> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Xem xét 33 dự thảo nghị quyết

Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Xem xét 33 dự thảo nghị quyết

09/12/2021
Chiều 8-12, kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiếp tục chương trình làm việc của ngày đầu tiên. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, xem xét 33 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh trình tại kỳ họp; đồng thời nghe UBND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri.
 
Nhiều tờ trình quan trọng

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cùng lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Công an tỉnh đã thay mặt UBND tỉnh trình tại kỳ họp 30 tờ trình dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh. Lãnh đạo các ban HĐND tỉnh cũng lần lượt báo cáo kết quả thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp.
 
 image001.jpg
 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên
điều hành phiên làm việc chiều ngày 8-12-2021.

Theo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên, việc bàn và quyết nghị những nội dung trình tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tác động tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2022 đã được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt là các nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh; thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng TP. Pleiku và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025; điều chỉnh, bổ sung một số dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của tỉnh...

“Đây là các nội dung có tính chất quan trọng, tổng quát sẽ áp dụng và thực hiện xuyên suốt cả giai đoạn 2021-2025. Do đó, thay mặt chủ tọa kỳ họp, tôi đề nghị các đại biểu xem xét kỹ lưỡng theo quy định của pháp luật và sát với tình hình thực tế của tỉnh, phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy để có quyết định chính xác đối với các nội dung trên”-Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh.

Tại Tờ trình số 1861/Ttr-UBND ngày 18-11-2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn này là 32.309,2 tỷ đồng (tốc độ tăng thu bình quân đạt 11,1%/năm), chiếm tỷ trọng 5,9% so với GRDP và tổng thu ngân sách địa phương là 71.271,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,1% so với GRDP. Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là 72.339,38 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,3% so với GRDP của cả giai đoạn; trong đó, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng bình quân 30,2% và chi thường xuyên chiếm tỷ trọng bình quân 67,6% trên tổng chi. Đến năm 2025, mức đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước là 47,9%...

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tại kỳ họp này, UBND tỉnh có Tờ trình số 1841/Ttr-UBND ngày 17-11-2021 về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh năm 2022. Do tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên toàn tỉnh giảm khá sâu (từ 90,5% cuối năm 2020 đến ngày 1-7-2021 chỉ còn 73%) với 271.554 người bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi HĐND tỉnh ban hành nghị quyết này sẽ giúp các nhóm đối tượng yếu thế được tiếp cận với chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước; đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cũng như chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh (TP. Pleiku) tại Tờ trình số 1888/TTr-UBND ngày 22-11-2021. Dự án do UBND TP. Pleiku làm chủ đầu tư với tổng kinh phí thực hiện 1.900 tỷ đồng, có quy mô 39,74 ha; thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2026. Nếu được thông qua và triển khai thực hiện, Dự án hứa hẹn sẽ tạo thêm diện mạo mới cho đô thị Pleiku, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng trăm hộ dân trong vùng dự án.

Cũng trong phiên họp, các đại biểu đã xem xét, cho ý kiến đối với 2 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh trình tại kỳ họp, gồm: Dự thảo nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh khóa XII năm 2022; Dự thảo nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”.

Giải quyết 23 nội dung cử tri kiến nghị

Trong phiên họp chiều ngày 8-12, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII. Theo đó, có 14/24 kiến nghị được UBND tỉnh giải quyết (chiếm 58,3%), 3/24 kiến nghị đang giải quyết (chiếm 12,5%) và còn 7/24 kiến nghị chưa giải quyết (chiếm 29,16%).
 
 image003.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ thứ 4 HĐND tỉnh khóa XII. 

Tiếp sau đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cũng đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo giải quyết 23 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XII.

