> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

27/09/2022
Sáng 27-9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 49 điểm cầu Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
 
 Tham gia hội nghị có đại diện Thường trực Chính phủ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các bộ, ngành Trung ương, các đại biểu Quốc hội chuyên trách Trung ương… Phía điểm cầu Gia Lai có đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đại biểu Quốc hội khóa XV (công tác tại địa phương) cùng đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh…
 
image001.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai.
 
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thượng tướng Trần Quang Phương-Phó Chủ tịch Quốc hội-nhấn mạnh: Tinh thần xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay là tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó, việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt. Cùng với công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đổi mới, tăng cường thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. 

 Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Yêu cầu đặt ra đối với công tác giám sát của Quốc hội là phải bảo đảm đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, đồng thời, phải đáp ứng và gắn với yêu cầu đổi mới hoạt động giám sát theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị. Chủ động huy động tối đa sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong triển khai để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Chú trọng công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông và hoạt động phục vụ giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội về hoạt động và kết quả giám sát. 

 Trong năm 2022, các hoạt động giám sát đã được Quốc hội chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả, đầy đủ trên các phương diện: xem xét báo cáo của các cơ quan; chất vấn và trả lời chất vấn, phiên giải trình; về hoạt động giám sát chuyên đề; hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri… Trong số các giám sát thường niên, không chỉ 4 chuyên đề được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát có sự thay đổi rõ rệt, mà các nhiệm vụ khác, lĩnh vực khác đều có sự nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan, sâu sát, tăng tính trách nhiệm, tránh tính hình thức. Hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng”, mang tính thời sự, giải tỏa bức xúc trong xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; đồng thời, giúp giảm tải đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... 

 Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, chương trình, kế hoạch nhiệm kỳ của Quốc hội. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong thời gian tới cần quan tâm triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp ở nhiều khía cạnh như: giám sát chuyên đề, xem xét báo cáo, thực hiện chất vấn, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc trả lời kiến nghị, giải quyết khiếu nại của các cơ quan… 

 Trong năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 2 chuyên đề: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” dự kiến báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” sẽ báo cáo tại kỳ họp thứ 6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 2 chuyên đề về: “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” dự kiến báo cáo tại phiên họp tháng 8-2023 và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” sẽ báo cáo tại phiên họp tháng 9-2023.

 Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu ra những khó khăn, bất cập cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong năm 2023 và những năm tiếp theo. 
 
image003.jpg
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai dự hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Hội nghị này là dịp để cùng nhìn lại, đánh giá việc triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ giám sát năm 2022; rút ra những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, các cải tiến được đánh giá hiệu quả, sáng tạo. Đồng thời, cùng trao đổi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cùng nhau rút kinh nghiệm, thống nhất nhận thức và hành động để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023. 
 Để triển khai có hiệu quả Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan quan tâm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trong báo cáo. Đồng thời, nhấn mạnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là yêu cầu tại văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng về “đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội”; xác định việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát là một nội dung quan trọng, khâu then chốt trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam. 

 “Tiếp tục nghiên cứu xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nâng cao chất lượng xây dựng chương trình giám sát; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai hoạt động giám sát; tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Quốc hội với các tổ chức đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong hoạt động giám sát để phát huy vai trò giám sát của mỗi cơ quan, cùng tạo sức cộng hưởng thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát quyền lực…”-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị.
Theo baogialai.com.vn

Triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

27/09/2022
Sáng 27-9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 49 điểm cầu Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
 
 Tham gia hội nghị có đại diện Thường trực Chính phủ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các bộ, ngành Trung ương, các đại biểu Quốc hội chuyên trách Trung ương… Phía điểm cầu Gia Lai có đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đại biểu Quốc hội khóa XV (công tác tại địa phương) cùng đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh…
 
image001.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai.
 
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thượng tướng Trần Quang Phương-Phó Chủ tịch Quốc hội-nhấn mạnh: Tinh thần xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay là tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó, việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt. Cùng với công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đổi mới, tăng cường thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. 

 Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Yêu cầu đặt ra đối với công tác giám sát của Quốc hội là phải bảo đảm đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, đồng thời, phải đáp ứng và gắn với yêu cầu đổi mới hoạt động giám sát theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị. Chủ động huy động tối đa sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong triển khai để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Chú trọng công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông và hoạt động phục vụ giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội về hoạt động và kết quả giám sát. 

 Trong năm 2022, các hoạt động giám sát đã được Quốc hội chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả, đầy đủ trên các phương diện: xem xét báo cáo của các cơ quan; chất vấn và trả lời chất vấn, phiên giải trình; về hoạt động giám sát chuyên đề; hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri… Trong số các giám sát thường niên, không chỉ 4 chuyên đề được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát có sự thay đổi rõ rệt, mà các nhiệm vụ khác, lĩnh vực khác đều có sự nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan, sâu sát, tăng tính trách nhiệm, tránh tính hình thức. Hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng”, mang tính thời sự, giải tỏa bức xúc trong xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; đồng thời, giúp giảm tải đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... 

 Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, chương trình, kế hoạch nhiệm kỳ của Quốc hội. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong thời gian tới cần quan tâm triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp ở nhiều khía cạnh như: giám sát chuyên đề, xem xét báo cáo, thực hiện chất vấn, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc trả lời kiến nghị, giải quyết khiếu nại của các cơ quan… 

 Trong năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 2 chuyên đề: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” dự kiến báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” sẽ báo cáo tại kỳ họp thứ 6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 2 chuyên đề về: “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” dự kiến báo cáo tại phiên họp tháng 8-2023 và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” sẽ báo cáo tại phiên họp tháng 9-2023.

 Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu ra những khó khăn, bất cập cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong năm 2023 và những năm tiếp theo. 
 
image003.jpg
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai dự hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Hội nghị này là dịp để cùng nhìn lại, đánh giá việc triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ giám sát năm 2022; rút ra những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, các cải tiến được đánh giá hiệu quả, sáng tạo. Đồng thời, cùng trao đổi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cùng nhau rút kinh nghiệm, thống nhất nhận thức và hành động để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023. 
 Để triển khai có hiệu quả Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan quan tâm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trong báo cáo. Đồng thời, nhấn mạnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là yêu cầu tại văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng về “đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội”; xác định việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát là một nội dung quan trọng, khâu then chốt trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam. 

 “Tiếp tục nghiên cứu xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nâng cao chất lượng xây dựng chương trình giám sát; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai hoạt động giám sát; tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Quốc hội với các tổ chức đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong hoạt động giám sát để phát huy vai trò giám sát của mỗi cơ quan, cùng tạo sức cộng hưởng thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát quyền lực…”-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị.
Theo baogialai.com.vn