> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn ở một số địa bàn trong

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn ở một số địa bàn trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả

09/05/2014
Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên 1.553.693,31 ha. Xuất phát từ điều kiện địa lý, Gia Lai có những khu rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đa dạng. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm khoảng 28% diện tích đất lâm nghiệp và khoảng 38% trữ lượng gỗ. Theo Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện trạng rừng toàn quốc, đến ngày 31/12/2012 tổng diện tích đất có rừng ở Gia Lai 720.587 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 658.958 ha, chiếm 91,45%; diện tích rừng trồng 61.630 ha, chiếm 8,55% và diện tích cây cao su, đặc sản là 26.306 ha. Độ che phủ rừng không bao gồm diện tích cao su, cây đặc sản là 43,7% và bao gồm cả diện tích cao su, cây đặc sản là 45,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã giao rừng cho 07 cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ 3.969,2 ha ở 02 huyện Mang Yang, Phú Thiện và thị xã AyunPa.
Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã triển khai khảo sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng” từ năm 2006 đến năm 2013 trên địa bàn 02 huyện Mang Yang và Phú Thiện. Qua khảo sát cho thấy, bên cạnh mặt thuận lợi thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn còn găp không ít khó khăn, đó là: Khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn các huyện khác nhau, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, đồi, núi hiểm trở; diện tích rừng khá lớn, diện tích lâm phần rộng, giáp ranh với nhiều huyện, giao thông đi lại khó khăn, nhất là những vùng lõm, vùng giáp ranh; đồng thời, có nhiều đường mòn dân sinh, nhân dân  sống ở các làng gần rừng, canh tác gần rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, xã còn mỏng, nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm; trang thiết bị, phương tiện, kinh phí,… để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ. Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà theo phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã khá lớn, nhưng nguồn cung cấp gỗ có phép chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Nhu cầu đồ gỗ dân dụng, nhất là gỗ quý hiếm tăng cao, lợi nhuận từ buôn bán gỗ trái pháp luật mang lại lớn, nên đã gây áp lực, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, chủ yếu là tăng cơ học do dân di cư tự do. Đời sống kinh tế - xã hội một số địa bàn xã xa trung tâm huyện còn gặp khó khăn về nhiều mặt, nhu cầu đất sản xuất trong nhân dân có nơi còn thiếu hoặc tăng lên. Mặt khác, trong những năm qua giá cả một số sản phẩm cây trồng tăng cao đã thu hút nhiều người lén lút phá rừng để lấy đất sản xuất, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn ...

Trong 8 năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng đã được UBND các huyện Mang Yang, Phú Thiện và UBND các xã Kon Chiêng, Chư AThai chỉ đạo, triển khai thực hiện theo quy định. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng được các cấp chính quyền địa phương triển khai cơ bản kịp thời. Việc huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn nhằm ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện có kết quả. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên theo quy định của pháp luật. Chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ là đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân sống gần rừng. Nhận thức của nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng từng bước được nâng lên. Rừng thực sự có chủ nên đã động viên người dân trong cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hạn chế tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và góp phần bảo tồn không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cũng như gìn giữ được một số hệ thực vật đặc trưng. Qua việc chăm sóc, bảo vệ của cộng đồng dân cư thôn, một số diện tích rừng sinh trưởng phát triển, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ đã góp phần có thu nhập cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng và giữ vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
 
IMG_7998.JPG
Ông Huỳnh Thành, Tỉnh ủy Viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn khảo sát phát biểu tại buổi họp với UBND huyện Mang Yang