Một trong những vấn đề được nhiều cử tri ở các huyện Mang Yang, Kbang và Chư Pưh quan tâm chính là kinh phí thực hiện đo đạc, xuất trích lục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu khá cao. Do đó, cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét miễn giảm kinh phí này đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có điều kiện vay vốn phát triển kinh tế. Đối với kiến nghị này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho hay: Các khoản thu phí, lệ phí liên quan đến đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã thực hiện chế độ miễn giảm với các đối tượng được miễn giảm theo quy định. Riêng chi phí đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính phát sinh theo nhu cầu cấp giấy riêng lẻ của người dân, hiện nay, Nhà nước chưa có chính sách miễn giảm cho các đối tượng chính sách hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát các quy định; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét chế độ, chính sách cho các đối tượng nêu trên.

Đối với kiến nghị của cử tri huyện Kông Chro liên quan đến việc đầu tư, sửa chữa mặt đường và hệ thống mương thoát nước dọc tỉnh lộ 667 đi qua địa bàn huyện, UBND tỉnh trả lời rõ: Để đảm bảo giao thông trên tuyến, những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải quan tâm, tập trung nguồn vốn bảo trì đường bộ để sửa chữa hư hỏng mặt đường, đầu tư xây dựng rãnh các đoạn tỉnh lộ 667 qua huyện Kông Chro. Tuy nhiên, vừa qua, do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn kéo dài tại khu vực này, cộng với lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến lớn làm cho đoạn Km 12 đến Km 17 (qua huyện Kông Chro) xuất hiện hư hỏng xuống cấp mặt đường. Sở Giao thông-Vận tải đã chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ xử lý cục bộ hư hỏng trên để đảm bảo giao thông đi lại trước mắt; đồng thời, xem xét đánh giá cụ thể để đưa vào kế hoạch bảo trì năm 2022 nhằm sửa chữa tăng cường tuổi thọ công trình cũng như đảm bảo giao thông thuận lợi trên tuyến. Riêng việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước dọc trên đoạn tuyến qua địa bàn huyện, với nguồn vốn bảo trì năm 2021, Sở Giao thông-Vận tải đã đầu tư xây dựng 900 m rãnh tại một số đoạn cấp bách trên tuyến. Tuy nhiên, vì nguồn vốn còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư sửa chữa mặt đường còn rất lớn, do đó, UBND tỉnh giao Sở Giao thông-Vận tải tiếp thu ý kiến của cử tri và tiếp tục rà soát, khi cần thiết sẽ đầu tư trong các năm tiếp theo.
  
image005.jpg
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hữu Quế thay mặt UBND tỉnh trình bày một số dự thảo nghị quyết. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cử tri TP. Pleiku đề nghị UBND tỉnh có giải pháp tăng cường đầu tư trang-thiết bị chuyên dùng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh cho Nhân dân.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành, xác định Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh đã ưu tiên đầu tư bổ sung nhiều hạng mục cơ sở vật chất, trang-thiết bị y tế để nâng cao năng lực khám-chữa bệnh, phục hồi chức năng. Một số thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật cao đã được đầu tư. Đặc biệt, năm 2021, tỉnh đã bố trí kinh phí để trang bị hệ thống chụp mạch xóa nền 1 bình diện cao cấp và một số thiết bị khác giúp hỗ trợ trong khám chẩn đoán và can thiệp tim mạch với kinh phí hơn 33 tỷ đồng. “Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Y tế theo dõi, chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện tốt công tác mua sắm, quản lý, sử dụng có hiệu quả trang-thiết bị y tế đi đôi với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho đội ngũ y tế để nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho Nhân dân”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu.

Ngoài những vấn đề trên, UBND tỉnh còn trả lời cụ thể, đầy đủ đối với một số kiến nghị khác của cử tri như: xem xét nâng mức hỗ trợ cho các hộ nghèo; định canh, định cư cho người dân tộc thiểu số tại chỗ; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, thi công gây mất an toàn giao thông; bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên và đội ngũ y tế cơ sở; mở rộng thêm đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; miễn phí xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp là F1 đi từ vùng dịch về đăng ký cách ly tại khách sạn; quản lý lao động là người nước ngoài khi đến làm việc tại tỉnh... Cùng với đó, 3 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) nhưng chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm cũng đã được UBND tỉnh trả lời tại kỳ họp lần này.
Theo baogialai.com.vn

Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Xem xét 33 dự thảo nghị quyết

09/12/2021
Chiều 8-12, kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiếp tục chương trình làm việc của ngày đầu tiên. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, xem xét 33 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh trình tại kỳ họp; đồng thời nghe UBND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri.
 
