> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Xem xét nhiều nội dung quan trọng t

Ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Xem xét nhiều nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

07/07/2022
Hôm qua (6-7), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2022) đã khai mạc Kỳ họp thứ 6. Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tập trung tìm giải pháp khắc phục. Cùng với đó, các đại biểu đã thảo luận, xem xét đối với 31 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND, UBND tỉnh trình tại kỳ họp; lãnh đạo UBND tỉnh trả lời và chỉ đạo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp.
 
image001.jpg
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên (bìa phải) trao đổi với các đại biểu bên lề kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026). 

Chủ trì kỳ họp có các ông, bà: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Ayun HBút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Nhiều giải pháp khắc phục hạn chế

Trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã lãnh đạo quyết liệt, thống nhất, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ vậy, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng; tổ chức thành công Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022) để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tuy vậy, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành, kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải tập trung tìm giải pháp khắc phục. Cụ thể: Việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm tiến độ. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải; chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021 giảm 17 bậc, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2021 giảm 21 bậc so với năm 2020; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; việc đầu cơ, thổi giá, thu gom, phân lô bán nền đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra. Tai nạn giao thông tuy đã giảm số vụ, số người chết nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, còn xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng.
 
 image003.jpg
Quang cảnh kỳ họp. 

Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và đưa ra dự báo tình hình trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành đề nghị các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng-chống dịch Covid-19 với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”, tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo giải ngân 100% số vốn được giao năm 2022, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Xử lý nghiêm các nhà thầu, ban quản lý, chủ đầu tư chậm tiến độ. Bên cạnh đó, phát huy vai trò Tổ công tác của UBND tỉnh về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ giải ngân của dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công…

Liên quan đến những tồn tại, hạn chế, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của các cấp, các ngành. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để vượt qua khó khăn, thách thức nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch của năm, nhất là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách, đầu tư phát triển, giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết tốt các vấn đề trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, quốc phòng-an ninh.

“Việc bàn và quyết nghị những vấn đề trên tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính tổng thể và là cơ sở quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2022 và những năm tiếp theo. Tôi đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thẳng thắn trong thảo luận, tranh luận, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; thể hiện rõ quan điểm đối với từng nội dung, nhất là đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND tỉnh xác định những chủ trương, quyết định đúng, sát tình hình thực tiễn vì sự phát triển của tỉnh”-Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Đề xuất nhiều nội dung quan trọng
  
image005.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. 

Bên cạnh việc đánh giá, làm rõ các mặt tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xem xét các báo cáo quan trọng khác, HĐND tỉnh còn thảo luận, xem xét và quyết nghị đối với 31 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND và UBND tỉnh trình tại kỳ họp. Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông cùng lãnh đạo các sở, ngành thay mặt UBND tỉnh trình bày nội dung các tờ trình quan trọng như: quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; phí đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh; quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng một số loại phí, lệ phí; điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của tỉnh… nhằm tiếp tục cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch thực hiện của tỉnh.

Để đạt mục tiêu có 10 địa phương cấp huyện và trên 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, UBND tỉnh có Tờ trình số 1312/TTr-UBND ngày 20-6-2022 về việc đề nghị giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia. Trong đó, đề xuất HĐND tỉnh giao UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 cho các sở, ngành, địa phương với các mục tiêu cụ thể. Theo đó, đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mục tiêu là giảm 3% hộ nghèo. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, mục tiêu là giảm 2% hộ nghèo. Riêng đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, mục tiêu có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 51,6%, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 3,2%.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết “Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh Gia Lai năm học 2022-2023”. Theo đó, điều chỉnh giảm mức chênh lệch học phí giữa các khu vực (xuống 0,1 lần đối với bậc học mầm non và 0,05 lần đối với cấp THPT) và mức học phí học trực tuyến bằng 75% mức học phí học trực tiếp. “Việc quy định mức thu chênh lệch giữa khu vực I, khu vực II so với khu vực III cũng ở mức rất thấp (chỉ chênh lệch 5.000 đồng) nhằm bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương và khả năng đóng góp của người dân”-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định nêu rõ.
 
image007.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Lê Duy Định trình bày dự thảo Nghị quyết “Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh Gia Lai năm học 2022. 

