> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII: Thảo luận những vấn đề trọng tâm

Ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII: Thảo luận những vấn đề trọng tâm

10/08/2021
Chiều 9-8, sau khi nghe UBND tỉnh trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII, các đại biểu HĐND tỉnh đã chia thành 5 tổ để thảo luận các nội dung trọng tâm của kỳ họp; đóng góp ý kiến vào nội dung các báo cáo, tờ trình.
 
image001.jpg
Quang cảnh kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII
 
Giải quyết 12 nội dung cử tri kiến nghị
 
Tại phiên làm việc buổi chiều, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo giải quyết 12 nội dung mà cử tri ý kiến, kiến nghị gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII.
 
 image003.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tham dự kỳ họp

Trả lời ý kiến của cử tri huyện Đak Pơ về việc mở rộng tỉnh lộ 667 và tiếp tục đầu tư làm mương thoát nước đoạn qua xã Phú An (huyện Đak Pơ) vì hiện nay lưu lượng xe lưu thông nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Với nguồn vốn bảo trì đường bộ, năm 2019 đã đầu tư sửa chữa mặt đường đoạn Km2-Km4, (dài 2 km); năm 2020 đầu tư sửa chữa, thảm tăng cường mặt đường đoạn Km1+00-Km2+00, Km4+00 - Km9+00 (chiều dài 6 km) và xây dựng rãnh thoát nước dọc bằng mương xây và tấm lát có chiều dài 1,3 km. Hiện nay, việc đi lại, lưu thông trên tuyến được thuận lợi, thông suốt an toàn.
 
 image005.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Đối với kiến nghị của cử tri huyện Mang Yang về việc một số địa phương được công nhận làng, xã nông thôn mới, người dân không còn được thụ hưởng các chính sách ưu tiên như: bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại ngân hàng chính sách-xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh..., UBND tỉnh trả lời rõ: Theo quy định hiện nay, các hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở các xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của nhà nước. Trên địa bàn huyện Mang Yang đến nay có 4 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và trên địa bàn các xã này có tổng số 5 thôn, làng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn vẫn được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như: bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh... “Ủy ban nhân dân tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố nói chung và UBND huyện Mang Yang nói riêng tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước; đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số”-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông nhấn mạnh.

Việc xả thải tại Khu công nghiệp (KCN) Trà Đa (TP. Pleiku) làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân cũng đã được cử tri TP. Pleiku kiến nghị. Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiến hành kiểm tra tại KCN Trà Đa. Kết quả, KCN Trà Đa đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Trong quá trình hoạt động, Công ty Phát triển hạ tầng Khu kinh tế đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ theo quy định và Chi cục Bảo vệ môi trường thường xuyên lấy mẫu đột xuất nước thải sau xử lý của KCN. Kết quả cho thấy, các chỉ phân tích đều đạt Quy chuẩn cho phép. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh chỉ đạo Công ty Phát triển hạ tầng Khu kinh tế tổ chức thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đồng thời thường xuyên, định kỳ tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, ngăn chặn hành vi xả thải nước thải trực tiếp chưa qua xử lý ra hệ thống nước mưa, môi trường xung quanh; nếu phát hiện vi phạm thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
 
 image007.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp

Ngoài ra, một số kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và những vấn đề an sinh xã hội khác cũng đã được UBND tỉnh trả lời cụ thể ngay tại kỳ họp.


Thảo luận các vấn đề nổi cộm

Trong không khí thảo luận sôi nổi, hầu hết đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của tỉnh. Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Tình hình dịch bệnh ở người và cây trồng, vật nuôi đang diễn biến phức tạp; số doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động vẫn có chiều hướng gia tăng; số vụ và số người chết do tai nạn giao thông tăng…

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở một số địa phương diễn biến khá phức tạp trong thời gian qua đã khiến nhiều đại biểu băn khoăn, trăn trở. Đại biểu Tô Văn Chánh-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pa-cho biết: Tại 71 thôn, buôn, tổ dân phố thuộc 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Krông Pa có dịch viêm da nổi cục trên bò với 1.787 con mắc của 880 hộ dân. Mặc dù UBND huyện đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt như: phun hóa chất; lập chốt kiểm tra tại các vùng có dịch; tạm dừng hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc và các sản phẩm gia súc cảm nhiễm với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ra vào vùng dịch… nhưng dịch vẫn lây lan nhanh, gây thiệt hại cho người dân. Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Thúy Anh-Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Chư Sê-cho hay: Do điều kiện chăn nuôi của các hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cùng diễn biến thời tiết bất lợi, mưa kéo dài khoảng 1 tháng trở lại đây dẫn đến việc ngăn chặn, dập dịch gặp nhiều khó khăn. Riêng huyện Chư Sê đã có 15/15 xã, thị trấn có đàn trâu, bò bị nhiễm bệnh. “Để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả thì cần đẩy nhanh việc tiếm vắc xin ngừa bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống nên hầu như người dân không có khả năng tự mua vắc xin để tiêm cho đàn trâu, bò. Do đó, đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ vắc xin, bao vây vùng dịch, ngăn chặn sự lây lan”-đại biểu Trần Thị Thúy Anh đề nghị.

