> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ngày làm việc cuối cùng Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Nhiều vấn đề "nóng" tại phiên c

Ngày làm việc cuối cùng Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Nhiều vấn đề "nóng" tại phiên chất vấn

09/12/2022
Sáng 9-12, Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) bước vào ngày làm việc cuối cùng. Các đại biểu đã nghe thư ký kỳ họp báo cáo kết quả thảo luận tổ và tập trung thảo luận chung tại hội trường; lãnh đạo một số sở, ngành giải trình nhiều vấn đề cấp bách; đồng thời, các đại biểu cũng tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
 
Làm rõ nhiều vấn đề trọng tâm

Qua thảo luận tại 5 tổ đã có 86 lượt ý kiến tham gia vào nội dung các báo cáo và tờ trình tại kỳ họp. Hầu hết đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022 và đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của tỉnh. Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Một số chỉ tiêu chính không đạt so với nghị quyết HĐND tỉnh đề ra; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm; việc triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết một số khu vực chưa kịp thời; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; sự vào cuộc trong chỉ đạo, điều hành của một số sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện chưa thường xuyên, liên tục, chưa sát với tình hình thực tế…
 
 image001.jpg
Quang cảnh hội nghị. 

Tại kỳ họp, một số đại biểu cho rằng cần phải đánh giá bổ sung nguyên nhân thu ngân sách năm 2022 không đạt chỉ tiêu; đồng thời, có giải pháp quyết liệt, khắc phục tồn tại để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2023 theo kế hoạch đề ra. Lý giải về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta thực hiện chưa đầy đủ các quy hoạch; trong đó, có quy hoạch tổng thể, phân khu, chi tiết; cùng với đó, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất chưa theo kịp và chưa gắn liền giữa các quy hoạch này với quy hoạch tổng thể. Do đó, khi triển khai các dự án gặp vướng mắc, dẫn đến thu tiền sử dụng đất không đạt so với kế hoạch đề ra. Ngoài ra, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là các thiết bị nhập khẩu các dự án điện gió giảm mạnh so với kế hoạch đầu năm nên nguồn thu từ hoạt động này không đạt.

Giám đốc Sở Tài chính nêu các giải pháp: “Để hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2023, các ngành của tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ngành, địa phương hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành, địa phương rà soát, khai thác hiệu quả các nguồn thu gắn với nuôi dưỡng nguồn thu. Tiếp tục đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương đưa vào vận hành các dự án điện gió đã được đầu tư trên địa bàn nhằm khai thác tốt hiệu quả nguồn thu từ các dự án này”.
 
 image003.jpg
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Anh Dũng giải trình một số nội dung liên quan. 

Đối với ý kiến về việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập một số nơi không phù hợp với tình hình thực tế, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Anh Dũng-thông tin: Nguyên nhân chủ yếu do người đứng đầu không nắm chắc tình hình hoạt động tài chính của đơn vị những năm trước để phân tích, đánh giá, xây dựng mức tự chủ phù hợp. Khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 còn chậm, dẫn tới việc ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát lại từng đơn vị để đề ra lộ trình tự chủ phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương và khả năng phục hồi kinh tế.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu về mức hỗ trợ trồng rừng giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn trước (từ 7 triệu/ha giảm còn 2,5 triệu), đại biểu Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Nguồn kinh phí dành cho chương trình này hiện rất thấp. Chúng tôi đang rà soát và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ, tương đương với Quyết định 38. Đối với việc giao kế hoạch trồng rừng, Sở giao dựa trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, có diện tích đất trống và trên cơ sở nguồn lực của nhà nước hỗ trợ cho các dự án cũng như vốn của các doanh nghiệp, khả năng nhận thức của người dân trong công tác trồng rừng kinh tế ở từng địa phương.

“Chúng tôi mong muốn nhận được sự đồng thuận của các địa phương, nếu không thì chúng ta khó đạt được chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra. Tuy nhiên, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị đánh giá lại việc giao kế hoạch trồng rừng năm 2023; đồng thời, đăng ký kế hoạch trồng rừng những năm tiếp theo. Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát từng xã, huyện theo tiêu chí mới. Từ đó, xây dựng báo cáo tổng kết năm 2022 và lập kế hoạch năm 2023 cũng như kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025 nhằm đảm bảo theo chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-nêu rõ.
 
 image005.jpg
Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Lương Thanh Bình trả lời ý kiến của các đại biểu. 