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm như: Trách nhiệm của UBND huyện, UBND xã trong tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở địa phương còn nhiều mặt hạn chế. Sự theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của sở, phòng chức năng đối với các địa phương và các Ban quản lý cộng đồng dân cư thôn được giao rừng chưa thường xuyên. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về vai trò quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng còn hạn chế nên vẫn còn tình trạng khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, làm cho diện tích rừng bị suy giảm. Đa số diện tích rừng được giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ là rừng non, rừng nghèo kiệt nên các hộ dân trong cộng đồng chưa được hưởng lợi hoặc chỉ hưởng lợi rất ít từ các lâm sản ngoài gỗ. Cơ cấu thu nhập của người dân trong cộng đồng chưa có thay đổi so với trước khi giao rừng. Bên cạnh đó, đất sản xuất của các hộ gia đình trong cộng đồng thôn còn hạn hẹp, hầu hết manh mún ở ven suối, ven rừng; từ đó đời sống chưa ổn định, còn khó khăn nên không có hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo và cải thiện, nâng cao đời sống; nhân dân không yên tâm giữ rừng, muốn trả lại rừng cho địa phương quản lý, nhất là đối với 02 cộng đồng dân cư thuộc xã Chư AThai (huyện Phú Thiện). Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn còn lúng túng. Trước khi giao rừng và định kỳ 5 năm, chưa kiểm kê, đánh giá trữ lượng sinh khối gỗ rừng. Do vậy, chính quyền và cơ quan chức năng không có phương án cụ thể để đảm bảo thu nhập và cuộc sống của người dân từ kết quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư thôn. Quá trình thực hiện đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng, cụ thể quyền lợi được hưởng của cộng đồng dân cư thôn và của từng hộ dân trong cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Nguồn kinh phí hỗ trợ của các dự án, chương trình đối với cộng đồng dân cư thôn còn rất hạn chế (mỗi ngày đi tuần tra bảo vệ rừng hơn 07 Km, người dân được hưởng chỉ 10.000 đồng, …) nên người dân không tha thiết, tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Việc giao rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thôn Kinh Pênh và cộng đồng dân cư thôn Plei Pông (xã Chư AThai, huyện Phú Thiện) chưa phù hợp quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nổi lên là việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn đã triển khai ở 02 huyện Phú Thiện và Mang Yang trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng bị giảm 175,34 ha so với khi giao cho 03 cộng đồng dân cư. Trong đó, ở huyện Phú Thiện, diện tích rừng giảm 127,34 ha/ 404 ha (chiếm 31,52%; Diện tích rừng giao cộng đồng dân cư thôn Kinh Pênh giảm 44,54 ha và cộng đồng dân cư thôn Plei Pông giảm 82,8 ha). Ở huyện Mang Yang, diện tích rừng giao cộng đồng dân cư làng Đê Tar giảm 48 ha/ 2.594,7 ha (chiếm 1,85%). Đồng thời, qua nhiều năm làm nghề rừng (quản lý, bảo vệ và chăm sóc, phát triển rừng), nhưng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân cư thôn vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đời sống của hầu hết các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo. Do vậy, việc giao rừng cho cộng đồng quản lý đến nay chưa mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống của người dân cũng như phát triển rừng trên diện tích được giao.

Trên cơ sở khảo sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã có 20 kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm thực hiện nghiêm túc những quy định tại Mục 3, Chương II, Luật bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo đảm thu nhập từ nghề rừng để ổn định cuộc sống lâu dài của các hộ gia đình dân tộc thiểu số, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững./.
 
Duy Hiếu

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn ở một số địa bàn trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả

09/05/2014
Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên 1.553.693,31 ha. Xuất phát từ điều kiện địa lý, Gia Lai có những khu rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đa dạng. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm khoảng 28% diện tích đất lâm nghiệp và khoảng 38% trữ lượng gỗ. Theo Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện trạng rừng toàn quốc, đến ngày 31/12/2012 tổng diện tích đất có rừng ở Gia Lai 720.587 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 658.958 ha, chiếm 91,45%; diện tích rừng trồng 61.630 ha, chiếm 8,55% và diện tích cây cao su, đặc sản là 26.306 ha. Độ che phủ rừng không bao gồm diện tích cao su, cây đặc sản là 43,7% và bao gồm cả diện tích cao su, cây đặc sản là 45,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã giao rừng cho 07 cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ 3.969,2 ha ở 02 huyện Mang Yang, Phú Thiện và thị xã AyunPa.
Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã triển khai khảo sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng” từ năm 2006 đến năm 2013 trên địa bàn 02 huyện Mang Yang và Phú Thiện. Qua khảo sát cho thấy, bên cạnh mặt thuận lợi thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn còn găp không ít khó khăn, đó là: Khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn các huyện khác nhau, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, đồi, núi hiểm trở; diện tích rừng khá lớn, diện tích lâm phần rộng, giáp ranh với nhiều huyện, giao thông đi lại khó khăn, nhất là những vùng lõm, vùng giáp ranh; đồng thời, có nhiều đường mòn dân sinh, nhân dân  sống ở các làng gần rừng, canh tác gần rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, xã còn mỏng, nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm; trang thiết bị, phương tiện, kinh phí,… để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ. Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà theo phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã khá lớn, nhưng nguồn cung cấp gỗ có phép chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Nhu cầu đồ gỗ dân dụng, nhất là gỗ quý hiếm tăng cao, lợi nhuận từ buôn bán gỗ trái pháp luật mang lại lớn, nên đã gây áp lực, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, chủ yếu là tăng cơ học do dân di cư tự do. Đời sống kinh tế - xã hội một số địa bàn xã xa trung tâm huyện còn gặp khó khăn về nhiều mặt, nhu cầu đất sản xuất trong nhân dân có nơi còn thiếu hoặc tăng lên. Mặt khác, trong những năm qua giá cả một số sản phẩm cây trồng tăng cao đã thu hút nhiều người lén lút phá rừng để lấy đất sản xuất, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn ...

