> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng

09/08/2021
Sáng 10-8, kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII bước vào ngày làm việc thứ 2 với phần báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ; thảo luận chung tại hội trường và lãnh đạo các sở, ngành tiến hành trả lời một số vấn đề đại biểu quan tâm. Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, nhìn nhận và đánh giá nhiều nội dung quan trọng trên các lĩnh vực.
 
image001-(1).jpg
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên gợi ý các vấn đề trước khi thảo luận tại hội trường. 
 
Nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm

Qua thảo luận tại các tổ, có 89 lượt ý kiến tham gia với nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm. Các ý kiến đã bày tỏ sự đồng thuận cao với báo cáo của HĐND tỉnh và UBND tỉnh. Hầu hết kiến đều cho rằng: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, sự nỗ lực của hệ thống chính trị nên kết quả 6 tháng đầu năm 2021 đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch; kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định.
 
 image003.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thông tin về công tác phòng-chống dịch của tỉnh
thời gian qua. 

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trên các lĩnh vực như: Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án năng lượng tái tạo đã và đang triển khai tại tỉnh; giải pháp cho ngành dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; công tác quản lý cách ly y tế và sau cách ly một số nơi chưa chặt chẽ; số doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động tăng; tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp; vẫn còn một số địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân lơ là trong công tác phòng-chống dịch...
 
 image005.jpg
Đại biểu Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku nêu những khó khăn trong công tác
thu ngân sách trên địa bàn. 

Nhiều đại biểu băn khoăn về chỉ tiêu thu ngân sách. Đại biểu Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku-nhận định: Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, thị trường bất động sản trầm lắng, bấp bênh nhưng chúng ta đã huy động được các nguồn lực để thu ngân sách vượt dự toán của Trung ương, tỉnh và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một nguồn thu quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của tỉnh là thu tiền sử dụng đất, đến nay đạt rất thấp. Riêng TP. Pleiku, năm nay, thành phố được giao thu tiền sử dụng đất 1.090 tỷ đồng; hiện mới thu được 404 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng thu từ việc chuyển mục đích sử dụng đất trong dân. Còn thu tiền sử dụng đất từ các dự án gần như đóng băng. Nếu chúng ta không có giải pháp tháo gỡ vấn đề này, chắc chắn những tháng còn lại của năm 2021 sẽ không đạt, dẫn đến tổng thu không đạt.
 
 image007.jpg
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Anh Dũng giải đáp ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp. 

Đề cập đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-phát biểu: Đến ngày 8-8, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 4.500 tỷ đồng, đạt 99% so với dự toán Trung ương giao, 89,3% so với nghị quyết HĐND giao và tăng 82% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đến nay mới chỉ được 570,8 tỷ đồng, đạt 47% so với nghị quyết. Nguyên nhân dẫn đến thu tiền sử dụng đất đến nay đạt thấp là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến việc triển khai các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư gặp khó khăn. Ngoài ra, theo quy định của Luật về nộp tiền sử dụng đất có quy định thời gian nộp theo từng giai đoạn; do đó với các số dự án đã và đang triển khai trên địa bàn thì khả năng hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất trong năm nay sẽ đạt…
 
 image009.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định giải đáp các ý kiến của đại biểu
trong phiên thảo luận chung tại hội trường. 

Cũng tại phiên thảo luận, một số đại biểu cho rằng, cần thống nhất phương pháp, hình thức dạy học trực tuyến trên địa bàn toàn tỉnh, tránh tình trạng học sinh vùng khó khăn không đủ điều kiện học tập trong tình hình dịch Covid-19. Xoay quanh nội dung này, đại biểu Lê Duy Định-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo-cho hay: “Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, chúng tôi đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Với chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, ngành Giáo dục các địa phương, các nhà trường sẽ chuẩn bị phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường”. Cũng theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định, việc học trực tuyến rất thuận lợi đối với các vùng có điều kiện về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì công tác này còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi cơ sở vật chất còn thiếu và yếu. Để khắc phục tình trạng này, ngành Giáo dục đã triển khai kế hoạch cụ thể cho giáo viên trực tiếp giao bài tập cũng như hệ thống kiến thức cho học sinh bằng bản giấy. Phương pháp này cũng phần nào khắc phục được tình trạng học sinh bị “hổng” kiến thức trong khoảng thời gian tạm dừng đến trường.

