> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao

Giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triền bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” tại huyện Đak Đoa

27/04/2022
Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-HĐND ngày 09/3/2022 và Thông báo số 47/TB-HĐND ngày 20/4/2022 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triền bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”; ngày 26/4/2022, Tổ giám sát số 01 thuộc Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Trương Văn Đạt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động tại huyện Đak Đoa; tham gia cùng Tổ giám sát có đồng chí Hồ Văn Điềm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường.
 
Doan-khao-sat-thuc-te-vung-nguyen-lieu-lien-ket-san-xuat-tai-lang-De-Hot,-xa-Dak-Krong.jpg
Đoàn khảo sát thực tế vùng nguyên liệu liên kết sản xuất tại làng Đê Hot, xã Đăk Krong

Trước khi làm việc với UBND huyện, Tổ giám sát đã khảo sát thực tế  vùng nguyên liệu cánh đồng lớn liên kết sản xuất trồng tiêu, cà phê tại làng Đê Hot, xã Đăk Krong; Nhà máy chế biến nông sản và làm việc với Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang.

Theo báo cáo của huyện Đak Đoa trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản đạt 40,3%; công nghiệp xây dựng đạt 24,4%; thương mại - dịch vụ đạt 35,3%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 43,4 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.072 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 62.299 triệu đồng, tăng 172,3% so với năm 2015. Hiện toàn huyện có 220 trang trại, triển khai 09 mô hình ứng dụng khoa học công cao trong sản xuất nông nghiệp; 06 dự án liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, …thành lập mới 10 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chương trình mỗi xã một sản phẩm đã tạo bước chuyển biễn rõ nét trong sản xuất nông nghiệp.
 
 Quang-canh-buoi-giam-sat-voi-UBND-huyen-Dak-Doa.jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Huyện đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; huyện đã triển khai 07 dự án liên kết chuỗi giá trị gồm: 03 dự án quy mô 30 ha và 60 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với quy mô 50 ha và 60 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với quy mô 370 ha và 420 hộ tham gia. 04 dự án cấp xã: Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây có múi theo hướng hữu cơ tại xã Kon Gang với quy mô 04 ha và 20 hộ tham gia; Dự án phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm rau, củ an toàn tại xã Tân Bình với quy mô 02 ha và 10 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất vùng nguyên liệu cây bơ, sầu riêng tại xã Trang với quy mô 04 ha và 20 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất cây bời lời tại xã Hà Đông với quy mô 100 ha và 15 hộ tham gia.

Giai đoạn 2016-2020, toàn huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu sửa chữa 21 công trình thủy lợi, tính đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 61 công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, được sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào của cả hệ thống chính trị, huyện đã thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiêu kết quả tích cực và khả quan, đã lồng ghép được các nội dung, giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Tính đến hết năm 2020, có 08/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 05 xã so với giai đoạn 2010-2015.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong thực hiện kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn phân tán, phát triển thiếu ổn định và thiếu vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao; việc triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả cao; tỷ lệ chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm nông sản của cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu đạt thấp; hoạt động hợp tác xã nông nghiệp còn mang tính hình thức, chưa làm tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ;…
 
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Trương Văn Đạt, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Tổ Trưởng Tổ giám sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của huyện Đak Đoa trong công tác triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời đề nghị UBND huyện cần quan tâm, có giải pháp khắc phục một số tồn tại, hạn chế như việc bố trí nguồn lực đầu tư cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 từ ngân sách của huyện còn ít; các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mặc dù đã được huyện quan tâm nhưng chưa nhiều, chưa có nông sản hàng hóa có thương hiệu mạnh phục vụ mục tiêu xuất khẩu./.
             Trà Giang

Giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triền bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” tại huyện Đak Đoa

27/04/2022
Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-HĐND ngày 09/3/2022 và Thông báo số 47/TB-HĐND ngày 20/4/2022 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triền bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”; ngày 26/4/2022, Tổ giám sát số 01 thuộc Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Trương Văn Đạt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động tại huyện Đak Đoa; tham gia cùng Tổ giám sát có đồng chí Hồ Văn Điềm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường.
 
Doan-khao-sat-thuc-te-vung-nguyen-lieu-lien-ket-san-xuat-tai-lang-De-Hot,-xa-Dak-Krong.jpg
Đoàn khảo sát thực tế vùng nguyên liệu liên kết sản xuất tại làng Đê Hot, xã Đăk Krong

Trước khi làm việc với UBND huyện, Tổ giám sát đã khảo sát thực tế  vùng nguyên liệu cánh đồng lớn liên kết sản xuất trồng tiêu, cà phê tại làng Đê Hot, xã Đăk Krong; Nhà máy chế biến nông sản và làm việc với Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang.

Theo báo cáo của huyện Đak Đoa trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản đạt 40,3%; công nghiệp xây dựng đạt 24,4%; thương mại - dịch vụ đạt 35,3%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 43,4 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.072 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 62.299 triệu đồng, tăng 172,3% so với năm 2015. Hiện toàn huyện có 220 trang trại, triển khai 09 mô hình ứng dụng khoa học công cao trong sản xuất nông nghiệp; 06 dự án liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, …thành lập mới 10 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chương trình mỗi xã một sản phẩm đã tạo bước chuyển biễn rõ nét trong sản xuất nông nghiệp.
 
 Quang-canh-buoi-giam-sat-voi-UBND-huyen-Dak-Doa.jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Huyện đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; huyện đã triển khai 07 dự án liên kết chuỗi giá trị gồm: 03 dự án quy mô 30 ha và 60 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với quy mô 50 ha và 60 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với quy mô 370 ha và 420 hộ tham gia. 04 dự án cấp xã: Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây có múi theo hướng hữu cơ tại xã Kon Gang với quy mô 04 ha và 20 hộ tham gia; Dự án phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm rau, củ an toàn tại xã Tân Bình với quy mô 02 ha và 10 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất vùng nguyên liệu cây bơ, sầu riêng tại xã Trang với quy mô 04 ha và 20 hộ tham gia; Dự án liên kết sản xuất cây bời lời tại xã Hà Đông với quy mô 100 ha và 15 hộ tham gia.

Giai đoạn 2016-2020, toàn huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu sửa chữa 21 công trình thủy lợi, tính đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 61 công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, được sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào của cả hệ thống chính trị, huyện đã thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiêu kết quả tích cực và khả quan, đã lồng ghép được các nội dung, giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Tính đến hết năm 2020, có 08/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 05 xã so với giai đoạn 2010-2015.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong thực hiện kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn phân tán, phát triển thiếu ổn định và thiếu vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao; việc triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả cao; tỷ lệ chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm nông sản của cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu đạt thấp; hoạt động hợp tác xã nông nghiệp còn mang tính hình thức, chưa làm tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ;…
 
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Trương Văn Đạt, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Tổ Trưởng Tổ giám sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của huyện Đak Đoa trong công tác triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời đề nghị UBND huyện cần quan tâm, có giải pháp khắc phục một số tồn tại, hạn chế như việc bố trí nguồn lực đầu tư cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 từ ngân sách của huyện còn ít; các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mặc dù đã được huyện quan tâm nhưng chưa nhiều, chưa có nông sản hàng hóa có thương hiệu mạnh phục vụ mục tiêu xuất khẩu./.
             Trà Giang