> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI: Thảo luận nhiều vấn đề nổi cộm

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI: Thảo luận nhiều vấn đề nổi cộm

09/12/2020
Sáng 9-12, Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI đã bước vào ngày làm việc thứ hai. Nhiều vấn đề nổi cộm thời gian qua đã được các đại biểu đề cập trong phiên thảo luận tổ.
Vướng mắc trong triển khai trồng rừng
Trên cơ sở gợi ý thảo luận của chủ tọa kỳ họp, các đại biểu thuộc 5 tổ thảo luận đã đi sâu vào đánh giá, phân tích những mặt được, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tìm nguyên nhân và bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021.
 image001.jpg
Quang cảnh kỳ họp
 
Vấn đề trồng rừng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu trong phần thảo luận tổ. Theo báo cáo của UBND tỉnh, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai kế hoạch trồng rừng; trong đó xác định rõ vị trí theo lô, khoảnh, tiểu khu; xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ kinh phí trồng rừng; rà soát, kiểm tra việc chuẩn bị đất, cây giống. Dự kiến năm 2020 trồng được 5.004 ha rừng, đạt 100,08% kế hoạch. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng và hợp đồng bảo vệ rừng 145.357,7 ha, đạt 94,46% kế hoạch.

Nhiều đại biểu cho rằng, việc triển khai trồng rừng còn gặp nhiều vướng mắc. “Hiện nay, tuy diện tích rừng trồng có tăng nhưng qua các đợt giám sát cây rừng không phát triển, tỷ lệ cây sống đạt thấp. Chúng ta cần tính toán, có hướng dẫn cụ thể hoặc có chính sách hỗ trợ hợp lý cho những hộ dân đã tham gia trồng rừng. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau nên cần chọn những giống cây rừng phù hợp”-đại biểu Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh-đề nghị.
 
image003.jpg
Đại biểu Nguyễn Duy Anh-nguyên Bí thư huyện ủy Krông Pa phát phát biểu thảo luận
 
Cũng đề cập tới vấn đề trồng rừng, đại biểu Nguyễn Duy Anh-nguyên Bí thư huyện ủy Krông Pa-cho rằng: Việc triển khai trồng rừng tại huyện Krông Pa còn gặp nhiều khó khăn và nan giải. Việc cây rừng chết hoặc không phát triển phần lớn do thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng “chảo lửa”. Ở vùng đất nắng hạn nên độ ẩm của đất rất ít, dẫn tới việc cây rừng có tỷ lệ sống thấp. Mặt khác, người dân ở đây cũng chưa thực sự “mặn mà”, tâm huyết với việc trồng rừng. “Với huyện còn có tỷ lệ hộ nghèo cao như Krông Pa thì việc đảm bảo đời sống được người dân đặt lên hàng đầu. Trong khi đó, trồng rừng có chu kỳ dài, người dân chưa thấy hiệu quả kinh tế từ trồng rừng nên vẫn ưu tiên trồng cây ngắn ngày để nhanh có thu nhập”-đại biểu Anh nêu rõ.

Cũng đồng quan điểm, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện Nguyễn Hoàng Phong đề nghị UBND tỉnh có điều chỉnh hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương cũng như người dân thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh cần có hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia trồng rừng trên đất quy hoạch lâm nghiệp; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở các địa phương trong quá trình thực hiện việc giao đất, giao rừng. Cùng với đó, các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trồng dặm, chăm sóc và quản lý, bảo vệ diện tích rừng đã trồng để đảm bảo rừng trồng sinh trưởng tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao…

Thảo luận vấn đề được xã hội quan tâm

Tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Trần Lệ Nhung-Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai-cho biết: Năm 2020, là năm đặc biệt khó khăn do đại dịch Covid-19, dịch bạch hầu cùng với thiệt hai do thiên tai, bão lũ gây ra nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh từng bước được khôi phục, ổn định và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn cần được đánh giá, nhìn nhận lại. Đặc biệt, trong năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các doanh gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng chây ì, chậm đóng, nợ đọng bảo hiễm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại một số doanh nghiệp kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Tính đến ngày 9-11, toàn tỉnh có 439 doanh nghiệp nợ từ 3 tháng trở lên với hơn 81,5 tỷ đồng của 8.589 lao động. “Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo các sở, ngành có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mà hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng là giúp cho người lao động được trả lương, được đóng bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi theo quy định, góp phần ổn định cuộc sống”-đại biểu Nhung nêu rõ.
image005.jpg
Đại biểu Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra bàn thảo công tác giảm nghèo của tỉnh tại kỳ họp. 
 