Công tác quản lý đất nông nghiệp của các địa phương còn hạn chế, nhiều công trình đã đầu tư xây dựng rất lớn trên diện tích đất nông nghiệp không đúng quy định, sau đó mới tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ. Giải trình về vấn đề này, Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Lương Thanh Bình cho rằng: Việc quản lý quỹ đất này thuộc trách nhiệm của các địa phương. Về trách nhiệm của ngành, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quản lý tốt công tác quản lý đất đai; trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với vấn đề, hiện các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa được các cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá hoặc chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường phù hợp trước khi đưa vào quy hoạch. Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Về mặt nguyên tắc khi quy hoạch không đánh giá tác động môi trường tại thời điểm quy hoạch. Công tác này chỉ thực hiện sau khi đã xác định được đơn vị thực hiện dự án. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý khoáng sản đối với nội dung này.

“Nóng” phiên chất vấn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu đã nêu lên nhiều vấn đề “nóng” được cử tri và người dân trong tỉnh quan tâm. Đa số các đại biểu nêu lên các nhóm vấn đề như: Công tác quản lý, bảo vệ rừng; vướng mắc ở các dự án điện gió; việc rà soát danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong lĩnh vực y tế…

Đại biểu Trương Văn Đạt-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa: “Tỉnh Quảng Nam đã được Chính phủ cho phép lập Đề án kinh doanh tín chỉ Carbon rừng từ giảm phát thải nhà kính thông qua chống mất rừng, quản lý rừng bền vững. Theo đề án, tỉnh Quảng Nam mỗi năm sẽ bán bình quân 0,8 triệu tấn CO2 (giai đoạn 2021-2025) với giá bán ít nhất 0,5 USD/tấn (tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có hơn 466.113 ha). Như vậy, tỉnh Quảng Nam sẽ thu được một số kinh phí không nhỏ để bổ sung vào nguồn lực chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân. Còn Gia Lai hiện có 478.810 rừng tự nhiên-chưa tính diện tích khoanh nuôi chưa thành rừng. Với tư cách Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-Cơ quan tham mưu giúp tỉnh quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nông-lâm nghiệp, đồng chí có suy nghĩ gì và làm như thế nào để tỉnh Gia Lai cũng được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng Đề án kinh doanh tín chỉ Carbon rừng, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để chi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, liền rừng, khắc phục tình trạng thiếu kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay ?”.
 
 image007.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa trả lời chất vấn. 

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Đây là vấn đề mới, mang tính chất cam kết giao dịch quốc tế, chưa có các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam nên các địa phương trong cả nước còn nhiều lúng túng, chưa thực hiện được nhiều dự án trong lĩnh vực này. Hiện Việt Nam chỉ mới gia nhập thị trường giao dịch tín chỉ Carbon của thế giới thông qua 5 dự án thí điểm. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chỉ đạo nội dung này tại Công văn số 1986/VP-NL ngày 27-6-2022 về việc đánh giá cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tín chỉ Cacbon theo Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã đề xuất UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình LEAF của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, Sở đề nghị UBND tỉnh thành lập Tổ công tác của tỉnh để tham gia Chương trình LEAF và có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Sở cũng đã phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng Dự thảo Đề cương Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Đánh giá tín chỉ Carbon rừng của tỉnh Gia Lai tham gia vào Chương trình chuyển nhượng giảm phát thải rừng cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Đồng thời, Sở cũng đã đề xuất đặt hàng về Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2023 về nội dung này, UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản trình Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ cho cơ chế đặc thù thí điểm xây dựng báo cáo Nghiên cứu khả thi tiềm năng Carbon rừng tại Gia Lai. Đồng thời, làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp để đề xuất tham gia triển khai Chương trình LEAF; tham mưu UBND tỉnh tìm kiếm nguồn kinh phí xã hội hóa, đơn vị tư vấn đủ năng lực xây dựng báo cáo Nghiên cứu khả thi, đăng ký công nhận và cấp tín chỉ Carbon rừng, giao dịch chuyển nhượng carbon…

Đại biểu Nguyễn Thị Thùy Trang-Bí thư Đảng ủy xã Ia Tul (huyện Ia Pa) băn khoăn về trách nhiệm của Giám đốc Sở Công thương trong việc để dự án Cụm điện gió số 2 huyện Ia Pa quá thời gian thực hiện mà chưa tham mưu UBND tỉnh thu hồi Quyết định? Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Binh-khẳng định: “Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Công thương chủ trì cùng các sở, ngành, địa phương kiểm tra hiện trường, đánh giá, thẩm định việc khảo sát, thành lập hồ sơ Cụm điện gió số 2 huyện Ia Pa vào quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, thẩm định, chúng tôi trình UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, thẩm định, phê duyệt bổ sung các dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, UBND tỉnh giao sở Công thương rà soát, đề nghị Bộ Công thương cập nhật, tính toán trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là bước khảo sát, lập hồ sơ bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và việc lập hồ sơ bổ sung quy hoạch đã hoàn thành nên không bị quá hạn hay quá thời gian. Và đây chưa phải là dự án đầu tư nên không có việc thu hồi chủ trương dự án.

