> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Chất lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026: Điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng h

Chất lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026: Điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử.

28/06/2021
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; tính quyền lực của Hội đồng nhân dân được thể hiện ở chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định.
 
Những năm qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Chỉ tính riêng nhiệm kỳ 2016-2021 (tính đến tháng 12/2020), Hội đồng nhân dân các cấp đã tổ chức thành công 2.664 kỳ họp đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật; ban hành 15.782 nghị quyết trong các lĩnh vực, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đã tổ chức 4.465 đoàn giám sát, khảo sát trên nhiều lĩnh vực, qua các đợt giám sát đã có 16.355 kiến nghị gửi các cơ quan Trung ương, các cấp, các ngành địa phương và đã được tiếp thu, giải quyết xong 74,13% (12.124/16.355 kiến nghị), các kiến nghị còn lại được các cơ quan tiếp thu và có thời gian giải quyết theo lộ trình, đa số các ý kiến, kiến nghị và các văn bản đôn đốc sau giám sát được UBND các cấp, các cấp và các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, vì vậy hiệu lực, hiệu quả giám sát được nâng lên, giúp cho hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ngày càng tốt hơn, đồng thời hạn chế những thiếu sót trong quá trình thực thi công vụ, góp phần nâng cao trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Đồng thời, qua tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp đã tổng hợp 37.034 ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại gửi đến các cơ quan có thẩm quyền các cấp xem xét trả lời cử tri và báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri đến Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định. Kết quả các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp thu giải quyết 26.664 ý kiến, kiến nghị, đạt 72% tổng số ý kiến, kiến nghị của cử tri, 28% ý kiến, kiến nghị còn lại các cơ quan đang giải quyết và giải quyết theo lộ trình khi có hướng dẫn của các cơ quan cấp trên. 

Có thể thấy, trong những thành tựu đạt được nêu trên phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. So với nhiệm kỳ 2011-2016, nhiệm kỳ 2016-2021 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định khá rõ chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân (từ Điều 93 đến Điều 103), tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu ngày càng đi vào nền nếp. Quá trình hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ qua cho thấy, đa số đại biểu Hội đồng nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu Hội đồng nhân dân. Tại các kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã tích cực tham gia ý kiến, nhất là đề nghị giải pháp nhằm cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, của tỉnh, địa phương để Hội đồng nhân dân có những quyết nghị đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc ban hành các nghị quyết liên quan đến cơ chế chính sách của tỉnh nhằm huy động và phát huy nguồn lực cho phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng cần nhìn nhận khách quan hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là: Cũng còn có đại biểu chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, từ đó dẫn đến việc nghiên cứu, xem xét, đưa ra các giải pháp hiệu quả và quyết định những vấn đề quan trọng, nhất là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ bản còn có nội dung chưa sâu. Trong các kỳ họp, phần nhiều các ý kiến phát biểu tập trung vào các kiến nghị cử tri, chưa nêu được các giải pháp tháo gỡ khó khăn hoặc chưa đề nghị xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực. Chất lượng hoạt động của đại biểu chưa đồng đều, một số ít đại biểu chưa thật sự tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân, còn thiếu tự tin, ngại va chạm trong hoạt động chất vấn. Một số đại biểu chưa sắp xếp công việc, thời gian để tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân nơi mình ứng cử nên chưa nắm bắt và chuyển tải kịp thời tình hình và những vướng mắc của địa phương với cơ quan chức năng. Nguyên nhân của thực trạng trên, trước hết do lĩnh vực hoạt động của Hội đồng nhân dân rất rộng, đòi hỏi đại biểu Hội đồng nhân dân phải có kiến thức vừa tổng quát, vừa cụ thể và đặc biệt là phải có kinh nghiệm thực tiễn, một số đại biểu ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin nên việc tiếp thu, giải trình kiến nghị của cử tri trong tiếp xúc cử tri còn hạn chế, thiếu tự tin trong chất vấn; công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi được bầu còn nặng về lý luận, thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể trong hoạt động của đại biểu; đa số đại biểu hoạt động theo kiểu “vừa học, vừa làm”. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn và đặc biệt từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan đại diện cho mình. Trên thực tế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Để Hội đồng nhân dân thực sự đại diện cho Nhân dân, phải bắt đầu từ vai trò, trách nhiệm và năng lực của từng đại biểu Hội đồng nhân dân.

