> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn: Sẽ giám sát, theo dõi việc giải quyết kiến nghị c

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn: Sẽ giám sát, theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri

23/06/2022
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, ngày 21-6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc với cử tri TP. Pleiku và tiếp xúc chuyên đề với Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN). Tại các buổi tiếp xúc, cử tri đã có nhiều ý kiến, kiến nghị tâm huyết, trách nhiệm gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
 
Dự buổi tiếp xúc về phía Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có các ông, bà: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Đại tá Đinh Văn Thê-Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Rơ Châm HPhik-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Păh.

Tham dự các buổi tiếp xúc cử tri còn có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo TP. Pleiku.
 
 image001.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu 
tại buổi tiếp xúc cử tri TP. Pleiku. 

Kiến nghị nhiều vấn đề về kinh tế-xã hội

Sau khi nghe đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, cử tri TP. Pleiku đều đánh giá cao chất lượng của kỳ họp cũng như tinh thần trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội tỉnh. Bên cạnh đó, cử tri đã có nhiều ý kiến, kiến nghị về các vấn đề như: các bộ, ngành liên quan cần tăng cường quản lý và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo; tiến độ triển khai các dự án chậm gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; công tác quản lý đất đai, quy hoạch còn bất cập...  

Cử tri Nguyễn Ngọc Tuyền (thôn 1, xã Chư Á) kiến nghị: “Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cần tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, tránh tình trạng chạy theo thành tích, đánh giá không đúng thực chất nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và người dân thực sự được hưởng lợi từ chương trình. Ngoài ra, tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền chỉ đạo đơn vị liên quan đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình nâng cấp, sửa chữa tuyến quốc lộ 19, đường Nguyễn Chí Thanh”.

Còn cử tri Trần Thị Hường (tổ 1, phường Tây Sơn) nêu ý kiến: “Chương trình học hiện nay quá nặng, các cháu không có thời gian để vui chơi, giải trí. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do đó, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với tình hình mới”.

Trong khi đó, cử tri Đặng Hữu Lộc (tổ 5, phường Ia Kring) cho rằng: “Dự án Trung tâm Thương mại Pleiku được tỉnh kêu gọi đầu tư cả chục năm nay nhưng giờ vẫn chưa triển khai. Trong khi đó, Trung tâm Thương mại Pleiku hiện đã xuống cấp, nhếch nhác, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Để xứng tầm là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TP. Pleiku cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh triển khai dự án này”.
 
 image003.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn (thứ 2 từ trái sang) 
trao đổi với các đại biểu bên lề buổi tiếp xúc chuyên đề với Sở Khoa học và Công nghệ. 

Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND TP. Pleiku dựa trên chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình trả lời một số nội dung liên quan.

Phát biểu kết luận buổi tiếp xúc tại Pleiku, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri cũng như sự chia sẻ với những khó khăn của đất nước, của tỉnh trong bối cảnh tình hình dịch bệnh, an ninh thế giới còn diễn biến phức tạp. Đồng thời, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết: Đối với nhóm vấn đề liên quan đến chính sách thuộc thẩm quyền của Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp, chuyển đến cơ quan chức năng sớm có ý kiến giải trình cho cử tri và người dân. Đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh, TP. Pleiku thì Đoàn sẽ tổng hợp, đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND thành phố sớm giải quyết. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng sẽ giám sát, theo dõi tiến độ giải quyết các vụ việc được cử tri kiến nghị.

Gỡ khó trong lĩnh vực KH-CN

Tham gia ý kiến tại buổi tiếp xúc, Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Nam Hải cho biết: Thời gian qua, Sở luôn bám sát các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ KH-CN để triển khai các nhiệm vụ được giao, góp phần đẩy mạnh phát triển toàn diện các hoạt động KH-CN trên địa bàn. Công tác quản lý và hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-CN vào sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến công nghệ cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đã được triển khai mạnh mẽ hơn; hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu được các doanh nghiệp quan tâm.
 
“Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về quản lý các nhiệm vụ KH-CN cấp cơ sở dẫn đến các địa phương lúng túng trong công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ. Ngoài ra, do chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động KH-CN, nhất là đổi mới dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ mới chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Tỉnh cũng chưa có quy định cụ thể về mức hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm OCOP nên gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Đặc biệt, khối lượng công việc ngày càng nhiều, biên chế mỏng, không có bộ phận quản lý chuyên trách về KH-CN cấp huyện nên khó khăn cho hoạt động KH-CN ở cơ sở”-Giám đốc Sở KH-CN nêu ý kiến.