Ngay sau đó, Giám đốc Sở Công thương tiếp tục nhận được câu hỏi chất vấn từ đại biểu Nguyễn Thị Thùy Trang về việc giải quyết những khó khăn đối với các dự án chồng lấn phần diện tích thuộc khu vực điện gió. Với vấn đề này, Giám đốc Sở Công thương nhận định rằng, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng công tác tháo gỡ vướng mắc này còn chậm, chưa hiệu quả. Theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh là các dự án quy hoạch sau không trùng, chống lấn với các dự án trước. Vừa qua, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, hướng dẫn và không hạn chế việc tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong khu vực khảo sát điện gió, đảm bảo việc đầu tư phát triển đồng bộ, hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực, tránh lãng phí nguồn lực đất đai và ảnh hưởng đến quyền sở hữu về tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của các nhà đầu tư. “Ngay sau kỳ họp này, Sở Công thương sẽ đăng ký làm việc với UBND huyện Ia Pa thống kê, đánh giá các dự án có diện tích bị chồng lấn, trùng với vùng khảo sát nghiên cứu dự án điện gió để thống nhất xử lý trong tháng 12-2022”-Giám đốc Sở Công thương-nêu rõ.
 
 image009.jpg
Đại biểu Rah Lan Song Linh-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh chất vấn lãnh đạo Sở Y tế. 

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu Rah Lan Song Linh-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh và Phạm Văn Lượng-Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính huyện Phú Thiện đã đề nghị lãnh đạo Sở Y tế làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai khi không đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư 2 Trung tâm Y tế huyện Krông Pa và Phú Thiện (từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19). Trả lời ý kiến này, ông Lý Minh Thái-Phó Giám đốc Sở Y tế và Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời các nội dung liên quan, tuy nhiên các đại biểu chưa đồng thuận. Chủ tọa kỳ họp đã đề nghị lãnh UBND tỉnh có ý kiến trả lời các đại biểu trong phiên làm việc chiều ngày 19/12/2022.
Theo baogialai.com.vn

Ngày làm việc cuối cùng Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Nhiều vấn đề "nóng" tại phiên chất vấn

09/12/2022
Sáng 9-12, Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) bước vào ngày làm việc cuối cùng. Các đại biểu đã nghe thư ký kỳ họp báo cáo kết quả thảo luận tổ và tập trung thảo luận chung tại hội trường; lãnh đạo một số sở, ngành giải trình nhiều vấn đề cấp bách; đồng thời, các đại biểu cũng tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
 
Làm rõ nhiều vấn đề trọng tâm

Qua thảo luận tại 5 tổ đã có 86 lượt ý kiến tham gia vào nội dung các báo cáo và tờ trình tại kỳ họp. Hầu hết đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022 và đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của tỉnh. Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Một số chỉ tiêu chính không đạt so với nghị quyết HĐND tỉnh đề ra; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm; việc triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết một số khu vực chưa kịp thời; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; sự vào cuộc trong chỉ đạo, điều hành của một số sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện chưa thường xuyên, liên tục, chưa sát với tình hình thực tế…
 
 image001.jpg
Quang cảnh hội nghị. 

Tại kỳ họp, một số đại biểu cho rằng cần phải đánh giá bổ sung nguyên nhân thu ngân sách năm 2022 không đạt chỉ tiêu; đồng thời, có giải pháp quyết liệt, khắc phục tồn tại để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2023 theo kế hoạch đề ra. Lý giải về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta thực hiện chưa đầy đủ các quy hoạch; trong đó, có quy hoạch tổng thể, phân khu, chi tiết; cùng với đó, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất chưa theo kịp và chưa gắn liền giữa các quy hoạch này với quy hoạch tổng thể. Do đó, khi triển khai các dự án gặp vướng mắc, dẫn đến thu tiền sử dụng đất không đạt so với kế hoạch đề ra. Ngoài ra, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là các thiết bị nhập khẩu các dự án điện gió giảm mạnh so với kế hoạch đầu năm nên nguồn thu từ hoạt động này không đạt.

