> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và cấp giấy khai sinh cho trẻ em là quyền của con người

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và cấp giấy khai sinh cho trẻ em là quyền của con người

28/10/2014
Ngày 28/10/2014, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về 2 dự thảo Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân.

Đối với Luật hộ tịch, nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Các vị đại biểu Quốc hội cũng góp nhiều ý kiến phong phú, cụ thể và xác đáng vào nhiều nội dung của dự thảo Luật này, cụ thể:

Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Điều 5: Các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và các cơ quan đại diện của Việt Nam thực hiện việc đăng ký hộ tịch.

Về nguyên tắc, thủ tục, thời hạn đăng ký hộ tịch quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 8: Có rất nhiều ý kiến góp ý, nhất là cân nhắc quy định thời hạn, quy định một số thủ tục hành chính cho gọn, đỡ phức tạp, tránh gây phiền hà cho nhân dân và bảo đảm tính khả thi. Đại biểu đề nghị quy định thêm một chi tiết, một sự kiện hộ tịch liên quan đến trạng thái hôn nhân của công dân. Đó là, xác nhận tình trạng độc thân và phải ghi vào sổ hộ tịch của địa phương đó để làm căn cứ.

Về việc cấp giấy khai sinh quy định tại Điều 16, Điều 36: Hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu nhất trí với dự thảo là việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và cấp giấy khai sinh cho trẻ em là quyền của con người. Ở đây cấp không chỉ cho công dân Việt Nam mà cấp cho cả người nước ngoài và người không có quốc tịch. Việc cấp giấy khai sinh này là từ lúc sinh ra. Qua thảo luận, vấn đề này các đại biểu Quốc hội đồng ý rất cao.

Về công chức làm công tác hộ tịch quy định tại Điều 72: Các vị đại biểu Quốc hội cũng cho nhiều ý kiến về việc bố trí công chức làm nhiệm vụ tư pháp - hộ tịch ở cấp xã như thế nào cho hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư, đặc điểm văn hóa truyền thống ở một số vùng, miền cho phù hợp. Nhiều ý kiến tán thành với dự thảo là nên giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ, công chức tư pháp này. Cũng có ý kiến đề nghị không nên quy định mà giữ như quy định tại Điều 61 của Luật cán bộ, công chức, trong đó đã quy định về cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong Luật cán bộ, công chức.

Về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử: Các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành cần phải có cơ sở dữ liệu điện tử về hộ tịch để kết nối thông tin, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính thuận tiện, sau này kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các đại biểu Quốc hội cũng góp ý nhiều vấn đề cụ thể như lệ phí hộ tịch... Ngoài trường hợp quy định tại Điều 11 đối với người nghèo, đề nghị bổ sung đối tượng là người tham gia kháng chiến, người có công với cách mạng, nhất là người khuyết tật, để bảo đảm tính tương thích của luật này với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật mà tới đây Quốc hội sẽ phê chuẩn.

Về kỹ thuật của dự thảo Luật: Các đại biểu Quốc hội đề nghị sắp xếp lại bố cục một số điều hoặc giảm một số điều nếu như đã trùng lặp với nội dung của một số điều khác. Cần dùng thuật ngữ cho thống nhất như quyền của người đăng ký sự kiện hộ tịch là nơi thường trú, tạm trú, sinh sống, nhưng một số điều trong dự thảo Luật chỉ quy định nơi thường trú.

Đối với Luật căn cước công dân, các đại biểu đã nhận được nhiều góp ý và kiến nghị của cử tri chưa nên thực hiện việc cấp thẻ căn cước công dân cho giai đoạn trẻ em chưa đủ 14 tuổi, mà vẫn thực hiện giấy khai sinh như hiện hành. Hiện dự thảo Luật hộ tịch vẫn quy định cấp giấy khai sinh, mặt khác cần có sự quy định thống nhất trong dự thảo Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch đối với công dân ở giai đoạn chưa đủ 14 tuổi về việc cấp giấy khai sinh hay thẻ căn cước

Khoản 3, Điều 32 của dự thảo Luật  khẳng định chính sách nhà nước là bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc bảo đảm ngân sách ở đây bao gồm cả ngân sách cho nguồn nhân lực, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội đặc thù cho đội ngũ làm công tác này theo chế độ của lực lượng vũ trang.

Do đó, càng cần phải làm rõ đối tượng của chính sách là ai, đánh giá dự báo tác động và khả năng ngân sách về bộ máy biên chế. Để bảo đảm tính khả thi của quy định này, cần lưu ý rằng theo dự thảo Luật thì đây là vấn đề cần được ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020, nhưng chưa có dự báo tác động toàn diện. Hồ sơ trình dự án luật từ kỳ họp trước đến giờ phút này chỉ có một bản dự toán kinh phí cho dự án sản xuất cấp và quản lý cơ sở giấy tờ về căn cước công dân với giá trị khoảng 467 tỷ đồng, chưa hoàn toàn có đánh giá dự báo tác động toàn diện, ít nhất là khía cạnh xem xét tính khả thi của khả năng ngân sách.
 