Công tác giảm nghèo của tỉnh được đại biểu Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra bàn thảo tại kỳ họp. Đại biểu Duyên thông tin: “Thời gian qua, công tác giảm nghèo được tỉnh, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nỗ lực thực hiện. Theo đó, Sở đã phối hợp triển khai 9 chương trình, chính sách hỗ trợ cho công tác giảm nghèo. Nhiều địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay do dịch bệnh, thiên tai nên qua tổng điều tra rà soát hộ nghèo năm 2020 thì một số địa phương không đạt được chỉ tiêu đề ra”.

Trong thời gian tới, đại biểu Rcom Sa Duyên mong muốn các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong triển khai các giải pháp thực hiện. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, làm sao để người dân có ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tập trung tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Nhà nước để các chủ trương thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt, tập trung lồng ghép, nhân rộng các mô hình, cách làm hay trên địa bàn; các địa phương cần tổ chức rà soát, đánh giá hộ nghèo thực chất, đúng đối tượng, từ đó xác định nguyên nhân nghèo của từng hộ và đưa ra giải pháp giúp từng hộ thoát nghèo bền vững. Qua đó, hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trong năm 2021 là 1,5%.
 
image007.jpg 
Đại biểu Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đak Đoa phát biểu tại buổi thảo luận. 
 
Nhiều đại biểu cho rằng, qua rà soát, số lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn thiếu việc làm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do thiếu tư liệu sản xuất, tay nghề thấp, nhất là tình trạng dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng như giá cả các mặt hàng nông sản xuống thấp, bấp bênh. Mặt khác, khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp, nguồn lao động đáp ứng rất hạn chế. Trong khi, số lượng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn còn ít, dẫn đến tình trạng nhiều người dân không có việc làm ngày càng nhiều, nhất là người dân tộc thiểu số. Đại biểu Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đak Đoa đề nghị: “Mặc dù, thời gian qua, một số lao động trên địa bàn vào các thành phố lớn để làm công nhân nhưng số lượng không đáng kể. Do đó, thời gian tới, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh cần quan tâm giải quyết vấn đề này. Việc người dân không có việc làm, thời gian nhàn rỗi nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến các tế nạn xã hội, nhất là tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng chiếm tỷ lệ cao”.
 
 image009.jpg
Các đại biểu trao đổi bên lề kỳ họp. 
 
Ngoài ra, tại buổi thảo luận, những vấn đề về phát triển du lịch; quản lý chất lượng giống cây trồng; chỉ tiêu về phát triển sản xuất công nghiệp; xây dựng nông thôn mới; thu hút đầu tư; công tác quản lý, bảo vệ rừng… cũng được các đại biểu tham gia thảo luận.
Theo baogialai.com.vn



 

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI: Thảo luận nhiều vấn đề nổi cộm

09/12/2020
Sáng 9-12, Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI đã bước vào ngày làm việc thứ hai. Nhiều vấn đề nổi cộm thời gian qua đã được các đại biểu đề cập trong phiên thảo luận tổ.
Vướng mắc trong triển khai trồng rừng
Trên cơ sở gợi ý thảo luận của chủ tọa kỳ họp, các đại biểu thuộc 5 tổ thảo luận đã đi sâu vào đánh giá, phân tích những mặt được, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tìm nguyên nhân và bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021.
 image001.jpg
Quang cảnh kỳ họp
 
Vấn đề trồng rừng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu trong phần thảo luận tổ. Theo báo cáo của UBND tỉnh, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai kế hoạch trồng rừng; trong đó xác định rõ vị trí theo lô, khoảnh, tiểu khu; xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ kinh phí trồng rừng; rà soát, kiểm tra việc chuẩn bị đất, cây giống. Dự kiến năm 2020 trồng được 5.004 ha rừng, đạt 100,08% kế hoạch. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng và hợp đồng bảo vệ rừng 145.357,7 ha, đạt 94,46% kế hoạch.

Nhiều đại biểu cho rằng, việc triển khai trồng rừng còn gặp nhiều vướng mắc. “Hiện nay, tuy diện tích rừng trồng có tăng nhưng qua các đợt giám sát cây rừng không phát triển, tỷ lệ cây sống đạt thấp. Chúng ta cần tính toán, có hướng dẫn cụ thể hoặc có chính sách hỗ trợ hợp lý cho những hộ dân đã tham gia trồng rừng. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau nên cần chọn những giống cây rừng phù hợp”-đại biểu Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh-đề nghị.
 
image003.jpg
Đại biểu Nguyễn Duy Anh-nguyên Bí thư huyện ủy Krông Pa phát phát biểu thảo luận
 
Cũng đề cập tới vấn đề trồng rừng, đại biểu Nguyễn Duy Anh-nguyên Bí thư huyện ủy Krông Pa-cho rằng: Việc triển khai trồng rừng tại huyện Krông Pa còn gặp nhiều khó khăn và nan giải. Việc cây rừng chết hoặc không phát triển phần lớn do thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng “chảo lửa”. Ở vùng đất nắng hạn nên độ ẩm của đất rất ít, dẫn tới việc cây rừng có tỷ lệ sống thấp. Mặt khác, người dân ở đây cũng chưa thực sự “mặn mà”, tâm huyết với việc trồng rừng. “Với huyện còn có tỷ lệ hộ nghèo cao như Krông Pa thì việc đảm bảo đời sống được người dân đặt lên hàng đầu. Trong khi đó, trồng rừng có chu kỳ dài, người dân chưa thấy hiệu quả kinh tế từ trồng rừng nên vẫn ưu tiên trồng cây ngắn ngày để nhanh có thu nhập”-đại biểu Anh nêu rõ.