Chủ động giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành đã tiến hành trả lời các nội dung có liên quan đến trách nhiệm của mình. Trả lời vì sao chỉ tiêu trồng rừng đạt tỷ lệ quá thấp và giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ khi Gia Lai đã bước vào mùa mưa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa lý giải: Đến nay, toàn tỉnh đã trồng hơn 2.256 ha/8.000 ha (đạt 28,2%). Tiến độ trồng rừng còn chậm là do các huyện phía Đông Trường Sơn thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa thấp nên công tác trồng rừng chỉ tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Còn các huyện phía Tây Trường Sơn cũng chỉ còn tháng 8 và 9 để triển khai trồng rừng trong năm nay. Mặt khác, hầu hết diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp hiện nay người dân đang lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp nên các đơn vị, doanh nghiệp bị động trong việc triển khai đầu tư, liên doanh, liên kết trồng rừng sản xuất. Ngoài ra, một số doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất trồng rừng triển khai chậm tiến độ dự án đã được phê duyệt.
 
 image011.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa giải trình một số ý kiến của các đại biểu. 

Với những nguyên nhân đó, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian tới, Sở nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc. Cụ thể, tỉnh sẽ hỗ trợ về vấn đề đất đai, liên kết trồng rừng… để các doanh nghiệp lớn tham gia trồng rừng sản xuất. Cùng với đó, Sở phối hợp cùng các đơn vị, địa phương để tìm các quỹ đất bán ngập hồ thủy lợi, thủy điện để triển khai trồng rừng; phát triển các mô hình nông-lâm kết hợp trên đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả. Đồng thời, làm việc với các doanh nghiệp có dự án trồng cao su kém hiệu quả chuyển sang trồng rừng công nghệ cao kết hợp chăn nuôi.

Tại kỳ họp, một số đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị UBND tỉnh chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc quản lý nhà nước về đất đai như: tình trạng phân lô, tách thửa, bán nền trên đất nông nghiệp; xây dựng công trình, dự án khi chưa thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật… Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Duy Du khẳng định: UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản để xử lý, chấn chỉnh vấn đề này. Các chỉ thị và chỉ đạo của UBND tỉnh quy định rất cụ thể, các sở, ban, ngành cũng như địa phương cần phải công khai khi quy hoạch, lập quy hoạch; tuân thủ nghiêm ngặt, việc triển khai dự án phải đảm bảo quy hoạch, đồng thời tăng cường phối hợp với các ngành để triển khai thanh tra, kiểm tra.
 
 image013.jpg
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Duy Du phát biểu về vấn đề phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. 

Đại biểu Phạm Duy Du cho biết: “Đối với vấn đề phân lô bán nền, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khi triển khai dự án cần hoàn thiện thủ tục, đấu nối với cơ sở hạ tầng; đặc biệt, các cấp, các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu xảy ra tình trạng phân lô bán nền. Đồng thời, Sở cũng sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới nhằm ngăn chặn tình trạng này”.

Công tác phòng-chống dịch Covid-19 cũng được nhiều ý kiến quan tâm tại kỳ họp. Để làm rõ hơn về công tác này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thông tin: Đến nay, Gia Lai có 248 bệnh nhân dương tính với Covid-19. Hiện nay, toàn bộ ổ dịch ở 6/17 huyện thị đã được kiểm soát. Số ca dương tính tăng nhanh trong thời gian qua đều là công dân về từ vùng dịch. Đối với công tác tiêm vắc xin, Gia Lai được Trung ương phân bổ 144.770 liều vắc xin, đáp ứng được 15,1% dân số của tỉnh. Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh đã triển khai tiêm cho các đối tượng, trong đó ưu tiên cho các đối tượng ở tuyến đầu; công tác tổ chức tiêm chủng đảm bản an toàn, đúng đối tượng. “Thời gian tới, chúng ta tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng-chống dịch Covid-19; quyết tâm khống chế không để dịch lây lan trong tỉnh và đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch nhấn mạnh.   
Theo baogialai.com.vn

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng

09/08/2021
Sáng 10-8, kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII bước vào ngày làm việc thứ 2 với phần báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ; thảo luận chung tại hội trường và lãnh đạo các sở, ngành tiến hành trả lời một số vấn đề đại biểu quan tâm. Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, nhìn nhận và đánh giá nhiều nội dung quan trọng trên các lĩnh vực.
 
image001-(1).jpg
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên gợi ý các vấn đề trước khi thảo luận tại hội trường. 
 
Nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm

Qua thảo luận tại các tổ, có 89 lượt ý kiến tham gia với nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm. Các ý kiến đã bày tỏ sự đồng thuận cao với báo cáo của HĐND tỉnh và UBND tỉnh. Hầu hết kiến đều cho rằng: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, sự nỗ lực của hệ thống chính trị nên kết quả 6 tháng đầu năm 2021 đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch; kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định.
 
 image003.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thông tin về công tác phòng-chống dịch của tỉnh
thời gian qua. 

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trên các lĩnh vực như: Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án năng lượng tái tạo đã và đang triển khai tại tỉnh; giải pháp cho ngành dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; công tác quản lý cách ly y tế và sau cách ly một số nơi chưa chặt chẽ; số doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động tăng; tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp; vẫn còn một số địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân lơ là trong công tác phòng-chống dịch...
 
 image005.jpg
Đại biểu Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku nêu những khó khăn trong công tác
thu ngân sách trên địa bàn. 

Nhiều đại biểu băn khoăn về chỉ tiêu thu ngân sách. Đại biểu Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku-nhận định: Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, thị trường bất động sản trầm lắng, bấp bênh nhưng chúng ta đã huy động được các nguồn lực để thu ngân sách vượt dự toán của Trung ương, tỉnh và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một nguồn thu quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của tỉnh là thu tiền sử dụng đất, đến nay đạt rất thấp. Riêng TP. Pleiku, năm nay, thành phố được giao thu tiền sử dụng đất 1.090 tỷ đồng; hiện mới thu được 404 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng thu từ việc chuyển mục đích sử dụng đất trong dân. Còn thu tiền sử dụng đất từ các dự án gần như đóng băng. Nếu chúng ta không có giải pháp tháo gỡ vấn đề này, chắc chắn những tháng còn lại của năm 2021 sẽ không đạt, dẫn đến tổng thu không đạt.
 
 image007.jpg
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Anh Dũng giải đáp ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp. 

Đề cập đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-phát biểu: Đến ngày 8-8, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 4.500 tỷ đồng, đạt 99% so với dự toán Trung ương giao, 89,3% so với nghị quyết HĐND giao và tăng 82% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đến nay mới chỉ được 570,8 tỷ đồng, đạt 47% so với nghị quyết. Nguyên nhân dẫn đến thu tiền sử dụng đất đến nay đạt thấp là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến việc triển khai các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư gặp khó khăn. Ngoài ra, theo quy định của Luật về nộp tiền sử dụng đất có quy định thời gian nộp theo từng giai đoạn; do đó với các số dự án đã và đang triển khai trên địa bàn thì khả năng hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất trong năm nay sẽ đạt…
 
 image009.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định giải đáp các ý kiến của đại biểu
trong phiên thảo luận chung tại hội trường. 

Cũng tại phiên thảo luận, một số đại biểu cho rằng, cần thống nhất phương pháp, hình thức dạy học trực tuyến trên địa bàn toàn tỉnh, tránh tình trạng học sinh vùng khó khăn không đủ điều kiện học tập trong tình hình dịch Covid-19. Xoay quanh nội dung này, đại biểu Lê Duy Định-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo-cho hay: “Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, chúng tôi đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Với chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, ngành Giáo dục các địa phương, các nhà trường sẽ chuẩn bị phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường”. Cũng theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Duy Định, việc học trực tuyến rất thuận lợi đối với các vùng có điều kiện về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì công tác này còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi cơ sở vật chất còn thiếu và yếu. Để khắc phục tình trạng này, ngành Giáo dục đã triển khai kế hoạch cụ thể cho giáo viên trực tiếp giao bài tập cũng như hệ thống kiến thức cho học sinh bằng bản giấy. Phương pháp này cũng phần nào khắc phục được tình trạng học sinh bị “hổng” kiến thức trong khoảng thời gian tạm dừng đến trường.

