> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Cử tri bức xúc về nước sinh hoạt

Cử tri bức xúc về nước sinh hoạt

15/07/2013
Ngày 15-7, tại Hội trường 2-9, kỳ họp thứ 5, Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai (khóa X) đã khai mạc, dưới sự chủ trì của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai.
Tại kỳ họp này, cùng với một số kiến nghị ở các lĩnh vực, cử tri trong tỉnh có nhiều bức xúc về việc bảo đảm nước sinh hoạt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, cử tri trong tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Gia Lai có biện pháp xử lý, khắc phục công trình Nhà máy nước Kon Dơng (huyện Mang Yang), được đưa vào sử dụng trong tháng 11-2009 đến nay, nhưng không đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân thị trấn Kon Dơng.
Còn tại huyện vùng sâu Kông Chro, cử tri địa phương cho biết hiện mới có khoảng 65% số hộ dân ở khu vực thị trấn Kông Chro được hưởng thụ nguồn nước máy; còn 6 làng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nước máy để dùng. Tuy nhiên, lượng nước máy cung cấp vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hơn nữa, chất lượng nước chưa thể đảm bảo do nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm. Người dân dùng nước máy đa phần vẫn chỉ để sinh hoạt hàng ngày, còn dùng để ăn uống thì những hộ không có điều kiện mua nước lọc hoặc trữ được nước mưa mới dùng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân trong vùng mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Về vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy thị trấn Kông Chro khẳng định: “Vấn đề thiếu nước sinh hoạt luôn là vấn đề “nóng” tại các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương, gây khó khăn cho bà con rất nhiều”. 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài nguyên nhân nước khan hiếm thì cấu tạo địa chất vùng Kông Chro rất khắc nghiệt, dưới lớp đất chừng vài mét, thậm chí có nơi chỉ vài chục phân là đá bàn, nên người dân rất khó khăn trong việc đào giếng lấy nước. Chi phí khoan giếng quá cao, đa phần các hộ dân không có đủ điều kiện để đầu tư; phần còn lại dùng nước máy hoặc xây bể tích trữ nước mưa, thậm chí là mua nước về dùng nên riêng chuyện nước sinh hoạt đã khiến người dân chịu khá nhiều tốn kém. Huyện Kông Chro có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chuyện lo lắng nước sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội ở địa phương còn nhiều khó khăn này.
                                                                            
Tin: Nguyễn Đức
ảnh: Q. Vinh

Cử tri bức xúc về nước sinh hoạt

15/07/2013
Ngày 15-7, tại Hội trường 2-9, kỳ họp thứ 5, Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai (khóa X) đã khai mạc, dưới sự chủ trì của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai.
Tại kỳ họp này, cùng với một số kiến nghị ở các lĩnh vực, cử tri trong tỉnh có nhiều bức xúc về việc bảo đảm nước sinh hoạt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, cử tri trong tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Gia Lai có biện pháp xử lý, khắc phục công trình Nhà máy nước Kon Dơng (huyện Mang Yang), được đưa vào sử dụng trong tháng 11-2009 đến nay, nhưng không đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân thị trấn Kon Dơng.
Còn tại huyện vùng sâu Kông Chro, cử tri địa phương cho biết hiện mới có khoảng 65% số hộ dân ở khu vực thị trấn Kông Chro được hưởng thụ nguồn nước máy; còn 6 làng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nước máy để dùng. Tuy nhiên, lượng nước máy cung cấp vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hơn nữa, chất lượng nước chưa thể đảm bảo do nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm. Người dân dùng nước máy đa phần vẫn chỉ để sinh hoạt hàng ngày, còn dùng để ăn uống thì những hộ không có điều kiện mua nước lọc hoặc trữ được nước mưa mới dùng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân trong vùng mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Về vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy thị trấn Kông Chro khẳng định: “Vấn đề thiếu nước sinh hoạt luôn là vấn đề “nóng” tại các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương, gây khó khăn cho bà con rất nhiều”. 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài nguyên nhân nước khan hiếm thì cấu tạo địa chất vùng Kông Chro rất khắc nghiệt, dưới lớp đất chừng vài mét, thậm chí có nơi chỉ vài chục phân là đá bàn, nên người dân rất khó khăn trong việc đào giếng lấy nước. Chi phí khoan giếng quá cao, đa phần các hộ dân không có đủ điều kiện để đầu tư; phần còn lại dùng nước máy hoặc xây bể tích trữ nước mưa, thậm chí là mua nước về dùng nên riêng chuyện nước sinh hoạt đã khiến người dân chịu khá nhiều tốn kém. Huyện Kông Chro có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chuyện lo lắng nước sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội ở địa phương còn nhiều khó khăn này.
                                                                            
Tin: Nguyễn Đức
ảnh: Q. Vinh