Nhiều tờ trình quan trọng

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cùng lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Công an tỉnh đã thay mặt UBND tỉnh trình tại kỳ họp 30 tờ trình dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh. Lãnh đạo các ban HĐND tỉnh cũng lần lượt báo cáo kết quả thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp.
 
 image001.jpg
 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên
điều hành phiên làm việc chiều ngày 8-12-2021.

Theo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên, việc bàn và quyết nghị những nội dung trình tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tác động tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2022 đã được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt là các nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh; thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng TP. Pleiku và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025; điều chỉnh, bổ sung một số dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của tỉnh...

“Đây là các nội dung có tính chất quan trọng, tổng quát sẽ áp dụng và thực hiện xuyên suốt cả giai đoạn 2021-2025. Do đó, thay mặt chủ tọa kỳ họp, tôi đề nghị các đại biểu xem xét kỹ lưỡng theo quy định của pháp luật và sát với tình hình thực tế của tỉnh, phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy để có quyết định chính xác đối với các nội dung trên”-Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh.

Tại Tờ trình số 1861/Ttr-UBND ngày 18-11-2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn này là 32.309,2 tỷ đồng (tốc độ tăng thu bình quân đạt 11,1%/năm), chiếm tỷ trọng 5,9% so với GRDP và tổng thu ngân sách địa phương là 71.271,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,1% so với GRDP. Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là 72.339,38 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,3% so với GRDP của cả giai đoạn; trong đó, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng bình quân 30,2% và chi thường xuyên chiếm tỷ trọng bình quân 67,6% trên tổng chi. Đến năm 2025, mức đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước là 47,9%...

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tại kỳ họp này, UBND tỉnh có Tờ trình số 1841/Ttr-UBND ngày 17-11-2021 về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh năm 2022. Do tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên toàn tỉnh giảm khá sâu (từ 90,5% cuối năm 2020 đến ngày 1-7-2021 chỉ còn 73%) với 271.554 người bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi HĐND tỉnh ban hành nghị quyết này sẽ giúp các nhóm đối tượng yếu thế được tiếp cận với chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước; đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cũng như chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh (TP. Pleiku) tại Tờ trình số 1888/TTr-UBND ngày 22-11-2021. Dự án do UBND TP. Pleiku làm chủ đầu tư với tổng kinh phí thực hiện 1.900 tỷ đồng, có quy mô 39,74 ha; thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2026. Nếu được thông qua và triển khai thực hiện, Dự án hứa hẹn sẽ tạo thêm diện mạo mới cho đô thị Pleiku, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng trăm hộ dân trong vùng dự án.

Cũng trong phiên họp, các đại biểu đã xem xét, cho ý kiến đối với 2 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh trình tại kỳ họp, gồm: Dự thảo nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh khóa XII năm 2022; Dự thảo nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”.

Giải quyết 23 nội dung cử tri kiến nghị

Trong phiên họp chiều ngày 8-12, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII. Theo đó, có 14/24 kiến nghị được UBND tỉnh giải quyết (chiếm 58,3%), 3/24 kiến nghị đang giải quyết (chiếm 12,5%) và còn 7/24 kiến nghị chưa giải quyết (chiếm 29,16%).
 
 image003.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ thứ 4 HĐND tỉnh khóa XII. 

Tiếp sau đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cũng đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo giải quyết 23 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XII.