Cũng tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo giải quyết 24 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII. Ngoài việc quan tâm đến công tác thu hồi diện tích đất không thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp của các chủ rừng giao lại cho địa phương quản lý, cử tri huyện Chư Pưh còn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành khảo sát, đánh giá tác động môi trường của các trang trại nông nghiệp có sử dụng pin điện năng lượng mặt trời áp mái. Đặc biệt, vào mùa mưa, sấm sét đánh vào khu vực công trình năng lượng mặt trời làm ảnh hưởng đến các hộ dân lân cận dẫn đến bị chập điện, hư hỏng thiết bị và các vật dụng khác.

Đối với kiến nghị này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho hay: Theo quy định thì hiện các trang trại nông nghiệp có hệ thống điện mặt trời mái nhà không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ mội trường. Về nguy cơ sấm sét làm ảnh hưởng đến các hộ dân, Công ty Điện lực Gia Lai đã khẩn trương triển khai việc lắp đặt cột chống sét, bình chữa cháy và hệ thống nối đất cho công trình để đảm bảo hệ thống điện mặt trời mái nhà vận hành an toàn điện, công trình và các hộ dân. Đặc biệt, có giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa nếu chưa lắp đặt hoàn thành các hệ thống chống sét. Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận và tiếp tục có chỉ đạo rà soát, xử lý phù hợp trong thời gian tới.

Ngoài nội dung trên, UBND tỉnh còn trả lời một số kiến nghị khác của cử tri các huyện: Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Pa, Kông Chro, Phú Thiện, Ia Grai, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku liên quan đến kinh phí chi trả các chế độ chính sách an sinh xã hội; diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh; tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế; kiến nghị bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cầu Đak Pơ Kơ (huyện Kông Chro) để phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân; ứng trước kinh phí để triển khai trồng rừng; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước tuyến đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku)…

Ngày 7-7, kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII bước vào ngày làm việc thứ 2 với phần thảo luận tổ.
Theo baogialai.com.vn

Ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Xem xét nhiều nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

07/07/2022
Hôm qua (6-7), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2022) đã khai mạc Kỳ họp thứ 6. Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tập trung tìm giải pháp khắc phục. Cùng với đó, các đại biểu đã thảo luận, xem xét đối với 31 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND, UBND tỉnh trình tại kỳ họp; lãnh đạo UBND tỉnh trả lời và chỉ đạo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp.
 
image001.jpg
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên (bìa phải) trao đổi với các đại biểu bên lề kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026). 

Chủ trì kỳ họp có các ông, bà: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Ayun HBút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Nhiều giải pháp khắc phục hạn chế

Trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã lãnh đạo quyết liệt, thống nhất, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ vậy, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng; tổ chức thành công Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022) để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tuy vậy, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành, kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải tập trung tìm giải pháp khắc phục. Cụ thể: Việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm tiến độ. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải; chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021 giảm 17 bậc, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2021 giảm 21 bậc so với năm 2020; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; việc đầu cơ, thổi giá, thu gom, phân lô bán nền đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra. Tai nạn giao thông tuy đã giảm số vụ, số người chết nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, còn xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng.
 
 image003.jpg
Quang cảnh kỳ họp. 

Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và đưa ra dự báo tình hình trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành đề nghị các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng-chống dịch Covid-19 với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”, tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo giải ngân 100% số vốn được giao năm 2022, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Xử lý nghiêm các nhà thầu, ban quản lý, chủ đầu tư chậm tiến độ. Bên cạnh đó, phát huy vai trò Tổ công tác của UBND tỉnh về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ giải ngân của dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công…

Liên quan đến những tồn tại, hạn chế, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của các cấp, các ngành. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để vượt qua khó khăn, thách thức nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch của năm, nhất là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách, đầu tư phát triển, giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết tốt các vấn đề trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, quốc phòng-an ninh.