Kế thừa, phát huy những kết quả của đại biểu Hội đồng nhân dân đạt được từ những nhiệm kỳ qua, với mong muốn nhiệm kỳ 2021-2026 chất lượng hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng hiệu quả hơn so với nhiệm kỳ trước. Theo đó, để có được đại biểu có chất lượng, việc giới thiệu ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp xứng đáng để cử tri “chọn mặt gửi vàng” là hết sức quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Tổng tuyển cử là dịp toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà…”. Với nhận thức đó, công tác nhân sự - trọng tâm là tiêu chuẩn, chất lượng và quy trình lựa chọn, giới thiệu đại biểu Hội đồng nhân dân luôn được cấp ủy, Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm, ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho công tác bầu cử, trên cơ sở Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026, qua đó giúp Thường trực cấp huyện và cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần đảm bảo theo quy định.

Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu là mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, cần lựa chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn có năng lực và điều kiện thực sự tham gia, trên cơ sở bảo đảm cơ cấu, thành phần đại biểu một cách hợp lý. Như vậy, phải trên cơ sở tiêu chuẩn mà xác định cơ cấu, thành phần và lựa chọn nhân sự để bầu làm đại biểu. Trên nguyên tắc đó, cuộc bầu cử ngày 23/5/2021, Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai đã bầu 5.639 đại biểu (cấp tỉnh 71 đại biểu; cấp huyện 571 đại biểu; cấp xã: 4.997 đại biểu); cơ cấu đại biểu cơ bản hợp lý, đảm bảo đại diện cho các thành phần. So với nhiệm kỳ 2016-2021, cơ cấu của Hội đồng nhân dân đã giảm số lượng đại biểu công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước (giảm 7,86% so với nhiệm kỳ trước), tăng số lượng đại biểu thuộc khối đảng, đoàn thể, doanh nghiệp, ngoài đảng...; chất lượng các mặt của đại biểu đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước - đây cũng là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử, thể hiện ở một số điểm nổi bật sau:

Về trình độ chuyên môn: Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này có trình độ sau đại học, đại học cao hơn so với nhiệm kỳ 2016-2021, cụ thể: Cấp tỉnh: Sau đại học tăng 16,46% (tăng 10 đại biểu); dưới đại học giảm 4,84% (giảm 04 đại biểu); Cấp huyện: Tỷ lệ tương ứng với nhiệm kỳ trước; Cấp xã: đại học tăng 17,92% (tăng 665 đại biểu); dưới đại học giảm 17,96% (giảm 1.645 đại biểu).

Về trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này có trình độ lý luận chính trị cao hơn so với nhiệm kỳ 2016-2021, cụ thể: Cấp tỉnh: Cử nhân chính trị, cao cấp chính trị tăng 2,64%; Trung cấp chính trị tăng 2,36%; Cấp huyện: Cử nhân chính trị, cao cấp chính trị tăng 10,44%; Trung cấp chính trị tăng 0,63%; Cấp xã: Cao cấp chính trị tăng 3,36%; Trung cấp chính trị tăng 8,69%.

