> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Xác định “trúng” phạm vi, đối tượng

Xác định “trúng” phạm vi, đối tượng

24/03/2022
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”, nhằm lựa chọn đơn vị, địa phương để giám sát. Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022 và là chuyên đề giám sát lớn, quan trọng, phạm vi rất rộng. Nhấn mạnh điều này tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Đoàn giám sát cần xác định “trúng” phạm vi giám sát và những vấn đề trọng tâm với từng ngành, lĩnh vực, địa phương để giám sát có hiệu quả.
 
Không đánh giá nổi nếu tiếp cận cả "rừng" văn bản

Theo kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát, chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” nhằm đánh giá toàn diện, khách quan việc ban hành, triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan; làm rõ kết quả đạt được, các mô hình hiệu quả; các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; các bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đánh giá bước đầu qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Đoàn giám sát nhận thấy, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã tạo căn cứ pháp lý quan trọng, cần thiết cho công tác quản lý, sử dụng nguồn lực nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2021. Tuy nhiên, do lĩnh vực, phạm vi quá rộng, báo cáo của Chính phủ và một số Bộ chưa tổng hợp chi tiết danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã ban hành trong giai đoạn vừa qua. Vì thế, Đoàn giám sát chưa có căn cứ đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, khả thi, tuân thủ các quy định pháp luật. Trong thời gian tới, Đoàn giám sát sẽ tập trung giám sát việc tham mưu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo. 

Các thành viên Đoàn giám sát cũng cho biết, riêng trong giai đoạn 2016 - 2021, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 104 văn bản pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chưa kể các văn bản hướng dẫn, thi hành cấp dưới là… cả “rừng” văn bản. Một số ý kiến cho rằng, không thể đánh giá nổi nếu tiếp cận theo hướng đánh giá toàn bộ việc ban hành, triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cả giai đoạn 2016 - 2021. Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân, nếu không xác định được đúng đối tượng, phạm vi và phương pháp giám sát hiệu quả thì Đoàn giám sát sẽ “bơi trong một lĩnh vực mênh mông bởi việc thực hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trải dài trong cả hệ thống chính trị". Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, cần đánh giá ở cả hai khía cạnh: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Về xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua giám sát để đánh giá thể chế trong lĩnh vực này đã đầy đủ chưa, cần phải bổ sung cái gì. Về tổ chức thực hiện, qua giám sát phải thấy được trách nhiệm đến đâu và có những hạn chế gì để từ đó có giải pháp khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, giám sát tối cao của Quốc hội phải nêu được những vấn đề lớn trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng lãng phí, chỉ rõ được những hạn chế, tồn tại, bất cập trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Do đó, Đoàn giám sát cần xuất phát từ chủ trương của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26.12.2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bám sát Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15.1.2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Trong đó, bám vào những vấn đề lớn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế (cả về nhân lực, vật lực, tài lực). Cùng với đó, cần bám sát Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 để đánh giá tình hình triển khai, thi hành pháp luật về lĩnh vực này. 
 
 image001.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Xác định nội dung trọng tâm