Giám đốc Sở Tài chính nêu các giải pháp: “Để hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2023, các ngành của tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ngành, địa phương hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành, địa phương rà soát, khai thác hiệu quả các nguồn thu gắn với nuôi dưỡng nguồn thu. Tiếp tục đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương đưa vào vận hành các dự án điện gió đã được đầu tư trên địa bàn nhằm khai thác tốt hiệu quả nguồn thu từ các dự án này”.
 
 image003.jpg
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Anh Dũng giải trình một số nội dung liên quan. 

Đối với ý kiến về việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập một số nơi không phù hợp với tình hình thực tế, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Anh Dũng-thông tin: Nguyên nhân chủ yếu do người đứng đầu không nắm chắc tình hình hoạt động tài chính của đơn vị những năm trước để phân tích, đánh giá, xây dựng mức tự chủ phù hợp. Khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 còn chậm, dẫn tới việc ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát lại từng đơn vị để đề ra lộ trình tự chủ phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương và khả năng phục hồi kinh tế.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu về mức hỗ trợ trồng rừng giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn trước (từ 7 triệu/ha giảm còn 2,5 triệu), đại biểu Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Nguồn kinh phí dành cho chương trình này hiện rất thấp. Chúng tôi đang rà soát và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ, tương đương với Quyết định 38. Đối với việc giao kế hoạch trồng rừng, Sở giao dựa trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, có diện tích đất trống và trên cơ sở nguồn lực của nhà nước hỗ trợ cho các dự án cũng như vốn của các doanh nghiệp, khả năng nhận thức của người dân trong công tác trồng rừng kinh tế ở từng địa phương.

“Chúng tôi mong muốn nhận được sự đồng thuận của các địa phương, nếu không thì chúng ta khó đạt được chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra. Tuy nhiên, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị đánh giá lại việc giao kế hoạch trồng rừng năm 2023; đồng thời, đăng ký kế hoạch trồng rừng những năm tiếp theo. Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát từng xã, huyện theo tiêu chí mới. Từ đó, xây dựng báo cáo tổng kết năm 2022 và lập kế hoạch năm 2023 cũng như kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025 nhằm đảm bảo theo chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-nêu rõ.
 
 image005.jpg
Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Lương Thanh Bình trả lời ý kiến của các đại biểu. 

Công tác quản lý đất nông nghiệp của các địa phương còn hạn chế, nhiều công trình đã đầu tư xây dựng rất lớn trên diện tích đất nông nghiệp không đúng quy định, sau đó mới tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ. Giải trình về vấn đề này, Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Lương Thanh Bình cho rằng: Việc quản lý quỹ đất này thuộc trách nhiệm của các địa phương. Về trách nhiệm của ngành, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quản lý tốt công tác quản lý đất đai; trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với vấn đề, hiện các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa được các cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá hoặc chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường phù hợp trước khi đưa vào quy hoạch. Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Về mặt nguyên tắc khi quy hoạch không đánh giá tác động môi trường tại thời điểm quy hoạch. Công tác này chỉ thực hiện sau khi đã xác định được đơn vị thực hiện dự án. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý khoáng sản đối với nội dung này.

“Nóng” phiên chất vấn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu đã nêu lên nhiều vấn đề “nóng” được cử tri và người dân trong tỉnh quan tâm. Đa số các đại biểu nêu lên các nhóm vấn đề như: Công tác quản lý, bảo vệ rừng; vướng mắc ở các dự án điện gió; việc rà soát danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong lĩnh vực y tế…

Đại biểu Trương Văn Đạt-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa: “Tỉnh Quảng Nam đã được Chính phủ cho phép lập Đề án kinh doanh tín chỉ Carbon rừng từ giảm phát thải nhà kính thông qua chống mất rừng, quản lý rừng bền vững. Theo đề án, tỉnh Quảng Nam mỗi năm sẽ bán bình quân 0,8 triệu tấn CO2 (giai đoạn 2021-2025) với giá bán ít nhất 0,5 USD/tấn (tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có hơn 466.113 ha). Như vậy, tỉnh Quảng Nam sẽ thu được một số kinh phí không nhỏ để bổ sung vào nguồn lực chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân. Còn Gia Lai hiện có 478.810 rừng tự nhiên-chưa tính diện tích khoanh nuôi chưa thành rừng. Với tư cách Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-Cơ quan tham mưu giúp tỉnh quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nông-lâm nghiệp, đồng chí có suy nghĩ gì và làm như thế nào để tỉnh Gia Lai cũng được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng Đề án kinh doanh tín chỉ Carbon rừng, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để chi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, liền rừng, khắc phục tình trạng thiếu kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay ?”.
 
 image007.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa trả lời chất vấn. 