Trong 8 năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng đã được UBND các huyện Mang Yang, Phú Thiện và UBND các xã Kon Chiêng, Chư AThai chỉ đạo, triển khai thực hiện theo quy định. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng được các cấp chính quyền địa phương triển khai cơ bản kịp thời. Việc huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn nhằm ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện có kết quả. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên theo quy định của pháp luật. Chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ là đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân sống gần rừng. Nhận thức của nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng từng bước được nâng lên. Rừng thực sự có chủ nên đã động viên người dân trong cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hạn chế tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và góp phần bảo tồn không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cũng như gìn giữ được một số hệ thực vật đặc trưng. Qua việc chăm sóc, bảo vệ của cộng đồng dân cư thôn, một số diện tích rừng sinh trưởng phát triển, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ đã góp phần có thu nhập cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng và giữ vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
 
IMG_7998.JPG
Ông Huỳnh Thành, Tỉnh ủy Viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn khảo sát phát biểu tại buổi họp với UBND huyện Mang Yang

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm như: Trách nhiệm của UBND huyện, UBND xã trong tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở địa phương còn nhiều mặt hạn chế. Sự theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của sở, phòng chức năng đối với các địa phương và các Ban quản lý cộng đồng dân cư thôn được giao rừng chưa thường xuyên. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về vai trò quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng còn hạn chế nên vẫn còn tình trạng khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, làm cho diện tích rừng bị suy giảm. Đa số diện tích rừng được giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ là rừng non, rừng nghèo kiệt nên các hộ dân trong cộng đồng chưa được hưởng lợi hoặc chỉ hưởng lợi rất ít từ các lâm sản ngoài gỗ. Cơ cấu thu nhập của người dân trong cộng đồng chưa có thay đổi so với trước khi giao rừng. Bên cạnh đó, đất sản xuất của các hộ gia đình trong cộng đồng thôn còn hạn hẹp, hầu hết manh mún ở ven suối, ven rừng; từ đó đời sống chưa ổn định, còn khó khăn nên không có hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo và cải thiện, nâng cao đời sống; nhân dân không yên tâm giữ rừng, muốn trả lại rừng cho địa phương quản lý, nhất là đối với 02 cộng đồng dân cư thuộc xã Chư AThai (huyện Phú Thiện). Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn còn lúng túng. Trước khi giao rừng và định kỳ 5 năm, chưa kiểm kê, đánh giá trữ lượng sinh khối gỗ rừng. Do vậy, chính quyền và cơ quan chức năng không có phương án cụ thể để đảm bảo thu nhập và cuộc sống của người dân từ kết quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư thôn. Quá trình thực hiện đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng, cụ thể quyền lợi được hưởng của cộng đồng dân cư thôn và của từng hộ dân trong cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Nguồn kinh phí hỗ trợ của các dự án, chương trình đối với cộng đồng dân cư thôn còn rất hạn chế (mỗi ngày đi tuần tra bảo vệ rừng hơn 07 Km, người dân được hưởng chỉ 10.000 đồng, …) nên người dân không tha thiết, tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Việc giao rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thôn Kinh Pênh và cộng đồng dân cư thôn Plei Pông (xã Chư AThai, huyện Phú Thiện) chưa phù hợp quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nổi lên là việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn đã triển khai ở 02 huyện Phú Thiện và Mang Yang trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng bị giảm 175,34 ha so với khi giao cho 03 cộng đồng dân cư. Trong đó, ở huyện Phú Thiện, diện tích rừng giảm 127,34 ha/ 404 ha (chiếm 31,52%; Diện tích rừng giao cộng đồng dân cư thôn Kinh Pênh giảm 44,54 ha và cộng đồng dân cư thôn Plei Pông giảm 82,8 ha). Ở huyện Mang Yang, diện tích rừng giao cộng đồng dân cư làng Đê Tar giảm 48 ha/ 2.594,7 ha (chiếm 1,85%). Đồng thời, qua nhiều năm làm nghề rừng (quản lý, bảo vệ và chăm sóc, phát triển rừng), nhưng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân cư thôn vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đời sống của hầu hết các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo. Do vậy, việc giao rừng cho cộng đồng quản lý đến nay chưa mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống của người dân cũng như phát triển rừng trên diện tích được giao.

Trên cơ sở khảo sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã có 20 kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm thực hiện nghiêm túc những quy định tại Mục 3, Chương II, Luật bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo đảm thu nhập từ nghề rừng để ổn định cuộc sống lâu dài của các hộ gia đình dân tộc thiểu số, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững./.
 
Duy Hiếu