> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hìn

Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn 2009-2012) trên địa bàn tỉnh.

13/04/2013
Ngày 11 tháng 4 năm 2013, tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn 2009-2012) và kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn (2009-2012) trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp 164 công trình cấp nước tập trung, trường học, trạm y tế với tổng kinh phí hơn 87 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương: 72,1 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 7,7 tỷ đồng và nhân dân đóng góp: 7,2 tỷ đồng, đối tượng được hưởng lợi từ các công trình trên hơn 29.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm hơn 90%).
            Đến cuối năm 2012, từ các nguồn vốn đầu tư tỉnh Gia Lai có 76,4% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (803.800 người); 89,1% trường học nông thôn có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (577trường); 94,9% trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo kết quả công bố Bộ chỉ số năm 2011, toàn tỉnh có 240 công trình cấp nước, thì chỉ có 60% công trình hoạt động bền vững (chiếm 25%), còn lại 180 công trình hoạt động không bền vững (chiếm 75%).
            Nguyên nhân các công trình nước sạch hoạt động không bền vững (chiếm đến 75% tổng số các công trình) là do công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sau đầu tư còn yếu kém, nhiều công trình sau khi xây dựng không có kinh phí để vận hành, bảo dưỡng đẫn đến hư hỏng, xuống cấp phải ngưng hoạt động chiếm tỷ lệ cao, các công trình sau khi đưa vào quản lý khai thác, không có nguồn thu nên hư hỏng sữa chữa không kịp thời, xuống cấp nhanh; người quản lý, vận hành còn thiếu kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm chưa cao; công tác quản lý, giám sát chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt còn hạn chế.

 
2.JPG

            Về kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn 2012-2015) của tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 83,5%; hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 38,3%; trường học nông thôn, trạm y tế xã  có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 100%.
          Đại diện lãnh đạo Ban KT-NS HĐND tỉnh, Ban Dân tộc UBND tỉnh, sở KH-ĐT và các thành viên đoàn giám sát đã phát biểu các ý kiến và kiến nghị một số giải pháp trong việc quy hoạch, khảo sát thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh để các công trình đạt được hiệu quả cao nhất. Bà Ayun H'Bút, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo mục đích yêu cầu hoạt động của các công trình; phối kết hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có liên quan chỉ đạo các xã, thị trấn, các thôn, làng thành lập các Tổ tự quản của địa phương để bảo quản, khai thác các công trình nước sạch, đẩy mạnh công tác tập, huấn, kiểm tra, giám sát ở cơ sở, chú trọng đầu tư cho những địa phương đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt để các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đạt được hiệu quả, mục đích đề ra. Qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh theo định hướng, kế hoạch của tỉnh./.
Quang Vinh

Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn 2009-2012) trên địa bàn tỉnh.

13/04/2013
Ngày 11 tháng 4 năm 2013, tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn 2009-2012) và kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn (2009-2012) trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp 164 công trình cấp nước tập trung, trường học, trạm y tế với tổng kinh phí hơn 87 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương: 72,1 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 7,7 tỷ đồng và nhân dân đóng góp: 7,2 tỷ đồng, đối tượng được hưởng lợi từ các công trình trên hơn 29.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm hơn 90%).
            Đến cuối năm 2012, từ các nguồn vốn đầu tư tỉnh Gia Lai có 76,4% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (803.800 người); 89,1% trường học nông thôn có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (577trường); 94,9% trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo kết quả công bố Bộ chỉ số năm 2011, toàn tỉnh có 240 công trình cấp nước, thì chỉ có 60% công trình hoạt động bền vững (chiếm 25%), còn lại 180 công trình hoạt động không bền vững (chiếm 75%).
            Nguyên nhân các công trình nước sạch hoạt động không bền vững (chiếm đến 75% tổng số các công trình) là do công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sau đầu tư còn yếu kém, nhiều công trình sau khi xây dựng không có kinh phí để vận hành, bảo dưỡng đẫn đến hư hỏng, xuống cấp phải ngưng hoạt động chiếm tỷ lệ cao, các công trình sau khi đưa vào quản lý khai thác, không có nguồn thu nên hư hỏng sữa chữa không kịp thời, xuống cấp nhanh; người quản lý, vận hành còn thiếu kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm chưa cao; công tác quản lý, giám sát chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt còn hạn chế.

 
2.JPG

            Về kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn 2012-2015) của tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 83,5%; hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 38,3%; trường học nông thôn, trạm y tế xã  có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 100%.
          Đại diện lãnh đạo Ban KT-NS HĐND tỉnh, Ban Dân tộc UBND tỉnh, sở KH-ĐT và các thành viên đoàn giám sát đã phát biểu các ý kiến và kiến nghị một số giải pháp trong việc quy hoạch, khảo sát thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh để các công trình đạt được hiệu quả cao nhất. Bà Ayun H'Bút, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo mục đích yêu cầu hoạt động của các công trình; phối kết hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có liên quan chỉ đạo các xã, thị trấn, các thôn, làng thành lập các Tổ tự quản của địa phương để bảo quản, khai thác các công trình nước sạch, đẩy mạnh công tác tập, huấn, kiểm tra, giám sát ở cơ sở, chú trọng đầu tư cho những địa phương đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt để các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đạt được hiệu quả, mục đích đề ra. Qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh theo định hướng, kế hoạch của tỉnh./.
Quang Vinh