Từ báo cáo được một số bộ, ngành, địa phương gửi về Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân nhận thấy, nội dung báo cáo không “toát” lên vấn đề gì vì “bản thân Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa định lượng được, chưa tiêu chí hóa được”. Vì thế, bên cạnh việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cung cấp đầy đủ thông tin cho Đoàn giám sát, theo ông Lê Thanh Vân, Tổ giúp việc của Đoàn giám sát cần phân hóa, phân loại thông tin nhằm tổng hợp lại, để các số liệu phản ánh được thực trạng thi hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện như thế nào trong từng lĩnh vực, trên “trục ngang, trục dọc”, được thể hiện thể nào qua điều hành bằng văn bản, tổ chức thực thi để qua đó bộc lộ ra những vấn đề gì... Đây là “nguồn” để Đoàn giám sát xây dựng báo cáo giám sát vừa ở góc độ tổng thể, toàn diện vừa phải xác định rõ nội dung trọng tâm, cần phải có “đột phá” trong một số lĩnh vực cụ thể.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho rằng, Đoàn giám sát cần chọn ra những ngành, lĩnh vực, địa phương có vấn đề lớn, nổi cộm liên quan đến thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Đây là những vấn đề lớn có thể nhìn thấy trong thực tế điều hành, quản lý, là những nút thắt cần được tháo gỡ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt kết quả cao hơn. Ví dụ, với Bộ Tài chính, báo cáo phải nhấn mạnh vào việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện ngân sách nhà nước, sử dụng hiệu quả vốn nhà nước… Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo cần tập trung vào việc quản lý, sử dụng nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, đất đai... Liên quan đến lĩnh vực đất đai, làm việc với các địa phương, nhất là các địa phương ven biển, cần tập trung vào tình trạng “sốt” đất và “giữ” đất bởi đây là lãng phí rất lớn về nguồn lực. Luật Đất đai cũng quy định rõ việc Nhà nước có quyền thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục… Như vậy, giám sát cần đánh giá xem việc chấp hành quy định về thu hồi đất dự án trong Luật Đất đai đến đâu, trách nhiệm và các giải pháp như thế nào. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho biết, ngay từ khi triển khai kế hoạch giám sát, Đoàn giám sát đã có đề cương báo cáo chung và đề cương báo cáo chi tiết cho từng bộ, ngành và một số địa phương. Trong các công văn của Đoàn giám sát gửi các đơn vị, địa phương, Đoàn giám sát đã yêu cầu báo cáo số liệu rất cụ thể trong từng lĩnh vực đối với các bộ, ngành và một số địa phương. Tuy nhiên, báo cáo bổ sung của các đơn vị chịu sự giám sát vẫn chưa tổng hợp đầy đủ các số liệu. Do đó, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương gửi báo cáo và bổ sung nội dung, thông tin, số liệu; Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố Trung ương tập trung giám sát các nội dung theo đề cương và gửi báo cáo đúng thời gian quy định. 
Theo daibieunhandan.vn

Xác định “trúng” phạm vi, đối tượng

24/03/2022
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”, nhằm lựa chọn đơn vị, địa phương để giám sát. Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022 và là chuyên đề giám sát lớn, quan trọng, phạm vi rất rộng. Nhấn mạnh điều này tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Đoàn giám sát cần xác định “trúng” phạm vi giám sát và những vấn đề trọng tâm với từng ngành, lĩnh vực, địa phương để giám sát có hiệu quả.
 
Không đánh giá nổi nếu tiếp cận cả "rừng" văn bản

Theo kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát, chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” nhằm đánh giá toàn diện, khách quan việc ban hành, triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan; làm rõ kết quả đạt được, các mô hình hiệu quả; các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; các bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đánh giá bước đầu qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Đoàn giám sát nhận thấy, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã tạo căn cứ pháp lý quan trọng, cần thiết cho công tác quản lý, sử dụng nguồn lực nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2021. Tuy nhiên, do lĩnh vực, phạm vi quá rộng, báo cáo của Chính phủ và một số Bộ chưa tổng hợp chi tiết danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã ban hành trong giai đoạn vừa qua. Vì thế, Đoàn giám sát chưa có căn cứ đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, khả thi, tuân thủ các quy định pháp luật. Trong thời gian tới, Đoàn giám sát sẽ tập trung giám sát việc tham mưu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo. 