Cũng đồng quan điểm, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện Nguyễn Hoàng Phong đề nghị UBND tỉnh có điều chỉnh hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương cũng như người dân thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh cần có hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia trồng rừng trên đất quy hoạch lâm nghiệp; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở các địa phương trong quá trình thực hiện việc giao đất, giao rừng. Cùng với đó, các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trồng dặm, chăm sóc và quản lý, bảo vệ diện tích rừng đã trồng để đảm bảo rừng trồng sinh trưởng tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao…

Thảo luận vấn đề được xã hội quan tâm

Tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Trần Lệ Nhung-Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai-cho biết: Năm 2020, là năm đặc biệt khó khăn do đại dịch Covid-19, dịch bạch hầu cùng với thiệt hai do thiên tai, bão lũ gây ra nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh từng bước được khôi phục, ổn định và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn cần được đánh giá, nhìn nhận lại. Đặc biệt, trong năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các doanh gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng chây ì, chậm đóng, nợ đọng bảo hiễm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại một số doanh nghiệp kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Tính đến ngày 9-11, toàn tỉnh có 439 doanh nghiệp nợ từ 3 tháng trở lên với hơn 81,5 tỷ đồng của 8.589 lao động. “Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo các sở, ngành có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mà hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng là giúp cho người lao động được trả lương, được đóng bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi theo quy định, góp phần ổn định cuộc sống”-đại biểu Nhung nêu rõ.
image005.jpg
Đại biểu Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra bàn thảo công tác giảm nghèo của tỉnh tại kỳ họp. 
 
Công tác giảm nghèo của tỉnh được đại biểu Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra bàn thảo tại kỳ họp. Đại biểu Duyên thông tin: “Thời gian qua, công tác giảm nghèo được tỉnh, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nỗ lực thực hiện. Theo đó, Sở đã phối hợp triển khai 9 chương trình, chính sách hỗ trợ cho công tác giảm nghèo. Nhiều địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay do dịch bệnh, thiên tai nên qua tổng điều tra rà soát hộ nghèo năm 2020 thì một số địa phương không đạt được chỉ tiêu đề ra”.

Trong thời gian tới, đại biểu Rcom Sa Duyên mong muốn các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong triển khai các giải pháp thực hiện. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, làm sao để người dân có ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tập trung tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Nhà nước để các chủ trương thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt, tập trung lồng ghép, nhân rộng các mô hình, cách làm hay trên địa bàn; các địa phương cần tổ chức rà soát, đánh giá hộ nghèo thực chất, đúng đối tượng, từ đó xác định nguyên nhân nghèo của từng hộ và đưa ra giải pháp giúp từng hộ thoát nghèo bền vững. Qua đó, hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trong năm 2021 là 1,5%.
 
image007.jpg 
Đại biểu Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đak Đoa phát biểu tại buổi thảo luận. 
 
Nhiều đại biểu cho rằng, qua rà soát, số lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn thiếu việc làm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do thiếu tư liệu sản xuất, tay nghề thấp, nhất là tình trạng dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng như giá cả các mặt hàng nông sản xuống thấp, bấp bênh. Mặt khác, khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp, nguồn lao động đáp ứng rất hạn chế. Trong khi, số lượng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn còn ít, dẫn đến tình trạng nhiều người dân không có việc làm ngày càng nhiều, nhất là người dân tộc thiểu số. Đại biểu Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đak Đoa đề nghị: “Mặc dù, thời gian qua, một số lao động trên địa bàn vào các thành phố lớn để làm công nhân nhưng số lượng không đáng kể. Do đó, thời gian tới, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh cần quan tâm giải quyết vấn đề này. Việc người dân không có việc làm, thời gian nhàn rỗi nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến các tế nạn xã hội, nhất là tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng chiếm tỷ lệ cao”.
 
 image009.jpg
Các đại biểu trao đổi bên lề kỳ họp. 
 
Ngoài ra, tại buổi thảo luận, những vấn đề về phát triển du lịch; quản lý chất lượng giống cây trồng; chỉ tiêu về phát triển sản xuất công nghiệp; xây dựng nông thôn mới; thu hút đầu tư; công tác quản lý, bảo vệ rừng… cũng được các đại biểu tham gia thảo luận.
Theo baogialai.com.vn