Chủ động giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành đã tiến hành trả lời các nội dung có liên quan đến trách nhiệm của mình. Trả lời vì sao chỉ tiêu trồng rừng đạt tỷ lệ quá thấp và giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ khi Gia Lai đã bước vào mùa mưa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa lý giải: Đến nay, toàn tỉnh đã trồng hơn 2.256 ha/8.000 ha (đạt 28,2%). Tiến độ trồng rừng còn chậm là do các huyện phía Đông Trường Sơn thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa thấp nên công tác trồng rừng chỉ tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Còn các huyện phía Tây Trường Sơn cũng chỉ còn tháng 8 và 9 để triển khai trồng rừng trong năm nay. Mặt khác, hầu hết diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp hiện nay người dân đang lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp nên các đơn vị, doanh nghiệp bị động trong việc triển khai đầu tư, liên doanh, liên kết trồng rừng sản xuất. Ngoài ra, một số doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất trồng rừng triển khai chậm tiến độ dự án đã được phê duyệt.
 
 image011.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa giải trình một số ý kiến của các đại biểu. 

Với những nguyên nhân đó, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian tới, Sở nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc. Cụ thể, tỉnh sẽ hỗ trợ về vấn đề đất đai, liên kết trồng rừng… để các doanh nghiệp lớn tham gia trồng rừng sản xuất. Cùng với đó, Sở phối hợp cùng các đơn vị, địa phương để tìm các quỹ đất bán ngập hồ thủy lợi, thủy điện để triển khai trồng rừng; phát triển các mô hình nông-lâm kết hợp trên đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả. Đồng thời, làm việc với các doanh nghiệp có dự án trồng cao su kém hiệu quả chuyển sang trồng rừng công nghệ cao kết hợp chăn nuôi.

Tại kỳ họp, một số đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị UBND tỉnh chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc quản lý nhà nước về đất đai như: tình trạng phân lô, tách thửa, bán nền trên đất nông nghiệp; xây dựng công trình, dự án khi chưa thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật… Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Duy Du khẳng định: UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản để xử lý, chấn chỉnh vấn đề này. Các chỉ thị và chỉ đạo của UBND tỉnh quy định rất cụ thể, các sở, ban, ngành cũng như địa phương cần phải công khai khi quy hoạch, lập quy hoạch; tuân thủ nghiêm ngặt, việc triển khai dự án phải đảm bảo quy hoạch, đồng thời tăng cường phối hợp với các ngành để triển khai thanh tra, kiểm tra.
 
 image013.jpg
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Duy Du phát biểu về vấn đề phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. 

Đại biểu Phạm Duy Du cho biết: “Đối với vấn đề phân lô bán nền, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khi triển khai dự án cần hoàn thiện thủ tục, đấu nối với cơ sở hạ tầng; đặc biệt, các cấp, các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu xảy ra tình trạng phân lô bán nền. Đồng thời, Sở cũng sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới nhằm ngăn chặn tình trạng này”.

Công tác phòng-chống dịch Covid-19 cũng được nhiều ý kiến quan tâm tại kỳ họp. Để làm rõ hơn về công tác này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thông tin: Đến nay, Gia Lai có 248 bệnh nhân dương tính với Covid-19. Hiện nay, toàn bộ ổ dịch ở 6/17 huyện thị đã được kiểm soát. Số ca dương tính tăng nhanh trong thời gian qua đều là công dân về từ vùng dịch. Đối với công tác tiêm vắc xin, Gia Lai được Trung ương phân bổ 144.770 liều vắc xin, đáp ứng được 15,1% dân số của tỉnh. Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh đã triển khai tiêm cho các đối tượng, trong đó ưu tiên cho các đối tượng ở tuyến đầu; công tác tổ chức tiêm chủng đảm bản an toàn, đúng đối tượng. “Thời gian tới, chúng ta tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng-chống dịch Covid-19; quyết tâm khống chế không để dịch lây lan trong tỉnh và đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch nhấn mạnh.   
Theo baogialai.com.vn