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Đây là vấn đề mới, mang tính chất cam kết giao dịch quốc tế, chưa có các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam nên các địa phương trong cả nước còn nhiều lúng túng, chưa thực hiện được nhiều dự án trong lĩnh vực này. Hiện Việt Nam chỉ mới gia nhập thị trường giao dịch tín chỉ Carbon của thế giới thông qua 5 dự án thí điểm. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chỉ đạo nội dung này tại Công văn số 1986/VP-NL ngày 27-6-2022 về việc đánh giá cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tín chỉ Cacbon theo Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã đề xuất UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình LEAF của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, Sở đề nghị UBND tỉnh thành lập Tổ công tác của tỉnh để tham gia Chương trình LEAF và có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Sở cũng đã phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng Dự thảo Đề cương Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Đánh giá tín chỉ Carbon rừng của tỉnh Gia Lai tham gia vào Chương trình chuyển nhượng giảm phát thải rừng cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Đồng thời, Sở cũng đã đề xuất đặt hàng về Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2023 về nội dung này, UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản trình Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ cho cơ chế đặc thù thí điểm xây dựng báo cáo Nghiên cứu khả thi tiềm năng Carbon rừng tại Gia Lai. Đồng thời, làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp để đề xuất tham gia triển khai Chương trình LEAF; tham mưu UBND tỉnh tìm kiếm nguồn kinh phí xã hội hóa, đơn vị tư vấn đủ năng lực xây dựng báo cáo Nghiên cứu khả thi, đăng ký công nhận và cấp tín chỉ Carbon rừng, giao dịch chuyển nhượng carbon…

Đại biểu Nguyễn Thị Thùy Trang-Bí thư Đảng ủy xã Ia Tul (huyện Ia Pa) băn khoăn về trách nhiệm của Giám đốc Sở Công thương trong việc để dự án Cụm điện gió số 2 huyện Ia Pa quá thời gian thực hiện mà chưa tham mưu UBND tỉnh thu hồi Quyết định? Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Binh-khẳng định: “Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Công thương chủ trì cùng các sở, ngành, địa phương kiểm tra hiện trường, đánh giá, thẩm định việc khảo sát, thành lập hồ sơ Cụm điện gió số 2 huyện Ia Pa vào quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, thẩm định, chúng tôi trình UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, thẩm định, phê duyệt bổ sung các dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, UBND tỉnh giao sở Công thương rà soát, đề nghị Bộ Công thương cập nhật, tính toán trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là bước khảo sát, lập hồ sơ bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và việc lập hồ sơ bổ sung quy hoạch đã hoàn thành nên không bị quá hạn hay quá thời gian. Và đây chưa phải là dự án đầu tư nên không có việc thu hồi chủ trương dự án.

Ngay sau đó, Giám đốc Sở Công thương tiếp tục nhận được câu hỏi chất vấn từ đại biểu Nguyễn Thị Thùy Trang về việc giải quyết những khó khăn đối với các dự án chồng lấn phần diện tích thuộc khu vực điện gió. Với vấn đề này, Giám đốc Sở Công thương nhận định rằng, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng công tác tháo gỡ vướng mắc này còn chậm, chưa hiệu quả. Theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh là các dự án quy hoạch sau không trùng, chống lấn với các dự án trước. Vừa qua, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, hướng dẫn và không hạn chế việc tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong khu vực khảo sát điện gió, đảm bảo việc đầu tư phát triển đồng bộ, hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực, tránh lãng phí nguồn lực đất đai và ảnh hưởng đến quyền sở hữu về tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của các nhà đầu tư. “Ngay sau kỳ họp này, Sở Công thương sẽ đăng ký làm việc với UBND huyện Ia Pa thống kê, đánh giá các dự án có diện tích bị chồng lấn, trùng với vùng khảo sát nghiên cứu dự án điện gió để thống nhất xử lý trong tháng 12-2022”-Giám đốc Sở Công thương-nêu rõ.
 
 image009.jpg
Đại biểu Rah Lan Song Linh-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh chất vấn lãnh đạo Sở Y tế. 

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu Rah Lan Song Linh-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh và Phạm Văn Lượng-Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính huyện Phú Thiện đã đề nghị lãnh đạo Sở Y tế làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai khi không đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư 2 Trung tâm Y tế huyện Krông Pa và Phú Thiện (từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19). Trả lời ý kiến này, ông Lý Minh Thái-Phó Giám đốc Sở Y tế và Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời các nội dung liên quan, tuy nhiên các đại biểu chưa đồng thuận. Chủ tọa kỳ họp đã đề nghị lãnh UBND tỉnh có ý kiến trả lời các đại biểu trong phiên làm việc chiều ngày 19/12/2022.
Theo baogialai.com.vn