Một trong những vấn đề được nhiều cử tri ở các huyện Mang Yang, Kbang và Chư Pưh quan tâm chính là kinh phí thực hiện đo đạc, xuất trích lục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu khá cao. Do đó, cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét miễn giảm kinh phí này đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có điều kiện vay vốn phát triển kinh tế. Đối với kiến nghị này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho hay: Các khoản thu phí, lệ phí liên quan đến đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã thực hiện chế độ miễn giảm với các đối tượng được miễn giảm theo quy định. Riêng chi phí đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính phát sinh theo nhu cầu cấp giấy riêng lẻ của người dân, hiện nay, Nhà nước chưa có chính sách miễn giảm cho các đối tượng chính sách hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát các quy định; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét chế độ, chính sách cho các đối tượng nêu trên.

Đối với kiến nghị của cử tri huyện Kông Chro liên quan đến việc đầu tư, sửa chữa mặt đường và hệ thống mương thoát nước dọc tỉnh lộ 667 đi qua địa bàn huyện, UBND tỉnh trả lời rõ: Để đảm bảo giao thông trên tuyến, những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải quan tâm, tập trung nguồn vốn bảo trì đường bộ để sửa chữa hư hỏng mặt đường, đầu tư xây dựng rãnh các đoạn tỉnh lộ 667 qua huyện Kông Chro. Tuy nhiên, vừa qua, do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn kéo dài tại khu vực này, cộng với lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến lớn làm cho đoạn Km 12 đến Km 17 (qua huyện Kông Chro) xuất hiện hư hỏng xuống cấp mặt đường. Sở Giao thông-Vận tải đã chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ xử lý cục bộ hư hỏng trên để đảm bảo giao thông đi lại trước mắt; đồng thời, xem xét đánh giá cụ thể để đưa vào kế hoạch bảo trì năm 2022 nhằm sửa chữa tăng cường tuổi thọ công trình cũng như đảm bảo giao thông thuận lợi trên tuyến. Riêng việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước dọc trên đoạn tuyến qua địa bàn huyện, với nguồn vốn bảo trì năm 2021, Sở Giao thông-Vận tải đã đầu tư xây dựng 900 m rãnh tại một số đoạn cấp bách trên tuyến. Tuy nhiên, vì nguồn vốn còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư sửa chữa mặt đường còn rất lớn, do đó, UBND tỉnh giao Sở Giao thông-Vận tải tiếp thu ý kiến của cử tri và tiếp tục rà soát, khi cần thiết sẽ đầu tư trong các năm tiếp theo.
  
image005.jpg
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hữu Quế thay mặt UBND tỉnh trình bày một số dự thảo nghị quyết. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cử tri TP. Pleiku đề nghị UBND tỉnh có giải pháp tăng cường đầu tư trang-thiết bị chuyên dùng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh cho Nhân dân.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành, xác định Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh đã ưu tiên đầu tư bổ sung nhiều hạng mục cơ sở vật chất, trang-thiết bị y tế để nâng cao năng lực khám-chữa bệnh, phục hồi chức năng. Một số thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật cao đã được đầu tư. Đặc biệt, năm 2021, tỉnh đã bố trí kinh phí để trang bị hệ thống chụp mạch xóa nền 1 bình diện cao cấp và một số thiết bị khác giúp hỗ trợ trong khám chẩn đoán và can thiệp tim mạch với kinh phí hơn 33 tỷ đồng. “Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Y tế theo dõi, chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện tốt công tác mua sắm, quản lý, sử dụng có hiệu quả trang-thiết bị y tế đi đôi với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho đội ngũ y tế để nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho Nhân dân”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu.

Ngoài những vấn đề trên, UBND tỉnh còn trả lời cụ thể, đầy đủ đối với một số kiến nghị khác của cử tri như: xem xét nâng mức hỗ trợ cho các hộ nghèo; định canh, định cư cho người dân tộc thiểu số tại chỗ; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, thi công gây mất an toàn giao thông; bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên và đội ngũ y tế cơ sở; mở rộng thêm đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; miễn phí xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp là F1 đi từ vùng dịch về đăng ký cách ly tại khách sạn; quản lý lao động là người nước ngoài khi đến làm việc tại tỉnh... Cùng với đó, 3 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) nhưng chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm cũng đã được UBND tỉnh trả lời tại kỳ họp lần này.
Theo baogialai.com.vn