> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tin hoạt động: Đoàn Giám sát của Hội đồng dân tộc làm việc tại tỉnh Gia Lai

Tin hoạt động: Đoàn Giám sát của Hội đồng dân tộc làm việc tại tỉnh Gia Lai

20/08/2013
Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 8 năm 2013, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát đã tiến hành giám sát “Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh.
Đoàn giám sát đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân thành phố Pleiku, Uỷ ban nhân dân huyện Chư Sê; Trường Cao đẳng nghề Gia Lai; Trung tâm dạy nghề huyện Chư Sê; Trường Trung cấp nghề 15 (Bộ Quốc phòng) và thăm một số gia đình có lao động được hưởng chính sách đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Pleiku, huyện Chư Sê.
Qua giám sát cho thấy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai đồng bộ chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Kết quả trong 2 năm (2011-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 đã đào tạo nghề cho 14.677 lao động, có 12.904 lao động đã tốt nghiệp và 9.281 người có việc làm, tự tạo việc làm ổn định đạt 72%. Nhiều học viên đã ứng dụng các chương trình học nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất. Việc thực hiện chương trình đã tạo những chuyển biến tích cực về nhận thức và đào tạo nghề của tỉnh.

 
IMG_7072-(1).JPG
 

Tuy nhiên, để đạt kết quả cao hơn nữa trong đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, cần có phương pháp phù hợp với tập quán nhằm chuyển biến nhận thức ở vùng dân tộc thiểu số; đào tạo nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có hình thức tổ chức phù hợp các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn như tổ chức theo cụm địa phương, để tránh lãng phí và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; có hình thức đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm văn hoá, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
 
IMG_7084.JPG

Trưởng Đoàn giám sát đã đánh giá cao kết quả của tỉnh đã đạt được trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, lưu ý chương trình này kéo dài đến năm 2020, do vậy Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn; việc đào tạo cần gắn với địa chỉ là các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động; chú ý xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực tâm huyết và am hiểu tập quán văn hoá của địa phương.
Về các kiến nghị của tỉnh, đoàn giám sát ghi nhận và sẽ tổng hợp, báo cáo với UBTV Quốc hội.
Đức Thú

Tin hoạt động: Đoàn Giám sát của Hội đồng dân tộc làm việc tại tỉnh Gia Lai

20/08/2013
Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 8 năm 2013, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát đã tiến hành giám sát “Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh.
Đoàn giám sát đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân thành phố Pleiku, Uỷ ban nhân dân huyện Chư Sê; Trường Cao đẳng nghề Gia Lai; Trung tâm dạy nghề huyện Chư Sê; Trường Trung cấp nghề 15 (Bộ Quốc phòng) và thăm một số gia đình có lao động được hưởng chính sách đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Pleiku, huyện Chư Sê.
Qua giám sát cho thấy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai đồng bộ chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Kết quả trong 2 năm (2011-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 đã đào tạo nghề cho 14.677 lao động, có 12.904 lao động đã tốt nghiệp và 9.281 người có việc làm, tự tạo việc làm ổn định đạt 72%. Nhiều học viên đã ứng dụng các chương trình học nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất. Việc thực hiện chương trình đã tạo những chuyển biến tích cực về nhận thức và đào tạo nghề của tỉnh.

 
IMG_7072-(1).JPG
 

Tuy nhiên, để đạt kết quả cao hơn nữa trong đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, cần có phương pháp phù hợp với tập quán nhằm chuyển biến nhận thức ở vùng dân tộc thiểu số; đào tạo nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có hình thức tổ chức phù hợp các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn như tổ chức theo cụm địa phương, để tránh lãng phí và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; có hình thức đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm văn hoá, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
 
IMG_7084.JPG

Trưởng Đoàn giám sát đã đánh giá cao kết quả của tỉnh đã đạt được trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, lưu ý chương trình này kéo dài đến năm 2020, do vậy Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn; việc đào tạo cần gắn với địa chỉ là các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động; chú ý xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực tâm huyết và am hiểu tập quán văn hoá của địa phương.
Về các kiến nghị của tỉnh, đoàn giám sát ghi nhận và sẽ tổng hợp, báo cáo với UBTV Quốc hội.
Đức Thú