Nói về những khó khăn của đơn vị sau khi thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính, ông Ngô Xuân Hòa-Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh-cho rằng: Sau khi tự chủ thì đơn vị bị cắt toàn bộ biên chế (trước đó có 9 biên chế). Do không có biên chế nên gây khó khăn trong việc quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo. Vì vậy, đề nghị tỉnh quan tâm bổ sung biên chế cho Trung tâm để tạo thuận lợi trong việc bổ nhiệm, quy hoạch cũng như thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm hiện có 30 nhân sự, nguồn lực hạn chế, trong khi hoạt động của Trung tâm là tự thu, tự chi nên đời sống của viên chức còn nhiều khó khăn.
 
 image005.jpg
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri TP. Pleiku. 

Còn ông Lê Minh Hải-Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH-CN tỉnh thì cho biết: Trung tâm là đơn vị tự chủ 100% về chi thường xuyên. Hiện nhân sự của đơn vị có 26 người. Trung tâm cũng đang gặp khó khăn trong việc phê duyệt phương án tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21-6-2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Cùng với đó, do Trung tâm không được giao biên chế nên gặp khó trong quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo. Trong triển khai các nhiệm vụ KH-CN, chức năng chính của Trung tâm là ứng dụng, nghiên cứu các mô hình sản xuất, các ứng dụng tiến bộ khoa học mới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng năm, Trung tâm được giao triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH-CN cấp cơ sở. Tuy nhiên, kinh phí giao hàng năm cho đơn vị còn hạn chế và việc cấp kinh phí cũng chậm hơn so với tiến độ dẫn đến việc triển khai các nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không hoàn thành.

Phát biểu kết luận buổi tiếp xúc, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn ghi nhận và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của ngành KH-CN trong thời gian qua. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định, KH-CN đóng vai trò then chốt của then chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Do đó, đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, giải quyết kịp thời những vướng mắc thuộc thẩm quyền như bộ máy, biên chế, phân công nhiệm vụ... tại các đơn vị trực thuộc Sở KH-CN. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần phối hợp tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch xây dựng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ của Sở KH-CN nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung nhằm giải quyết thấu đáo vấn đề này. Ngoài ra, Sở KH-CN cần nhanh chóng thống kê 17 huyện, thị xã, thành phố có bao nhiêu cán bộ phụ trách, kiêm nhiệm lĩnh vực KH-CN để có cơ sở đề xuất UBND tỉnh giải quyết. Đối với những vấn đề thuộc về Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ chắt lọc, tổng hợp toàn bộ để chuyển các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

“Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, chúng tôi mong muốn trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác KH-CN của tỉnh tiếp tục phát huy sáng tạo, có những sáng kiến, đề xuất hiệu quả để góp phần phát triển tỉnh Gia Lai nhanh, bền vững như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra”-Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh mong muốn.
 Theo baogialai.com.vn

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn: Sẽ giám sát, theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri

23/06/2022
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, ngày 21-6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc với cử tri TP. Pleiku và tiếp xúc chuyên đề với Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN). Tại các buổi tiếp xúc, cử tri đã có nhiều ý kiến, kiến nghị tâm huyết, trách nhiệm gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
 
Dự buổi tiếp xúc về phía Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có các ông, bà: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Đại tá Đinh Văn Thê-Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Rơ Châm HPhik-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Păh.

Tham dự các buổi tiếp xúc cử tri còn có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo TP. Pleiku.
 
 image001.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu 
tại buổi tiếp xúc cử tri TP. Pleiku. 

Kiến nghị nhiều vấn đề về kinh tế-xã hội

Sau khi nghe đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, cử tri TP. Pleiku đều đánh giá cao chất lượng của kỳ họp cũng như tinh thần trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội tỉnh. Bên cạnh đó, cử tri đã có nhiều ý kiến, kiến nghị về các vấn đề như: các bộ, ngành liên quan cần tăng cường quản lý và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo; tiến độ triển khai các dự án chậm gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; công tác quản lý đất đai, quy hoạch còn bất cập...  

Cử tri Nguyễn Ngọc Tuyền (thôn 1, xã Chư Á) kiến nghị: “Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cần tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, tránh tình trạng chạy theo thành tích, đánh giá không đúng thực chất nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và người dân thực sự được hưởng lợi từ chương trình. Ngoài ra, tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền chỉ đạo đơn vị liên quan đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình nâng cấp, sửa chữa tuyến quốc lộ 19, đường Nguyễn Chí Thanh”.

Còn cử tri Trần Thị Hường (tổ 1, phường Tây Sơn) nêu ý kiến: “Chương trình học hiện nay quá nặng, các cháu không có thời gian để vui chơi, giải trí. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do đó, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với tình hình mới”.

Trong khi đó, cử tri Đặng Hữu Lộc (tổ 5, phường Ia Kring) cho rằng: “Dự án Trung tâm Thương mại Pleiku được tỉnh kêu gọi đầu tư cả chục năm nay nhưng giờ vẫn chưa triển khai. Trong khi đó, Trung tâm Thương mại Pleiku hiện đã xuống cấp, nhếch nhác, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Để xứng tầm là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TP. Pleiku cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh triển khai dự án này”.
 
 image003.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn (thứ 2 từ trái sang) 
trao đổi với các đại biểu bên lề buổi tiếp xúc chuyên đề với Sở Khoa học và Công nghệ. 

Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND TP. Pleiku dựa trên chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình trả lời một số nội dung liên quan.

Phát biểu kết luận buổi tiếp xúc tại Pleiku, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri cũng như sự chia sẻ với những khó khăn của đất nước, của tỉnh trong bối cảnh tình hình dịch bệnh, an ninh thế giới còn diễn biến phức tạp. Đồng thời, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết: Đối với nhóm vấn đề liên quan đến chính sách thuộc thẩm quyền của Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp, chuyển đến cơ quan chức năng sớm có ý kiến giải trình cho cử tri và người dân. Đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh, TP. Pleiku thì Đoàn sẽ tổng hợp, đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND thành phố sớm giải quyết. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng sẽ giám sát, theo dõi tiến độ giải quyết các vụ việc được cử tri kiến nghị.

Gỡ khó trong lĩnh vực KH-CN

Tham gia ý kiến tại buổi tiếp xúc, Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Nam Hải cho biết: Thời gian qua, Sở luôn bám sát các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ KH-CN để triển khai các nhiệm vụ được giao, góp phần đẩy mạnh phát triển toàn diện các hoạt động KH-CN trên địa bàn. Công tác quản lý và hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-CN vào sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến công nghệ cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đã được triển khai mạnh mẽ hơn; hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu được các doanh nghiệp quan tâm.
 
“Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về quản lý các nhiệm vụ KH-CN cấp cơ sở dẫn đến các địa phương lúng túng trong công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ. Ngoài ra, do chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động KH-CN, nhất là đổi mới dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ mới chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Tỉnh cũng chưa có quy định cụ thể về mức hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm OCOP nên gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Đặc biệt, khối lượng công việc ngày càng nhiều, biên chế mỏng, không có bộ phận quản lý chuyên trách về KH-CN cấp huyện nên khó khăn cho hoạt động KH-CN ở cơ sở”-Giám đốc Sở KH-CN nêu ý kiến.

Nói về những khó khăn của đơn vị sau khi thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính, ông Ngô Xuân Hòa-Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh-cho rằng: Sau khi tự chủ thì đơn vị bị cắt toàn bộ biên chế (trước đó có 9 biên chế). Do không có biên chế nên gây khó khăn trong việc quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo. Vì vậy, đề nghị tỉnh quan tâm bổ sung biên chế cho Trung tâm để tạo thuận lợi trong việc bổ nhiệm, quy hoạch cũng như thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm hiện có 30 nhân sự, nguồn lực hạn chế, trong khi hoạt động của Trung tâm là tự thu, tự chi nên đời sống của viên chức còn nhiều khó khăn.
 
 image005.jpg
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri TP. Pleiku. 

Còn ông Lê Minh Hải-Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH-CN tỉnh thì cho biết: Trung tâm là đơn vị tự chủ 100% về chi thường xuyên. Hiện nhân sự của đơn vị có 26 người. Trung tâm cũng đang gặp khó khăn trong việc phê duyệt phương án tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21-6-2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Cùng với đó, do Trung tâm không được giao biên chế nên gặp khó trong quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo. Trong triển khai các nhiệm vụ KH-CN, chức năng chính của Trung tâm là ứng dụng, nghiên cứu các mô hình sản xuất, các ứng dụng tiến bộ khoa học mới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng năm, Trung tâm được giao triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH-CN cấp cơ sở. Tuy nhiên, kinh phí giao hàng năm cho đơn vị còn hạn chế và việc cấp kinh phí cũng chậm hơn so với tiến độ dẫn đến việc triển khai các nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không hoàn thành.

Phát biểu kết luận buổi tiếp xúc, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn ghi nhận và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của ngành KH-CN trong thời gian qua. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định, KH-CN đóng vai trò then chốt của then chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Do đó, đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, giải quyết kịp thời những vướng mắc thuộc thẩm quyền như bộ máy, biên chế, phân công nhiệm vụ... tại các đơn vị trực thuộc Sở KH-CN. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần phối hợp tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch xây dựng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ của Sở KH-CN nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung nhằm giải quyết thấu đáo vấn đề này. Ngoài ra, Sở KH-CN cần nhanh chóng thống kê 17 huyện, thị xã, thành phố có bao nhiêu cán bộ phụ trách, kiêm nhiệm lĩnh vực KH-CN để có cơ sở đề xuất UBND tỉnh giải quyết. Đối với những vấn đề thuộc về Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ chắt lọc, tổng hợp toàn bộ để chuyển các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

“Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, chúng tôi mong muốn trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác KH-CN của tỉnh tiếp tục phát huy sáng tạo, có những sáng kiến, đề xuất hiệu quả để góp phần phát triển tỉnh Gia Lai nhanh, bền vững như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra”-Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh mong muốn.
 Theo baogialai.com.vn