> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XII: Thảo luận nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XII: Thảo luận nhiều vấn đề cử tri quan tâm

08/12/2022
Ngày 8-12, Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận tổ. Nhiều vấn đề vướng mắc, nổi cộm trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh được các đại biểu đưa ra bàn thảo và tìm giải pháp tháo gỡ.
 
Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội
 
Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, trọng tâm vào báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
 
Bàn về tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh, đại biểu Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-nêu rõ: Năm 2022, GRDP của tỉnh tăng 9,27% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng khá là do trong năm 2022, các dự án điện gió được đưa vào vận hành. Cùng với đó, diễn biến thời tiết thuận lợi, lượng nước nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy thủy điện vận hành nên tổng sản lượng điện vượt 99,7% kế hoạch và tăng 48% so với năm 2021. Bên cạnh đó, những nhà máy chế biến mà chúng ta kêu gọi đầu tư giai đoạn trước đã đi vào vận hành và phát huy hiệu quả như chế biến phân vi sinh, chế biến trái cây… Trong năm 2022, hoạt động thương mại-dịch vụ và du lịch cũng tăng mạnh so với năm 2021; lượng khách du lịch tăng gấp 3 lần so với năm 2021. “Trong năm 2023, chúng ta tiếp tục vận hành thích ứng an toàn, linh hoạt trong công tác phòng-chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Dự kiến, hoạt động du lịch tiếp tục tạo cú hích cho ngành thương mại-dịch vụ và du lịch. Bên cạnh đó, một số dự án điện gió khác nếu được đưa vào vận hành thương mại cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2023”-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
 
 image001.jpg
Đại biểu Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại phiên thảo luận tổ. 
 
Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Quế cho rằng: Chúng ta đang gặp nhiều vướng mắc trong công tác quy hoạch, nhất là ở TP. Pleiku. Chính vì vậy, năm 2022, trong số 11 dự án kêu gọi đầu tư có thu tiền sử dụng đất thì tỉnh không thu được dự án nào. Đây là vấn đề nan giải, nếu chúng ta không có hướng giải quyết trong thời gian tới thì việc kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh nói chung và TP. Pleiku nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng quan điểm, đại biểu Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku-cho rằng: Thủ tục, hồ sơ ách tắc do các sở, ngành, địa phương phối hợp không nhịp nhàng dẫn đến các dự án không triển khai được, khiến các nhà đầu tư nản lòng. Cuối cùng, chúng ta cũng không thu được tiền sử dụng đất.  
 
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy-nêu vấn đề: “Gia Lai là tỉnh còn nhiều khó khăn, song công tác giải ngân vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lại chậm so với cả nước. Phải chăng trách nhiệm của chính quyền và chủ đầu tư còn hạn chế? Chúng ta cần phải có biện pháp quyết liệt để công tác này được chuyển biến”. Về vấn đề này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chậm so với cả nước, trong đó có nguyên nhân do công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương với các chủ đầu tư chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, sự am hiểu trong thực hiện các thủ tục thanh toán dự án ODA còn hạn chế… cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
 
Liên quan đến công tác cải cách hành chính (CCHC), đại biểu Đinh Ly An-Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh-đặt vấn đề: Năm 2021, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh xếp thứ 45/63 tỉnh, thành, giảm 17 bậc so với năm 2020; chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) xếp thứ 42, giảm 21 bậc so với năm 2020. Tại sao lại thụt lùi, trách nhiệm tham mưu của các sở, ban, ngành giúp UBND tỉnh xử lý vấn đề này như thế nào, vướng ở đâu? Ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.
 
 image003.jpg
Đại biểu Đinh Ly An-Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh ý kiến về công tác cải cách hành chính. 
 
Lý giải vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đình Tiến-Giám đốc Sở Nội vụ-thông tin: Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, năm 2021, chỉ số CCHC của tỉnh tụt giảm. Cụ thể, tổng số điểm chỉ số CCHC của tỉnh là 86,17/100 điểm, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thấp hơn 21 bậc so với năm 2020. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tụt giảm chỉ số này là bởi một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự vào cuộc; chưa rà soát các tồn tại, hạn chế để khắc phục kịp thời, vẫn còn tình trạng tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết. Mặt khác, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao, trong khi chúng ta chưa có chế tài cụ thể để xử lý một cách nghiêm minh.
 
“Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh rà soát, phân tích, đánh giá cụ thể từng tiêu chí, các mặt tồn tại của từng sở, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch khắc phục. Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung khắc phục, cải thiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần còn tồn tại, hạn chế; cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí, tiêu chí thành phần đã thực hiện tốt, đạt hiệu quả. Đặc biệt, tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện công tác CCHC, nâng cao hiệu quả CCHC trên địa bàn tỉnh”-Giám đốc Sở Nội vụ cho hay.
 
Đề cập nhiều vấn đề cử tri quan tâm
 
Cũng tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã đề cập nhiều vấn đề được cử tri trong tỉnh quan tâm. Về những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đại biểu Trần Đình Hiệp-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mang Yang-cho biết: Trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp của người dân có lộ thiên các tảng đá mồ côi. Theo Luật Khoáng sản thì không được khai thác, tận dụng những tảng đá này. Đây là thực tế gây lãng phí cũng như khó khăn trong công tác quản lý. Tỉnh cần có văn bản đề nghị Trung ương thay đổi quy định này cũng như có chủ trương cho phép địa phương tận dụng các tài nguyên này để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội. Ví dụ như tận dụng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng…
 
 image005.jpg
Đại biểu Trần Đình Hiệp-Bí thư Huyện ủy Mang Yang nêu ý kiến. 
 
Còn đại biểu Trần Thị Thúy Anh-Bí thư Đảng ủy xã Dun (huyện Chư Sê) cho rằng: Thường trực HĐND tỉnh cần quan tâm đề nghị UBND tỉnh giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND đã giám sát. Bởi các ý kiến này liên quan rất nhiều đến đời sống của người dân tại những nơi có mỏ khai thác khoáng sản (cát, đá), gây mất an toàn giao thông, hư hỏng đường sá. Đối với các ý kiến thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương được cử tri trên địa bàn huyện kiến nghị nhiều lần thì các cấp có thẩm quyền cũng cần thông tin tiến độ giải quyết để tổ đại biểu HĐND tỉnh thông tin kịp thời đến cử tri.
 
Vấn đề giải ngân Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Rơ Lan H’Chiểu-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Prông-nêu ý kiến: Được biết, tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận hơn 36,3 tỷ đồng từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chương trình vẫn chưa được triển khai. Vậy vướng mắc nằm ở đâu và hướng giải quyết như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-cho biết: Chương trình được triển khai khi cả nước căng mình ứng phó với đại dịch Covid-19, học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố buộc phải ở nhà học trực tuyến. Nguyên nhân chậm trễ trong triển khai thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” ở Gia Lai là do liên quan thủ tục về kinh phí, giá máy tính bảng theo khuyến nghị tại Công văn số 3693/BTTTT-CNTT ngày 23-9-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
 
Trong khi đó, đại biểu Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh-bày tỏ sự quan ngại trước vấn nạn tảo hôn. Đại biểu này cho rằng: “Đây là thực trạng đáng quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, vấn nạn tảo hôn vẫn đang xảy ra nhiều trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở địa phương thì chúng ta cần các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền các cấp một cách thật nghiêm túc”.
 
Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2022 diễn biến khá phức tạp, tăng ở cả 3 tiêu chí cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh-cho hay: Năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 310 vụ tai nạn giao thông, làm chết 220 người, bị thương 241 người. So với năm 2021, tai nạn giao thông tăng cả 3 chỉ số. Cụ thể, tăng 16,1% số vụ, tăng 17,02% số người chết và tăng 12,62% số người bị thương. Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra trên tuyến quốc lộ và chủ yếu liên quan đến người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân tai nạn giao thông tăng cao so với năm 2021 là do năm 2021, chúng ta liên tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng-chống dịch Covid-19 nên hạn chế lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông dẫn đến tai nạn giao thông giảm sâu. Mặt khác, năm nay, phương tiện giao thông tăng cao trong khi hạ tầng giao thông một số nơi chưa đảm bảo. Cùng với đó, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Để hạn chế tình trạng này, Giám đốc Công an tỉnh cho rằng: “Thời gian tới, HĐND tỉnh cần có các chương trình giám sát về an toàn giao thông để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành. Tỉnh cần bổ sung thêm các loại biển báo giao thông tại một số đoạn đường nguy hiểm và những “điểm đen” về tai nạn giao thông. Chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát và chung tay cùng hệ thống chính trị để giảm thiểu tai nạn giao thông”.
 
 image007.jpg
Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh tham gia thảo luận về tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp trong thời gian qua. 
 