Cac-đai-bieu-Quoc-hoi-tham-gia-phien-hop-toan-the.JPG
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp toàn thể

Theo Khoản 1, Điều 9 của dự thảo Luật căn cước công dân, có thể thấy cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chứa 14 trường thông tin, trong đó 10 trường thông tin về hộ tịch, 4 trường thông tin về hộ khẩu. Như vậy, có thể nói thông tin ở trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vừa lặp lại, vừa là một phần của cơ sở dữ liệu về hộ tịch. Do đó, ngân sách nhà nước phải cùng một lúc đầu tư cho việc xây dựng duy trì nhiều cơ sở dữ liệu. Đây là bất cập lớn của sự phân lập công tác quản lý dân cư của nhà nước ta đã tồn tại nhiều năm qua, từ chỗ quản lý theo một mô hình tập trung do một cơ quan thực hiện ở giai đoạn trước năm 1960, bây giờ chúng ta phân lập thành nhiều lĩnh vực quản lý, làm hình thành nhiều hệ thống quản lý khác nhau như hộ tịch, hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, lý lịch tư pháp. Điều này, có thể khiến bộ hệ thống quản lý dân cư của Việt Nam ngày càng khó nhận dạng với càng nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành về hộ tịch, quốc tịch, cư trú, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, tàng thư căn cước, lý lịch tư pháp đã và đang được ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng.

Thông tin về một người dân cùng một lúc trở thành đối tượng quản lý của nhiều hệ thống khác nhau, luôn tồn tại nhu cầu tăng biên chế cho các cơ quan quản lý dân cư. Trong khi khả năng tích hợp thông tin, để nâng cao hiệu quả và khắc phục những bất cập trong việc thực hiện các chính sách quản lý về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công, bảo trợ xã hội, v.v... hoàn toàn chưa có. Thực chất bộ máy của chúng ta hiện đang sử dụng một nguồn nhân lực rất lớn làm công tác này, rải rác ở nhiều bộ, ngành khác nhau. Do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ và tính toán khả năng thích hợp các lĩnh vực quản lý dân cư trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ để phúc đáp yêu cầu xây dựng một hệ thống quản lý thực sự hiệu quả tương xứng với sự đầu tư của nhà nước.

Riêng vấn đề độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân, do còn nhiều ý kiến khác nhau và liên quan đến dự án Luật hộ tịch, cần có sự thống nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ có phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, trước khi trình Quốc hội thông qua 2 dự thảo luật này./.

 
Duy Hiếu (lược ghi)

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và cấp giấy khai sinh cho trẻ em là quyền của con người

28/10/2014
Ngày 28/10/2014, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về 2 dự thảo Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân.

Đối với Luật hộ tịch, nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Các vị đại biểu Quốc hội cũng góp nhiều ý kiến phong phú, cụ thể và xác đáng vào nhiều nội dung của dự thảo Luật này, cụ thể:

Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Điều 5: Các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và các cơ quan đại diện của Việt Nam thực hiện việc đăng ký hộ tịch.

Về nguyên tắc, thủ tục, thời hạn đăng ký hộ tịch quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 8: Có rất nhiều ý kiến góp ý, nhất là cân nhắc quy định thời hạn, quy định một số thủ tục hành chính cho gọn, đỡ phức tạp, tránh gây phiền hà cho nhân dân và bảo đảm tính khả thi. Đại biểu đề nghị quy định thêm một chi tiết, một sự kiện hộ tịch liên quan đến trạng thái hôn nhân của công dân. Đó là, xác nhận tình trạng độc thân và phải ghi vào sổ hộ tịch của địa phương đó để làm căn cứ.

Về việc cấp giấy khai sinh quy định tại Điều 16, Điều 36: Hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu nhất trí với dự thảo là việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và cấp giấy khai sinh cho trẻ em là quyền của con người. Ở đây cấp không chỉ cho công dân Việt Nam mà cấp cho cả người nước ngoài và người không có quốc tịch. Việc cấp giấy khai sinh này là từ lúc sinh ra. Qua thảo luận, vấn đề này các đại biểu Quốc hội đồng ý rất cao.

Về công chức làm công tác hộ tịch quy định tại Điều 72: Các vị đại biểu Quốc hội cũng cho nhiều ý kiến về việc bố trí công chức làm nhiệm vụ tư pháp - hộ tịch ở cấp xã như thế nào cho hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư, đặc điểm văn hóa truyền thống ở một số vùng, miền cho phù hợp. Nhiều ý kiến tán thành với dự thảo là nên giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ, công chức tư pháp này. Cũng có ý kiến đề nghị không nên quy định mà giữ như quy định tại Điều 61 của Luật cán bộ, công chức, trong đó đã quy định về cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong Luật cán bộ, công chức.