Về độ tuổi, so với nhiệm kỳ trước lực lượng trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) của cơ cấu nhiệm kỳ này chiếm tỷ lệ 47,06% (tăng 12,83% so với nhiệm kỳ trước). Đặc biệt là với đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Phù hợp với yêu cầu rất khắc khe về độ tuổi theo quy định của Ban Tổ chức trung ương “Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định”. Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trẻ để phát triển đất nước nói chung và phát huy thế mạnh của Hội đồng nhân dân nói riêng, cùng với sức trẻ, khỏe, năng động và sáng tạo, đây sẽ là chìa khóa, là nhân tố quan trọng để đưa tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển. Mong rằng mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân trẻ với trí tuệ, sự năng động và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân. 
 image001.png

Với kết quả cơ cấu tỷ lệ đại biểu tái cử chiếm tỷ lệ cao (cấp tỉnh tăng 18,52%; cấp huyện tăng 12,31%; cấp xã tăng 7,43%), đây là một trong những thuận lợi sẽ góp phần cho hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ mới; đa số đại biểu tái cử đã được trang bị kiến thức và kỹ năng tích lũy trong các nhiệm kỳ hoạt động trước sẽ là hành trang, là nền tảng quan trọng cho các đại biểu tái cử này tiếp tục công hiến cho nhiệm kỳ mới; hơn nữa phần lớn các đại biểu tái cử đều là lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị và đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng, am hiểu thực tiễn địa phương, có kinh nghiệm hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cũng như truyền tải chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Ngoài ra, sau khi được Ủy ban bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 xác nhận tư cách đại biểu, để tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi đại biểu chủ động nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định, các đại biểu sẽ được đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị quyết số 89/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai. Đồng thời, Thường trực HĐND tỉnh sẽ phối hợp với Ban Công tác Đại biểu Quốc hội để bồi dưỡng một số kỹ năng hoạt động cho đại biểu mới như: kỹ năng tiếp xúc cử tri, kỹ năng chất vấn, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giám sát, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng đánh giá của đại biểu, kỹ năng xây dựng chương trình hoạt động…..

Với những tín hiệu khả quan trên, chúng ta tin tưởng rằng chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong nhiệm kỳ mới (nhiệm kỳ 2021-2026) chắc chắn sẽ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển và sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, xứng đáng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương, trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Giúp cho Hội đồng nhân dân, cơ quan dân cử - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động hiệu lực và hiệu quả./.
Vũ Tiến Anh
Chánh Văn phòng HĐND tỉnh

Chất lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026: Điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử.

28/06/2021
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; tính quyền lực của Hội đồng nhân dân được thể hiện ở chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định.
 
Những năm qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Chỉ tính riêng nhiệm kỳ 2016-2021 (tính đến tháng 12/2020), Hội đồng nhân dân các cấp đã tổ chức thành công 2.664 kỳ họp đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật; ban hành 15.782 nghị quyết trong các lĩnh vực, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đã tổ chức 4.465 đoàn giám sát, khảo sát trên nhiều lĩnh vực, qua các đợt giám sát đã có 16.355 kiến nghị gửi các cơ quan Trung ương, các cấp, các ngành địa phương và đã được tiếp thu, giải quyết xong 74,13% (12.124/16.355 kiến nghị), các kiến nghị còn lại được các cơ quan tiếp thu và có thời gian giải quyết theo lộ trình, đa số các ý kiến, kiến nghị và các văn bản đôn đốc sau giám sát được UBND các cấp, các cấp và các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, vì vậy hiệu lực, hiệu quả giám sát được nâng lên, giúp cho hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ngày càng tốt hơn, đồng thời hạn chế những thiếu sót trong quá trình thực thi công vụ, góp phần nâng cao trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Đồng thời, qua tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp đã tổng hợp 37.034 ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại gửi đến các cơ quan có thẩm quyền các cấp xem xét trả lời cử tri và báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri đến Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định. Kết quả các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp thu giải quyết 26.664 ý kiến, kiến nghị, đạt 72% tổng số ý kiến, kiến nghị của cử tri, 28% ý kiến, kiến nghị còn lại các cơ quan đang giải quyết và giải quyết theo lộ trình khi có hướng dẫn của các cơ quan cấp trên. 