6 tháng đầu năm, tình trạng người chết do tai nạn xã hội tăng cao đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Theo đại biểu Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku, một số vụ đuối nước thương tâm xảy ra trong thời gian qua khiến nhiều trẻ em bị tử vong. Đây là một trong những vấn đề nan giải mà UBND tỉnh, ngành chức năng cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

Quan tâm đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng: Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư, Gia Lai đã nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án tại địa phương. Số doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư vào tỉnh ngày một tăng với nhiều dự án có quy mô lớn. Các dự án đầu tư này đã và đang mở ra những kỳ vọng mới, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững. “Chúng ta phải thu hút đầu tư đúng hướng bằng cách đẩy mạnh các dự án mang tính chất kết nối và lan tỏa; khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tránh tình trạng dự án manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả. Các địa phương phải đặc biệt quan tâm tới dự án liên kết vùng, phù hợp với địa phương và gắn với các dự án lớn của tỉnh. Chúng ta cần quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội”-Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cũng đề cập tới công tác phòng-chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, toàn hệ thống chính trị cũng như người dân phải đồng lòng để tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh với thông điệp chống dịch là: 5K + vắc xin và công nghệ; quyết tâm khống chế không để dịch lây lan trong tỉnh, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”. Đồng thời, tập trung triển khai tốt công tác truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị, dập dịch Covid-19; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không được chủ quan, bị động, bất ngờ trong phòng-chống dịch.

Ngày 10-8, kỳ họp sẽ tiếp tục với phiên thảo luận chung tại hội trường; các đại biểu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Theo baogialai.com.vn

Ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII: Thảo luận những vấn đề trọng tâm

10/08/2021
Chiều 9-8, sau khi nghe UBND tỉnh trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII, các đại biểu HĐND tỉnh đã chia thành 5 tổ để thảo luận các nội dung trọng tâm của kỳ họp; đóng góp ý kiến vào nội dung các báo cáo, tờ trình.
 
image001.jpg
Quang cảnh kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII
 
Giải quyết 12 nội dung cử tri kiến nghị
 
Tại phiên làm việc buổi chiều, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo giải quyết 12 nội dung mà cử tri ý kiến, kiến nghị gửi đến kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XII.
 
 image003.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tham dự kỳ họp

Trả lời ý kiến của cử tri huyện Đak Pơ về việc mở rộng tỉnh lộ 667 và tiếp tục đầu tư làm mương thoát nước đoạn qua xã Phú An (huyện Đak Pơ) vì hiện nay lưu lượng xe lưu thông nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Với nguồn vốn bảo trì đường bộ, năm 2019 đã đầu tư sửa chữa mặt đường đoạn Km2-Km4, (dài 2 km); năm 2020 đầu tư sửa chữa, thảm tăng cường mặt đường đoạn Km1+00-Km2+00, Km4+00 - Km9+00 (chiều dài 6 km) và xây dựng rãnh thoát nước dọc bằng mương xây và tấm lát có chiều dài 1,3 km. Hiện nay, việc đi lại, lưu thông trên tuyến được thuận lợi, thông suốt an toàn.
 
 image005.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Đối với kiến nghị của cử tri huyện Mang Yang về việc một số địa phương được công nhận làng, xã nông thôn mới, người dân không còn được thụ hưởng các chính sách ưu tiên như: bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại ngân hàng chính sách-xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh..., UBND tỉnh trả lời rõ: Theo quy định hiện nay, các hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở các xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của nhà nước. Trên địa bàn huyện Mang Yang đến nay có 4 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và trên địa bàn các xã này có tổng số 5 thôn, làng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn vẫn được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như: bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh... “Ủy ban nhân dân tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố nói chung và UBND huyện Mang Yang nói riêng tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước; đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số”-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông nhấn mạnh.