“Việc bàn và quyết nghị những vấn đề trên tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính tổng thể và là cơ sở quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2022 và những năm tiếp theo. Tôi đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thẳng thắn trong thảo luận, tranh luận, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; thể hiện rõ quan điểm đối với từng nội dung, nhất là đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND tỉnh xác định những chủ trương, quyết định đúng, sát tình hình thực tiễn vì sự phát triển của tỉnh”-Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Đề xuất nhiều nội dung quan trọng
  
image005.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. 

Bên cạnh việc đánh giá, làm rõ các mặt tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xem xét các báo cáo quan trọng khác, HĐND tỉnh còn thảo luận, xem xét và quyết nghị đối với 31 dự thảo nghị quyết do Thường trực HĐND và UBND tỉnh trình tại kỳ họp. Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông cùng lãnh đạo các sở, ngành thay mặt UBND tỉnh trình bày nội dung các tờ trình quan trọng như: quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; phí đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh; quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng một số loại phí, lệ phí; điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của tỉnh… nhằm tiếp tục cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch thực hiện của tỉnh.

Để đạt mục tiêu có 10 địa phương cấp huyện và trên 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, UBND tỉnh có Tờ trình số 1312/TTr-UBND ngày 20-6-2022 về việc đề nghị giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia. Trong đó, đề xuất HĐND tỉnh giao UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 cho các sở, ngành, địa phương với các mục tiêu cụ thể. Theo đó, đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mục tiêu là giảm 3% hộ nghèo. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, mục tiêu là giảm 2% hộ nghèo. Riêng đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, mục tiêu có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 51,6%, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 3,2%.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết “Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh Gia Lai năm học 2022-2023”. Theo đó, điều chỉnh giảm mức chênh lệch học phí giữa các khu vực (xuống 0,1 lần đối với bậc học mầm non và 0,05 lần đối với cấp THPT) và mức học phí học trực tuyến bằng 75% mức học phí học trực tiếp. “Việc quy định mức thu chênh lệch giữa khu vực I, khu vực II so với khu vực III cũng ở mức rất thấp (chỉ chênh lệch 5.000 đồng) nhằm bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương và khả năng đóng góp của người dân”-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định nêu rõ.
 
image007.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Lê Duy Định trình bày dự thảo Nghị quyết “Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc tỉnh Gia Lai năm học 2022. 

Cũng tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo giải quyết 24 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII. Ngoài việc quan tâm đến công tác thu hồi diện tích đất không thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp của các chủ rừng giao lại cho địa phương quản lý, cử tri huyện Chư Pưh còn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành khảo sát, đánh giá tác động môi trường của các trang trại nông nghiệp có sử dụng pin điện năng lượng mặt trời áp mái. Đặc biệt, vào mùa mưa, sấm sét đánh vào khu vực công trình năng lượng mặt trời làm ảnh hưởng đến các hộ dân lân cận dẫn đến bị chập điện, hư hỏng thiết bị và các vật dụng khác.

Đối với kiến nghị này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho hay: Theo quy định thì hiện các trang trại nông nghiệp có hệ thống điện mặt trời mái nhà không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ mội trường. Về nguy cơ sấm sét làm ảnh hưởng đến các hộ dân, Công ty Điện lực Gia Lai đã khẩn trương triển khai việc lắp đặt cột chống sét, bình chữa cháy và hệ thống nối đất cho công trình để đảm bảo hệ thống điện mặt trời mái nhà vận hành an toàn điện, công trình và các hộ dân. Đặc biệt, có giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa nếu chưa lắp đặt hoàn thành các hệ thống chống sét. Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận và tiếp tục có chỉ đạo rà soát, xử lý phù hợp trong thời gian tới.

Ngoài nội dung trên, UBND tỉnh còn trả lời một số kiến nghị khác của cử tri các huyện: Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Pa, Kông Chro, Phú Thiện, Ia Grai, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku liên quan đến kinh phí chi trả các chế độ chính sách an sinh xã hội; diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh; tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế; kiến nghị bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cầu Đak Pơ Kơ (huyện Kông Chro) để phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân; ứng trước kinh phí để triển khai trồng rừng; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước tuyến đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku)…

Ngày 7-7, kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII bước vào ngày làm việc thứ 2 với phần thảo luận tổ.
Theo baogialai.com.vn