Các thành viên Đoàn giám sát cũng cho biết, riêng trong giai đoạn 2016 - 2021, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 104 văn bản pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chưa kể các văn bản hướng dẫn, thi hành cấp dưới là… cả “rừng” văn bản. Một số ý kiến cho rằng, không thể đánh giá nổi nếu tiếp cận theo hướng đánh giá toàn bộ việc ban hành, triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cả giai đoạn 2016 - 2021. Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân, nếu không xác định được đúng đối tượng, phạm vi và phương pháp giám sát hiệu quả thì Đoàn giám sát sẽ “bơi trong một lĩnh vực mênh mông bởi việc thực hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trải dài trong cả hệ thống chính trị". Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, cần đánh giá ở cả hai khía cạnh: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Về xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua giám sát để đánh giá thể chế trong lĩnh vực này đã đầy đủ chưa, cần phải bổ sung cái gì. Về tổ chức thực hiện, qua giám sát phải thấy được trách nhiệm đến đâu và có những hạn chế gì để từ đó có giải pháp khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, giám sát tối cao của Quốc hội phải nêu được những vấn đề lớn trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng lãng phí, chỉ rõ được những hạn chế, tồn tại, bất cập trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Do đó, Đoàn giám sát cần xuất phát từ chủ trương của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26.12.2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bám sát Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15.1.2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Trong đó, bám vào những vấn đề lớn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế (cả về nhân lực, vật lực, tài lực). Cùng với đó, cần bám sát Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 để đánh giá tình hình triển khai, thi hành pháp luật về lĩnh vực này. 
 
 image001.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Xác định nội dung trọng tâm

Từ báo cáo được một số bộ, ngành, địa phương gửi về Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân nhận thấy, nội dung báo cáo không “toát” lên vấn đề gì vì “bản thân Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa định lượng được, chưa tiêu chí hóa được”. Vì thế, bên cạnh việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cung cấp đầy đủ thông tin cho Đoàn giám sát, theo ông Lê Thanh Vân, Tổ giúp việc của Đoàn giám sát cần phân hóa, phân loại thông tin nhằm tổng hợp lại, để các số liệu phản ánh được thực trạng thi hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện như thế nào trong từng lĩnh vực, trên “trục ngang, trục dọc”, được thể hiện thể nào qua điều hành bằng văn bản, tổ chức thực thi để qua đó bộc lộ ra những vấn đề gì... Đây là “nguồn” để Đoàn giám sát xây dựng báo cáo giám sát vừa ở góc độ tổng thể, toàn diện vừa phải xác định rõ nội dung trọng tâm, cần phải có “đột phá” trong một số lĩnh vực cụ thể.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho rằng, Đoàn giám sát cần chọn ra những ngành, lĩnh vực, địa phương có vấn đề lớn, nổi cộm liên quan đến thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Đây là những vấn đề lớn có thể nhìn thấy trong thực tế điều hành, quản lý, là những nút thắt cần được tháo gỡ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt kết quả cao hơn. Ví dụ, với Bộ Tài chính, báo cáo phải nhấn mạnh vào việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện ngân sách nhà nước, sử dụng hiệu quả vốn nhà nước… Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo cần tập trung vào việc quản lý, sử dụng nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, đất đai... Liên quan đến lĩnh vực đất đai, làm việc với các địa phương, nhất là các địa phương ven biển, cần tập trung vào tình trạng “sốt” đất và “giữ” đất bởi đây là lãng phí rất lớn về nguồn lực. Luật Đất đai cũng quy định rõ việc Nhà nước có quyền thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục… Như vậy, giám sát cần đánh giá xem việc chấp hành quy định về thu hồi đất dự án trong Luật Đất đai đến đâu, trách nhiệm và các giải pháp như thế nào. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho biết, ngay từ khi triển khai kế hoạch giám sát, Đoàn giám sát đã có đề cương báo cáo chung và đề cương báo cáo chi tiết cho từng bộ, ngành và một số địa phương. Trong các công văn của Đoàn giám sát gửi các đơn vị, địa phương, Đoàn giám sát đã yêu cầu báo cáo số liệu rất cụ thể trong từng lĩnh vực đối với các bộ, ngành và một số địa phương. Tuy nhiên, báo cáo bổ sung của các đơn vị chịu sự giám sát vẫn chưa tổng hợp đầy đủ các số liệu. Do đó, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương gửi báo cáo và bổ sung nội dung, thông tin, số liệu; Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố Trung ương tập trung giám sát các nội dung theo đề cương và gửi báo cáo đúng thời gian quy định. 
Theo daibieunhandan.vn