Việc xả thải tại Khu công nghiệp (KCN) Trà Đa (TP. Pleiku) làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân cũng đã được cử tri TP. Pleiku kiến nghị. Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiến hành kiểm tra tại KCN Trà Đa. Kết quả, KCN Trà Đa đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Trong quá trình hoạt động, Công ty Phát triển hạ tầng Khu kinh tế đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ theo quy định và Chi cục Bảo vệ môi trường thường xuyên lấy mẫu đột xuất nước thải sau xử lý của KCN. Kết quả cho thấy, các chỉ phân tích đều đạt Quy chuẩn cho phép. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh chỉ đạo Công ty Phát triển hạ tầng Khu kinh tế tổ chức thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đồng thời thường xuyên, định kỳ tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, ngăn chặn hành vi xả thải nước thải trực tiếp chưa qua xử lý ra hệ thống nước mưa, môi trường xung quanh; nếu phát hiện vi phạm thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
 
 image007.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp

Ngoài ra, một số kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và những vấn đề an sinh xã hội khác cũng đã được UBND tỉnh trả lời cụ thể ngay tại kỳ họp.


Thảo luận các vấn đề nổi cộm

Trong không khí thảo luận sôi nổi, hầu hết đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của tỉnh. Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Tình hình dịch bệnh ở người và cây trồng, vật nuôi đang diễn biến phức tạp; số doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động vẫn có chiều hướng gia tăng; số vụ và số người chết do tai nạn giao thông tăng…

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở một số địa phương diễn biến khá phức tạp trong thời gian qua đã khiến nhiều đại biểu băn khoăn, trăn trở. Đại biểu Tô Văn Chánh-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pa-cho biết: Tại 71 thôn, buôn, tổ dân phố thuộc 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Krông Pa có dịch viêm da nổi cục trên bò với 1.787 con mắc của 880 hộ dân. Mặc dù UBND huyện đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt như: phun hóa chất; lập chốt kiểm tra tại các vùng có dịch; tạm dừng hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc và các sản phẩm gia súc cảm nhiễm với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ra vào vùng dịch… nhưng dịch vẫn lây lan nhanh, gây thiệt hại cho người dân. Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Thúy Anh-Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Chư Sê-cho hay: Do điều kiện chăn nuôi của các hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cùng diễn biến thời tiết bất lợi, mưa kéo dài khoảng 1 tháng trở lại đây dẫn đến việc ngăn chặn, dập dịch gặp nhiều khó khăn. Riêng huyện Chư Sê đã có 15/15 xã, thị trấn có đàn trâu, bò bị nhiễm bệnh. “Để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả thì cần đẩy nhanh việc tiếm vắc xin ngừa bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống nên hầu như người dân không có khả năng tự mua vắc xin để tiêm cho đàn trâu, bò. Do đó, đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ vắc xin, bao vây vùng dịch, ngăn chặn sự lây lan”-đại biểu Trần Thị Thúy Anh đề nghị.

6 tháng đầu năm, tình trạng người chết do tai nạn xã hội tăng cao đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Theo đại biểu Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku, một số vụ đuối nước thương tâm xảy ra trong thời gian qua khiến nhiều trẻ em bị tử vong. Đây là một trong những vấn đề nan giải mà UBND tỉnh, ngành chức năng cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

Quan tâm đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng: Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư, Gia Lai đã nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án tại địa phương. Số doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư vào tỉnh ngày một tăng với nhiều dự án có quy mô lớn. Các dự án đầu tư này đã và đang mở ra những kỳ vọng mới, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững. “Chúng ta phải thu hút đầu tư đúng hướng bằng cách đẩy mạnh các dự án mang tính chất kết nối và lan tỏa; khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tránh tình trạng dự án manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả. Các địa phương phải đặc biệt quan tâm tới dự án liên kết vùng, phù hợp với địa phương và gắn với các dự án lớn của tỉnh. Chúng ta cần quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội”-Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cũng đề cập tới công tác phòng-chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, toàn hệ thống chính trị cũng như người dân phải đồng lòng để tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh với thông điệp chống dịch là: 5K + vắc xin và công nghệ; quyết tâm khống chế không để dịch lây lan trong tỉnh, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”. Đồng thời, tập trung triển khai tốt công tác truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị, dập dịch Covid-19; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không được chủ quan, bị động, bất ngờ trong phòng-chống dịch.

Ngày 10-8, kỳ họp sẽ tiếp tục với phiên thảo luận chung tại hội trường; các đại biểu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Theo baogialai.com.vn