải trình, giải quyết nếu không thì Đoàn có quyền yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra Quốc hội xem xét nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri.
 
IMG_0710.JPG
Đại biểu Bùi Văn Cường phát biểu

Đại biểu Bùi Văn Cường quan tâm đến bố cục của dự thảo Luật, đề nghị chỉnh lý một số chương để bảo đảm tính lô-gic của dự Luật; cần quy định một điều ngay tại chương I để quy định chung tổ chức của Quốc hội bao gồm đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; bổ sung Điều 4 về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đối với hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Điều 5 về nguyên tắc hoạt động của Quốc hội, theo đó, Đoàn đại biểu Quốc hội là một trong các chủ thể bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội; cần quy định trong chương III về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với công tác cán bộ, đây là nhiệm vụ có tính chất quan trọng; bổ sung Điều 10 quy định cụ thể để xử lý đối với trường hợp Quốc hội chưa phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước vì quy định của dự thảo còn “nhẹ nhàng” cũng như Điều 66 trong trường hợp Chủ tịch nước chưa công bố pháp lệnh mà đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại. Thống nhất việc tiếp tục xác định thẩm quyền của Đoàn đại biểu Quốc hội về giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về trưng cầu ý dân, bên cạnh quy định về nội dung, thời gian trưng cầu thì đại biểu đề nghị bổ sung cách thức tổ chức trưng cầu ý dân nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện. Với tinh thần khẩn trương tổ chức thi hành Hiến pháp mới, đại biểu đề nghị quy định luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 thay vì ngày 01/7/2015 như dự thảo.

Đại biểu Hà Công Long đề cập công tác tiếp công dân của các chủ thể trong Quốc hội từ ngày 01/7/2014 sẽ được thực hiện theo quy định của Luật tiếp công dân và Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó Ban Dân nguyện sẽ tổ chức tiếp công dân trong cả nước tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Về địa vị pháp lý của Ban Dân nguyện theo dự thảo Luật, bước đầu đã có nhiều ý kiến đề nghị cần thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội với các nhiệm vụ, quyền hạn tương tự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như thẩm tra, giám sát, kiến nghị về các nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dân nguyện, song cũng có ý kiến đề nghị giữ Ban Dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội như hiện hành. Đại biểu thấy rằng, cần xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ công tác dân nguyện hiện nay và trong thời gian tới để quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân nguyện hoặc Ban Dân nguyện và xác định rõ vị trí pháp lý là “của Quốc hội” hay là “thuộc Quốc hội”; đồng thời, là cơ quan có chức năng tiếp công dân, lắng nghe các ý kiến của công dân về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và theo dõi, tập hợp, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nên cần giao cho cơ quan Dân nguyện thẩm quyền giám sát để từng bước khắc phục tình trạng đơn, thư đã qua nhiều cơ quan nhưng chưa có điểm dừng, góp phần bảo đảm công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị ngày càng đạt hiệu quả hơn./.
                                                                 Duy Hiếu

