> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Gia Lai: Giải quyết chính sách cho 2.117 đối tượng dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính

Gia Lai: Giải quyết chính sách cho 2.117 đối tượng dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính

07/10/2021
Sáng 6-10, tại trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai, đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Nội vụ và Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, làng, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
 
image001.jpg
Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ và Sở Tài chính. 
 
Ông Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các ông: Trần Đại Thắng-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Đặng Công Lâm-Phó Giám đốc Sở Tài chính.

Thực hiện các Nghị quyết và văn bản của Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện, xã tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá kỹ thực trạng để tổng hợp, báo cáo đề xuất phương án sắp xếp các xã, thôn, làng, tổ dân phố không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Sau sáp nhập, toàn tỉnh có 220 xã, phường, thị trấn và 1.576 thôn, làng, tổ dân phố (giảm 2 xã và 584 thôn, làng, tổ dân phố). Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau sắp xếp giảm 52 người (tiết kiệm cho ngân sách hơn 5,2 tỷ đồng); người hoạt động không chuyên trách và làm công việc ở thôn, làng, tổ dân phố giảm 3.742 người (tiết kiệm hơn 58,8 tỷ đồng).

Sau sáp nhập, bộ máy hành chính của các xã, thôn, làng, tổ dân phố trong tỉnh đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; tập trung được đầu mối giải quyết công việc. Trình độ, năng lực của người hoạt động không chuyên trách, người làm công việc ở thôn, làng, tổ dân phố được nâng lên. Đặc biệt, đoàn kết được Nhân dân để xây dựng nhiều hoạt động, phong trào chất lượng ở cơ sở.

Theo báo cáo của Sở Tài chính, các địa phương đã kịp thời giải quyết chính sách cho 2.117 đối tượng nghỉ việc do dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính, đảm bảo đúng quy định. Trong đó, cấp xã có 33 người với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng; ở thôn, làng, tổ dân phố có 2.084 người với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng. Việc xây dựng phương án bố trí, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản dôi dư; chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cũng được UBND cấp huyện, xã quan tâm triển khai, đảm bảo đúng quy định và quyền lợi của người dân.
 
 image003.jpg
Ông Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh kết luận buổi làm việc. 

Tại buổi làm việc, nhiều nội dung liên quan được tập trung thảo luận, giải trình như: tiến độ giải quyết hỗ trợ cho các đối tượng dôi dư sau sáp nhập còn chậm; cần có chính sách cho các đối tượng dôi dư hiện không đủ điều kiện hỗ trợ (thời gian công tác dưới 12 tháng) và những người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, làng, tổ dân phố ở các chức danh như Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh; hướng dẫn thống nhất việc thu phí, lệ phí khi người dân thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi đơn vị hành chính; việc quản lý, sử dụng tài sản công có nơi còn gây lãng phí; tình trạng thừa-thiếu cục bộ nhà văn hóa thôn, làng sau sáp nhập.

Phát biểu kết luận, ông Thái Thanh Bình đề nghị thư ký đoàn giám sát tiếp thu, bổ sung đầy đủ ý kiến đóng góp, giải trình của các thành viên và lãnh đạo sở, ngành tại buổi làm việc. Trong đó, tập trung vào những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết sau sắp xếp, những kiến nghị và đề xuất liên quan để hoàn chỉnh báo cáo giám sát...
Theo baogialai.com.vn

Gia Lai: Giải quyết chính sách cho 2.117 đối tượng dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính

07/10/2021
Sáng 6-10, tại trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai, đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Nội vụ và Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, làng, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
 
image001.jpg
Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ và Sở Tài chính. 
 
Ông Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các ông: Trần Đại Thắng-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Đặng Công Lâm-Phó Giám đốc Sở Tài chính.

Thực hiện các Nghị quyết và văn bản của Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện, xã tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá kỹ thực trạng để tổng hợp, báo cáo đề xuất phương án sắp xếp các xã, thôn, làng, tổ dân phố không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Sau sáp nhập, toàn tỉnh có 220 xã, phường, thị trấn và 1.576 thôn, làng, tổ dân phố (giảm 2 xã và 584 thôn, làng, tổ dân phố). Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau sắp xếp giảm 52 người (tiết kiệm cho ngân sách hơn 5,2 tỷ đồng); người hoạt động không chuyên trách và làm công việc ở thôn, làng, tổ dân phố giảm 3.742 người (tiết kiệm hơn 58,8 tỷ đồng).

Sau sáp nhập, bộ máy hành chính của các xã, thôn, làng, tổ dân phố trong tỉnh đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; tập trung được đầu mối giải quyết công việc. Trình độ, năng lực của người hoạt động không chuyên trách, người làm công việc ở thôn, làng, tổ dân phố được nâng lên. Đặc biệt, đoàn kết được Nhân dân để xây dựng nhiều hoạt động, phong trào chất lượng ở cơ sở.

Theo báo cáo của Sở Tài chính, các địa phương đã kịp thời giải quyết chính sách cho 2.117 đối tượng nghỉ việc do dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính, đảm bảo đúng quy định. Trong đó, cấp xã có 33 người với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng; ở thôn, làng, tổ dân phố có 2.084 người với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng. Việc xây dựng phương án bố trí, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản dôi dư; chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cũng được UBND cấp huyện, xã quan tâm triển khai, đảm bảo đúng quy định và quyền lợi của người dân.
 
 image003.jpg
Ông Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh kết luận buổi làm việc. 

Tại buổi làm việc, nhiều nội dung liên quan được tập trung thảo luận, giải trình như: tiến độ giải quyết hỗ trợ cho các đối tượng dôi dư sau sáp nhập còn chậm; cần có chính sách cho các đối tượng dôi dư hiện không đủ điều kiện hỗ trợ (thời gian công tác dưới 12 tháng) và những người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, làng, tổ dân phố ở các chức danh như Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh; hướng dẫn thống nhất việc thu phí, lệ phí khi người dân thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi đơn vị hành chính; việc quản lý, sử dụng tài sản công có nơi còn gây lãng phí; tình trạng thừa-thiếu cục bộ nhà văn hóa thôn, làng sau sáp nhập.

Phát biểu kết luận, ông Thái Thanh Bình đề nghị thư ký đoàn giám sát tiếp thu, bổ sung đầy đủ ý kiến đóng góp, giải trình của các thành viên và lãnh đạo sở, ngành tại buổi làm việc. Trong đó, tập trung vào những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết sau sắp xếp, những kiến nghị và đề xuất liên quan để hoàn chỉnh báo cáo giám sát...
Theo baogialai.com.vn