> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Gia Lai: Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,3%

Gia Lai: Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,3%

05/12/2013
Từ ngày 25- 27/11/2013, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm tra các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ sáu HĐND tỉnh khóa X. Tham dự cuộc họp thẩm tra với Ban có Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.
Hội nghị đã thẩm tra 10 báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, gồm: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2013 và một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2014 (về lĩnh vực kinh tế, ngân sách); báo cáo đánh giá thu chi ngân sách năm 2013, dự toán thu chi ngân sách năm 2014; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2014; về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương năm 2014; về việc đề nghị phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2012; về quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2014; quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2010 - 2015; dự toán kinh phí hoạt động HĐND tỉnh năm 2014.
Về cơ bản, đại biểu đều nhất trí với các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự hội nghị, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận định: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu cơ bản đều đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. GDP bình quân đầu người đạt 30,23 triệu đồng/năm, tăng 15,56% so với năm 2012. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước thực hiện 11.390 tỷ đồng, đạt 100,05% kế hoạch và tăng 10% so với cùng kỳ,.. Tuy nhiên, thu ngân sách không đạt kế hoạch đề ra, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.550 tỷ đồng, bằng 98,6% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, giảm 2,3% so với năm 2012. Thu cân đối NSNN 3.162 tỷ đồng, đạt 93,6% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong khi đó, nhu cầu chi tăng, tổng chi ngân sách địa phương cả năm ước thực hiện 8.145 tỷ đồng, tăng 8,4% so với kế hoạch; vẫn xảy ra nhiều vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng nghiêm trọng; nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; Kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu ước cả năm đạt 260 triệu USD, đạt 66,7% kế hoạch, bằng 57,8% so với năm 2012; kim ngạch nhập khẩu ước cả năm đạt 33 triệu USD, bằng 53,23% so kế hoạch; việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Hạn hán cục bộ vụ đông, lũ lụt ở các huyện phía đông, việc xả lũ của thủy điện An Khê - Kanat đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân.
 
 
HƯƠNG LAN

Gia Lai: Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,3%

05/12/2013
Từ ngày 25- 27/11/2013, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm tra các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ sáu HĐND tỉnh khóa X. Tham dự cuộc họp thẩm tra với Ban có Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.
Hội nghị đã thẩm tra 10 báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, gồm: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2013 và một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2014 (về lĩnh vực kinh tế, ngân sách); báo cáo đánh giá thu chi ngân sách năm 2013, dự toán thu chi ngân sách năm 2014; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2014; về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương năm 2014; về việc đề nghị phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2012; về quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2014; quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2010 - 2015; dự toán kinh phí hoạt động HĐND tỉnh năm 2014.
Về cơ bản, đại biểu đều nhất trí với các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự hội nghị, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận định: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu cơ bản đều đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. GDP bình quân đầu người đạt 30,23 triệu đồng/năm, tăng 15,56% so với năm 2012. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước thực hiện 11.390 tỷ đồng, đạt 100,05% kế hoạch và tăng 10% so với cùng kỳ,.. Tuy nhiên, thu ngân sách không đạt kế hoạch đề ra, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.550 tỷ đồng, bằng 98,6% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, giảm 2,3% so với năm 2012. Thu cân đối NSNN 3.162 tỷ đồng, đạt 93,6% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong khi đó, nhu cầu chi tăng, tổng chi ngân sách địa phương cả năm ước thực hiện 8.145 tỷ đồng, tăng 8,4% so với kế hoạch; vẫn xảy ra nhiều vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng nghiêm trọng; nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; Kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu ước cả năm đạt 260 triệu USD, đạt 66,7% kế hoạch, bằng 57,8% so với năm 2012; kim ngạch nhập khẩu ước cả năm đạt 33 triệu USD, bằng 53,23% so kế hoạch; việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Hạn hán cục bộ vụ đông, lũ lụt ở các huyện phía đông, việc xả lũ của thủy điện An Khê - Kanat đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân.
 
 
HƯƠNG LAN