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

04/06/2014
Trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 và tổng kết 12 năm thi hành Luật tổ chức Quốc hội; đồng thời, để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình kỳ họp thứ 7 cho ý kiến đối với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) gồm 6 chương với 112 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, mối quan hệ giữa Quốc hội với các thiết chế khác trong bộ máy Nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Xác định đại biểu Quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của Quốc hội; Quy định cơ cấu tổ chức Ủy ban Thường vụ Quốc hội với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tiếp tục xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo hướng bảo đảm mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm để không có sự chồng chéo, trùng lắp; Xác định địa vị pháp lý của Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện là các cơ quan thuộc Quốc hội; Quy định về chức danh Tổng thư ký Quốc hội nhằm tổ chức lại các hoạt động hỗ trợ, phục vụ hoạt động Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp. Về vị trí pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội và nhiệm vụ của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội cơ bản như Luật tổ chức Quốc hội hiện hành. Dự thảo Luật cũng quy định Văn phòng Quốc hội là cơ quan thuộc Quốc hội có chức năng tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội…
Thảo luận Tổ đối với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trong buổi sáng ngày 03/6/2014, các vị đại biểu Quốc hội Tổ 14 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, Quảng Bình, Điện Biên và Gia Lai đã thảo luận sôi nổi nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đại biểu Ksor Phước đề nghị trên cơ sở xác định nội hàm, Ban soạn thảo cần làm rõ “tổ chức” hoặc “tổ chức và hoạt động”; cần cụ thể hóa Hiến pháp về chế định đại biểu Quốc hội, xác định là vấn đề chính của dự Luật. Từ Quốc hội khóa I đến khóa XIII, còn 05 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam chưa có đại diện trong Quốc hội. Để thực hiện lời của Bác Hồ tất cả các dân tộc đều có đại diện trong Quốc hội, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn hiện nay và ý nghĩa chính trị - pháp lý, đại biểu đề nghị nghiên cứu mở rộng Hội đồng Dân tộc bao gồm cả những đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số, hoặc quy định Hội đồng Dân tộc mời đại diện các dân tộc thiểu số tham gia các phiên họp của Hội đồng Dân tộc. Đại biểu đề nghị cần phải thể hiện xuyên suốt trong dự thảo Luật nguyên tắc bảo đảm quyền lực của tập thể Quốc hội, theo đó, hoạt động của các cơ quan của Quốc hội là nhằm bảo đảm quyền lực đó mà không thể quy định quyền lực của của một nhóm chỉ có thẩm quyền thực hiện chức năng. Về vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu cho rằng cần phải xuất phát từ cử tri; đây là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra, do vậy cần có thẩm quyền giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương nhằm mang tính cảnh báo cao để các cơ quan, tổ chức có liên quan phải giải trình, giải quyết nếu không thì Đoàn có quyền yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra Quốc hội xem xét nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri.
 
IMG_0710.JPG
Đại biểu Bùi Văn Cường phát biểu

Đại biểu Bùi Văn Cường quan tâm đến bố cục của dự thảo Luật, đề nghị chỉnh lý một số chương để bảo đảm tính lô-gic của dự Luật; cần quy định một điều ngay tại chương I để quy định chung tổ chức của Quốc hội bao gồm đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; bổ sung Điều 4 về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đối với hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Điều 5 về nguyên tắc hoạt động của Quốc hội, theo đó, Đoàn đại biểu Quốc hội là một trong các chủ thể bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội; cần quy định trong chương III về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với công tác cán bộ, đây là nhiệm vụ có tính chất quan trọng; bổ sung Điều 10 quy định cụ thể để xử lý đối với trường hợp Quốc hội chưa phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước vì quy định của dự thảo còn “nhẹ nhàng” cũng như Điều 66 trong trường hợp Chủ tịch nước chưa công bố pháp lệnh mà đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại. Thống nhất việc tiếp tục xác định thẩm quyền của Đoàn đại biểu Quốc hội về giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về trưng cầu ý dân, bên cạnh quy định về nội dung, thời gian trưng cầu thì đại biểu đề nghị bổ sung cách thức tổ chức trưng cầu ý dân nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện. Với tinh thần khẩn trương tổ chức thi hành Hiến pháp mới, đại biểu đề nghị quy định luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 thay vì ngày 01/7/2015 như dự thảo.

Đại biểu Hà Công Long đề cập công tác tiếp công dân của các chủ thể trong Quốc hội từ ngày 01/7/2014 sẽ được thực hiện theo quy định của Luật tiếp công dân và Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó Ban Dân nguyện sẽ tổ chức tiếp công dân trong cả nước tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Về địa vị pháp lý của Ban Dân nguyện theo dự thảo Luật, bước đầu đã có nhiều ý kiến đề nghị cần thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội với các nhiệm vụ, quyền hạn tương tự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như thẩm tra, giám sát, kiến nghị về các nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dân nguyện, song cũng có ý kiến đề nghị giữ Ban Dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội như hiện hành. Đại biểu thấy rằng, cần xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ công tác dân nguyện hiện nay và trong thời gian tới để quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân nguyện hoặc Ban Dân nguyện và xác định rõ vị trí pháp lý là “của Quốc hội” hay là “thuộc Quốc hội”; đồng thời, là cơ quan có chức năng tiếp công dân, lắng nghe các ý kiến của công dân về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và theo dõi, tập hợp, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nên cần giao cho cơ quan Dân nguyện thẩm quyền giám sát để từng bước khắc phục tình trạng đơn, thư đã qua nhiều cơ quan nhưng chưa có điểm dừng, góp phần bảo đảm công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị ngày càng đạt hiệu quả hơn./.
                                                                 Duy Hiếu