Về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử: Các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành cần phải có cơ sở dữ liệu điện tử về hộ tịch để kết nối thông tin, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính thuận tiện, sau này kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các đại biểu Quốc hội cũng góp ý nhiều vấn đề cụ thể như lệ phí hộ tịch... Ngoài trường hợp quy định tại Điều 11 đối với người nghèo, đề nghị bổ sung đối tượng là người tham gia kháng chiến, người có công với cách mạng, nhất là người khuyết tật, để bảo đảm tính tương thích của luật này với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật mà tới đây Quốc hội sẽ phê chuẩn.

Về kỹ thuật của dự thảo Luật: Các đại biểu Quốc hội đề nghị sắp xếp lại bố cục một số điều hoặc giảm một số điều nếu như đã trùng lặp với nội dung của một số điều khác. Cần dùng thuật ngữ cho thống nhất như quyền của người đăng ký sự kiện hộ tịch là nơi thường trú, tạm trú, sinh sống, nhưng một số điều trong dự thảo Luật chỉ quy định nơi thường trú.

Đối với Luật căn cước công dân, các đại biểu đã nhận được nhiều góp ý và kiến nghị của cử tri chưa nên thực hiện việc cấp thẻ căn cước công dân cho giai đoạn trẻ em chưa đủ 14 tuổi, mà vẫn thực hiện giấy khai sinh như hiện hành. Hiện dự thảo Luật hộ tịch vẫn quy định cấp giấy khai sinh, mặt khác cần có sự quy định thống nhất trong dự thảo Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch đối với công dân ở giai đoạn chưa đủ 14 tuổi về việc cấp giấy khai sinh hay thẻ căn cước

Khoản 3, Điều 32 của dự thảo Luật  khẳng định chính sách nhà nước là bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc bảo đảm ngân sách ở đây bao gồm cả ngân sách cho nguồn nhân lực, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội đặc thù cho đội ngũ làm công tác này theo chế độ của lực lượng vũ trang.

Do đó, càng cần phải làm rõ đối tượng của chính sách là ai, đánh giá dự báo tác động và khả năng ngân sách về bộ máy biên chế. Để bảo đảm tính khả thi của quy định này, cần lưu ý rằng theo dự thảo Luật thì đây là vấn đề cần được ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020, nhưng chưa có dự báo tác động toàn diện. Hồ sơ trình dự án luật từ kỳ họp trước đến giờ phút này chỉ có một bản dự toán kinh phí cho dự án sản xuất cấp và quản lý cơ sở giấy tờ về căn cước công dân với giá trị khoảng 467 tỷ đồng, chưa hoàn toàn có đánh giá dự báo tác động toàn diện, ít nhất là khía cạnh xem xét tính khả thi của khả năng ngân sách.
 
Cac-đai-bieu-Quoc-hoi-tham-gia-phien-hop-toan-the.JPG
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp toàn thể

Theo Khoản 1, Điều 9 của dự thảo Luật căn cước công dân, có thể thấy cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chứa 14 trường thông tin, trong đó 10 trường thông tin về hộ tịch, 4 trường thông tin về hộ khẩu. Như vậy, có thể nói thông tin ở trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vừa lặp lại, vừa là một phần của cơ sở dữ liệu về hộ tịch. Do đó, ngân sách nhà nước phải cùng một lúc đầu tư cho việc xây dựng duy trì nhiều cơ sở dữ liệu. Đây là bất cập lớn của sự phân lập công tác quản lý dân cư của nhà nước ta đã tồn tại nhiều năm qua, từ chỗ quản lý theo một mô hình tập trung do một cơ quan thực hiện ở giai đoạn trước năm 1960, bây giờ chúng ta phân lập thành nhiều lĩnh vực quản lý, làm hình thành nhiều hệ thống quản lý khác nhau như hộ tịch, hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, lý lịch tư pháp. Điều này, có thể khiến bộ hệ thống quản lý dân cư của Việt Nam ngày càng khó nhận dạng với càng nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành về hộ tịch, quốc tịch, cư trú, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, tàng thư căn cước, lý lịch tư pháp đã và đang được ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng.

Thông tin về một người dân cùng một lúc trở thành đối tượng quản lý của nhiều hệ thống khác nhau, luôn tồn tại nhu cầu tăng biên chế cho các cơ quan quản lý dân cư. Trong khi khả năng tích hợp thông tin, để nâng cao hiệu quả và khắc phục những bất cập trong việc thực hiện các chính sách quản lý về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công, bảo trợ xã hội, v.v... hoàn toàn chưa có. Thực chất bộ máy của chúng ta hiện đang sử dụng một nguồn nhân lực rất lớn làm công tác này, rải rác ở nhiều bộ, ngành khác nhau. Do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ và tính toán khả năng thích hợp các lĩnh vực quản lý dân cư trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ để phúc đáp yêu cầu xây dựng một hệ thống quản lý thực sự hiệu quả tương xứng với sự đầu tư của nhà nước.

Riêng vấn đề độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân, do còn nhiều ý kiến khác nhau và liên quan đến dự án Luật hộ tịch, cần có sự thống nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ có phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, trước khi trình Quốc hội thông qua 2 dự thảo luật này./.

 
Duy Hiếu (lược ghi)