> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên

20/06/2014
Ngày 19/6/2014, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII biểu quyết thông qua Luật phá sản (sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường dự thảo Luật căn cước công dân, dự thảo Luật hộ tịch. Đây là những đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta nhằm cụ thể hóa Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Luật phá sản (sửa đổi) gồm 14 chương, 133 điều quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. 

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nợ lương người lao động thì người lao động trở thành chủ nợ và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bình đẳng như các chủ nợ khác. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau: (a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;  (b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; (c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; (d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

Về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, Luật quy định: Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường xã mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ.

Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) gồm 10 chương, 133 điều quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: (1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; (2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; (3) Xây dựng gia đình  ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con; (4) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; (5) Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

 
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cấm các hành vi: (1) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;  (2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; (3) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng; (4) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; (5) Yêu sách của cải trong kết hôn; (6) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; (7) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; (8) Bạo lực gia đình; (9) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi..
 
DSC_7547-Toan-canh-Quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-Luat-HNGD-(sua-doi)-Tan-thanh-396-79-52.JPG
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi)​

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ, chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các lý do chính đáng khác.

Vợ, chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Vợ, chồng có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Về chính sách mang thai hộ: Trong thời gian qua, dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) quy định về mang thai hộ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và đại biểu Quốc hội. Đây là nhu cầu cần thiết nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hiện nay. Trong quá trình thảo luận để hoạch định chính sách cho thấy, bên cạnh những ý kiến ủng hộ mang thai hộ vì cho rằng sẽ nhằm đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của nhiều cặp vợ, chồng không có khả năng sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình thì còn không ít ý kiến cho rằng nên cấm mang thai hộ với bất kỳ mục đích nào vì vấn đề này phức tạp, rất dễ bị lợi dụng cho mục đích thương mại hoặc buôn bán trẻ em và chưa thực sự phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Trước khi thông qua toàn văn Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) với 396 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (tỷ lệ 79,52%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 95, điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với 297 đại biểu Quốc hội tán thành (tỷ lệ 59,64%).

Điều 94 và Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) quy định: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện: (a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; (b) Vợ chồng đang không có con chung; (c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện: (a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; (b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; (c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; (d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; (đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Trong phiên họp buổi sáng cùng ngày, đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) đã phát biểu góp ý đối với dự thảo Luật căn cước công dân./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên

20/06/2014
Ngày 19/6/2014, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII biểu quyết thông qua Luật phá sản (sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường dự thảo Luật căn cước công dân, dự thảo Luật hộ tịch. Đây là những đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta nhằm cụ thể hóa Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Luật phá sản (sửa đổi) gồm 14 chương, 133 điều quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. 

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nợ lương người lao động thì người lao động trở thành chủ nợ và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bình đẳng như các chủ nợ khác. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau: (a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;  (b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; (c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; (d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

Về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, Luật quy định: Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường xã mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ.

Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) gồm 10 chương, 133 điều quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: (1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; (2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; (3) Xây dựng gia đình  ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con; (4) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; (5) Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

 
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cấm các hành vi: (1) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;  (2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; (3) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng; (4) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; (5) Yêu sách của cải trong kết hôn; (6) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; (7) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; (8) Bạo lực gia đình; (9) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi..
 
DSC_7547-Toan-canh-Quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-Luat-HNGD-(sua-doi)-Tan-thanh-396-79-52.JPG
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi)​

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ, chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các lý do chính đáng khác.

Vợ, chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Vợ, chồng có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Về chính sách mang thai hộ: Trong thời gian qua, dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) quy định về mang thai hộ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và đại biểu Quốc hội. Đây là nhu cầu cần thiết nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hiện nay. Trong quá trình thảo luận để hoạch định chính sách cho thấy, bên cạnh những ý kiến ủng hộ mang thai hộ vì cho rằng sẽ nhằm đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của nhiều cặp vợ, chồng không có khả năng sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình thì còn không ít ý kiến cho rằng nên cấm mang thai hộ với bất kỳ mục đích nào vì vấn đề này phức tạp, rất dễ bị lợi dụng cho mục đích thương mại hoặc buôn bán trẻ em và chưa thực sự phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Trước khi thông qua toàn văn Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) với 396 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (tỷ lệ 79,52%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 95, điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với 297 đại biểu Quốc hội tán thành (tỷ lệ 59,64%).

Điều 94 và Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) quy định: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện: (a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; (b) Vợ chồng đang không có con chung; (c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện: (a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; (b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; (c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; (d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; (đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Trong phiên họp buổi sáng cùng ngày, đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) đã phát biểu góp ý đối với dự thảo Luật căn cước công dân./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)