Có thể thấy, trong những thành tựu đạt được nêu trên phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. So với nhiệm kỳ 2011-2016, nhiệm kỳ 2016-2021 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định khá rõ chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân (từ Điều 93 đến Điều 103), tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu ngày càng đi vào nền nếp. Quá trình hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ qua cho thấy, đa số đại biểu Hội đồng nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu Hội đồng nhân dân. Tại các kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã tích cực tham gia ý kiến, nhất là đề nghị giải pháp nhằm cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, của tỉnh, địa phương để Hội đồng nhân dân có những quyết nghị đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc ban hành các nghị quyết liên quan đến cơ chế chính sách của tỉnh nhằm huy động và phát huy nguồn lực cho phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng cần nhìn nhận khách quan hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là: Cũng còn có đại biểu chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, từ đó dẫn đến việc nghiên cứu, xem xét, đưa ra các giải pháp hiệu quả và quyết định những vấn đề quan trọng, nhất là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ bản còn có nội dung chưa sâu. Trong các kỳ họp, phần nhiều các ý kiến phát biểu tập trung vào các kiến nghị cử tri, chưa nêu được các giải pháp tháo gỡ khó khăn hoặc chưa đề nghị xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực. Chất lượng hoạt động của đại biểu chưa đồng đều, một số ít đại biểu chưa thật sự tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân, còn thiếu tự tin, ngại va chạm trong hoạt động chất vấn. Một số đại biểu chưa sắp xếp công việc, thời gian để tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân nơi mình ứng cử nên chưa nắm bắt và chuyển tải kịp thời tình hình và những vướng mắc của địa phương với cơ quan chức năng. Nguyên nhân của thực trạng trên, trước hết do lĩnh vực hoạt động của Hội đồng nhân dân rất rộng, đòi hỏi đại biểu Hội đồng nhân dân phải có kiến thức vừa tổng quát, vừa cụ thể và đặc biệt là phải có kinh nghiệm thực tiễn, một số đại biểu ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin nên việc tiếp thu, giải trình kiến nghị của cử tri trong tiếp xúc cử tri còn hạn chế, thiếu tự tin trong chất vấn; công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi được bầu còn nặng về lý luận, thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể trong hoạt động của đại biểu; đa số đại biểu hoạt động theo kiểu “vừa học, vừa làm”. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn và đặc biệt từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan đại diện cho mình. Trên thực tế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Để Hội đồng nhân dân thực sự đại diện cho Nhân dân, phải bắt đầu từ vai trò, trách nhiệm và năng lực của từng đại biểu Hội đồng nhân dân.

Kế thừa, phát huy những kết quả của đại biểu Hội đồng nhân dân đạt được từ những nhiệm kỳ qua, với mong muốn nhiệm kỳ 2021-2026 chất lượng hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng hiệu quả hơn so với nhiệm kỳ trước. Theo đó, để có được đại biểu có chất lượng, việc giới thiệu ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp xứng đáng để cử tri “chọn mặt gửi vàng” là hết sức quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Tổng tuyển cử là dịp toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà…”. Với nhận thức đó, công tác nhân sự - trọng tâm là tiêu chuẩn, chất lượng và quy trình lựa chọn, giới thiệu đại biểu Hội đồng nhân dân luôn được cấp ủy, Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm, ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho công tác bầu cử, trên cơ sở Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026, qua đó giúp Thường trực cấp huyện và cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần đảm bảo theo quy định.

Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu là mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, cần lựa chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn có năng lực và điều kiện thực sự tham gia, trên cơ sở bảo đảm cơ cấu, thành phần đại biểu một cách hợp lý. Như vậy, phải trên cơ sở tiêu chuẩn mà xác định cơ cấu, thành phần và lựa chọn nhân sự để bầu làm đại biểu. Trên nguyên tắc đó, cuộc bầu cử ngày 23/5/2021, Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai đã bầu 5.639 đại biểu (cấp tỉnh 71 đại biểu; cấp huyện 571 đại biểu; cấp xã: 4.997 đại biểu); cơ cấu đại biểu cơ bản hợp lý, đảm bảo đại diện cho các thành phần. So với nhiệm kỳ 2016-2021, cơ cấu của Hội đồng nhân dân đã giảm số lượng đại biểu công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước (giảm 7,86% so với nhiệm kỳ trước), tăng số lượng đại biểu thuộc khối đảng, đoàn thể, doanh nghiệp, ngoài đảng...; chất lượng các mặt của đại biểu đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước - đây cũng là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử, thể hiện ở một số điểm nổi bật sau:

Về trình độ chuyên môn: Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này có trình độ sau đại học, đại học cao hơn so với nhiệm kỳ 2016-2021, cụ thể: Cấp tỉnh: Sau đại học tăng 16,46% (tăng 10 đại biểu); dưới đại học giảm 4,84% (giảm 04 đại biểu); Cấp huyện: Tỷ lệ tương ứng với nhiệm kỳ trước; Cấp xã: đại học tăng 17,92% (tăng 665 đại biểu); dưới đại học giảm 17,96% (giảm 1.645 đại biểu).

Về trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này có trình độ lý luận chính trị cao hơn so với nhiệm kỳ 2016-2021, cụ thể: Cấp tỉnh: Cử nhân chính trị, cao cấp chính trị tăng 2,64%; Trung cấp chính trị tăng 2,36%; Cấp huyện: Cử nhân chính trị, cao cấp chính trị tăng 10,44%; Trung cấp chính trị tăng 0,63%; Cấp xã: Cao cấp chính trị tăng 3,36%; Trung cấp chính trị tăng 8,69%.

Về độ tuổi, so với nhiệm kỳ trước lực lượng trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) của cơ cấu nhiệm kỳ này chiếm tỷ lệ 47,06% (tăng 12,83% so với nhiệm kỳ trước). Đặc biệt là với đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Phù hợp với yêu cầu rất khắc khe về độ tuổi theo quy định của Ban Tổ chức trung ương “Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định”. Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trẻ để phát triển đất nước nói chung và phát huy thế mạnh của Hội đồng nhân dân nói riêng, cùng với sức trẻ, khỏe, năng động và sáng tạo, đây sẽ là chìa khóa, là nhân tố quan trọng để đưa tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển. Mong rằng mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân trẻ với trí tuệ, sự năng động và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân. 
 image001.png

Với kết quả cơ cấu tỷ lệ đại biểu tái cử chiếm tỷ lệ cao (cấp tỉnh tăng 18,52%; cấp huyện tăng 12,31%; cấp xã tăng 7,43%), đây là một trong những thuận lợi sẽ góp phần cho hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ mới; đa số đại biểu tái cử đã được trang bị kiến thức và kỹ năng tích lũy trong các nhiệm kỳ hoạt động trước sẽ là hành trang, là nền tảng quan trọng cho các đại biểu tái cử này tiếp tục công hiến cho nhiệm kỳ mới; hơn nữa phần lớn các đại biểu tái cử đều là lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị và đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng, am hiểu thực tiễn địa phương, có kinh nghiệm hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cũng như truyền tải chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Ngoài ra, sau khi được Ủy ban bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 xác nhận tư cách đại biểu, để tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi đại biểu chủ động nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định, các đại biểu sẽ được đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị quyết số 89/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai. Đồng thời, Thường trực HĐND tỉnh sẽ phối hợp với Ban Công tác Đại biểu Quốc hội để bồi dưỡng một số kỹ năng hoạt động cho đại biểu mới như: kỹ năng tiếp xúc cử tri, kỹ năng chất vấn, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giám sát, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng đánh giá của đại biểu, kỹ năng xây dựng chương trình hoạt động…..

Với những tín hiệu khả quan trên, chúng ta tin tưởng rằng chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong nhiệm kỳ mới (nhiệm kỳ 2021-2026) chắc chắn sẽ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển và sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, xứng đáng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương, trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Giúp cho Hội đồng nhân dân, cơ quan dân cử - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động hiệu lực và hiệu quả./.
Vũ Tiến Anh
Chánh Văn phòng HĐND tỉnh