> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị

Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị đánh giá việc triển khai trên địa bàn tỉnh.

12/03/2013
Chiều ngày 11 tháng 3 năm 2013, Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị nhằm đánh giá tình hình các cơ quan, tổ chức, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì Hội nghị.
 
DSC01409-(1).JPG
Đồng chí Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì Hội nghị.

 
Sau hai tháng triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai thực hiện và đến nay cơ bản các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đã có 55 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; 17/17 huyện, thị xã, thành phố có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Có 16.519 lượt người tham gia Hội nghị lấy ý kiến với 3.573 ý kiến ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Các ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 góp ý về phạm vi, mức độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; về tên gọi, bố cục của Hiến pháp; về kỹ thuật lập hiến...
 
DSC01416.JPG
 
Hội nghị đã triển khai công văn số 250/UBDTSĐHP ngày 06 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đánh giá việc triển khai lấy ý kiến nhân dân trên cả nước thời gian qua, những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai lấy ý kiến nhân dân. Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đề nghị các địa phương, các ngành, các cấp trung ưong cần tập trung chú ý và làm tốt một số việc sau: tiếp tục xác định việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên thực hiện nhằm tạo sự nhất trí cao trong toàn xã hội; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cho người dân nắm vững, hiểu đúng nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, từ đó bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Tổ chức nhiều hình thức phong phú, thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
 
DSC01432.JPG
 
Việc lấy ý kiến nhân dân thực hiện đúng theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 là bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013. Từ sau ngày 31 tháng 3 năm 2013 cho đến 30 tháng 9 năm 2013 trước khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
 
DSC01427-(1).JPG
 
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh yêu cầu và đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các cơ quan, đơn vị, các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai lấy ý kiến nhân dân theo tinh thần công văn 250/UBDTSĐHP ngày 06 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với tinh thần tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất./.
 
Tin: Quang Vinh, ảnh: Đ.k

Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị đánh giá việc triển khai trên địa bàn tỉnh.

12/03/2013
Chiều ngày 11 tháng 3 năm 2013, Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị nhằm đánh giá tình hình các cơ quan, tổ chức, địa phương lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì Hội nghị.
 
DSC01409-(1).JPG
Đồng chí Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì Hội nghị.

 
Sau hai tháng triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai thực hiện và đến nay cơ bản các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đã có 55 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; 17/17 huyện, thị xã, thành phố có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Có 16.519 lượt người tham gia Hội nghị lấy ý kiến với 3.573 ý kiến ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Các ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 góp ý về phạm vi, mức độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; về tên gọi, bố cục của Hiến pháp; về kỹ thuật lập hiến...
 
DSC01416.JPG
 
Hội nghị đã triển khai công văn số 250/UBDTSĐHP ngày 06 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đánh giá việc triển khai lấy ý kiến nhân dân trên cả nước thời gian qua, những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai lấy ý kiến nhân dân. Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đề nghị các địa phương, các ngành, các cấp trung ưong cần tập trung chú ý và làm tốt một số việc sau: tiếp tục xác định việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên thực hiện nhằm tạo sự nhất trí cao trong toàn xã hội; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cho người dân nắm vững, hiểu đúng nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, từ đó bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Tổ chức nhiều hình thức phong phú, thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
 
DSC01432.JPG
 
Việc lấy ý kiến nhân dân thực hiện đúng theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 là bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013. Từ sau ngày 31 tháng 3 năm 2013 cho đến 30 tháng 9 năm 2013 trước khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
 
DSC01427-(1).JPG
 
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh yêu cầu và đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các cơ quan, đơn vị, các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai lấy ý kiến nhân dân theo tinh thần công văn 250/UBDTSĐHP ngày 06 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với tinh thần tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất./.
 
Tin: Quang Vinh, ảnh: Đ.k