Ngày 09/12/2022, Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XII tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận chung tại hội trường; thực hiện phiên chất vấn, trả lời chất vấn; UBND tỉnh giải trình một số vấn đề cần làm rõ; HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết và tiến hành bế mạc.
Theo baogialai.com.vn

Ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XII: Thảo luận nhiều vấn đề cử tri quan tâm

08/12/2022
Ngày 8-12, Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận tổ. Nhiều vấn đề vướng mắc, nổi cộm trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh được các đại biểu đưa ra bàn thảo và tìm giải pháp tháo gỡ.
 
Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội
 
Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, trọng tâm vào báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
 
Bàn về tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh, đại biểu Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-nêu rõ: Năm 2022, GRDP của tỉnh tăng 9,27% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng khá là do trong năm 2022, các dự án điện gió được đưa vào vận hành. Cùng với đó, diễn biến thời tiết thuận lợi, lượng nước nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy thủy điện vận hành nên tổng sản lượng điện vượt 99,7% kế hoạch và tăng 48% so với năm 2021. Bên cạnh đó, những nhà máy chế biến mà chúng ta kêu gọi đầu tư giai đoạn trước đã đi vào vận hành và phát huy hiệu quả như chế biến phân vi sinh, chế biến trái cây… Trong năm 2022, hoạt động thương mại-dịch vụ và du lịch cũng tăng mạnh so với năm 2021; lượng khách du lịch tăng gấp 3 lần so với năm 2021. “Trong năm 2023, chúng ta tiếp tục vận hành thích ứng an toàn, linh hoạt trong công tác phòng-chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Dự kiến, hoạt động du lịch tiếp tục tạo cú hích cho ngành thương mại-dịch vụ và du lịch. Bên cạnh đó, một số dự án điện gió khác nếu được đưa vào vận hành thương mại cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2023”-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
 
 image001.jpg
Đại biểu Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại phiên thảo luận tổ. 
 
Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Quế cho rằng: Chúng ta đang gặp nhiều vướng mắc trong công tác quy hoạch, nhất là ở TP. Pleiku. Chính vì vậy, năm 2022, trong số 11 dự án kêu gọi đầu tư có thu tiền sử dụng đất thì tỉnh không thu được dự án nào. Đây là vấn đề nan giải, nếu chúng ta không có hướng giải quyết trong thời gian tới thì việc kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh nói chung và TP. Pleiku nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng quan điểm, đại biểu Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku-cho rằng: Thủ tục, hồ sơ ách tắc do các sở, ngành, địa phương phối hợp không nhịp nhàng dẫn đến các dự án không triển khai được, khiến các nhà đầu tư nản lòng. Cuối cùng, chúng ta cũng không thu được tiền sử dụng đất.  
 
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy-nêu vấn đề: “Gia Lai là tỉnh còn nhiều khó khăn, song công tác giải ngân vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lại chậm so với cả nước. Phải chăng trách nhiệm của chính quyền và chủ đầu tư còn hạn chế? Chúng ta cần phải có biện pháp quyết liệt để công tác này được chuyển biến”. Về vấn đề này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chậm so với cả nước, trong đó có nguyên nhân do công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương với các chủ đầu tư chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, sự am hiểu trong thực hiện các thủ tục thanh toán dự án ODA còn hạn chế… cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
 
Liên quan đến công tác cải cách hành chính (CCHC), đại biểu Đinh Ly An-Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh-đặt vấn đề: Năm 2021, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh xếp thứ 45/63 tỉnh, thành, giảm 17 bậc so với năm 2020; chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) xếp thứ 42, giảm 21 bậc so với năm 2020. Tại sao lại thụt lùi, trách nhiệm tham mưu của các sở, ban, ngành giúp UBND tỉnh xử lý vấn đề này như thế nào, vướng ở đâu? Ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.
 
 image003.jpg
Đại biểu Đinh Ly An-Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh ý kiến về công tác cải cách hành chính. 
 
Lý giải vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đình Tiến-Giám đốc Sở Nội vụ-thông tin: Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, năm 2021, chỉ số CCHC của tỉnh tụt giảm. Cụ thể, tổng số điểm chỉ số CCHC của tỉnh là 86,17/100 điểm, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thấp hơn 21 bậc so với năm 2020. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tụt giảm chỉ số này là bởi một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự vào cuộc; chưa rà soát các tồn tại, hạn chế để khắc phục kịp thời, vẫn còn tình trạng tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết. Mặt khác, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao, trong khi chúng ta chưa có chế tài cụ thể để xử lý một cách nghiêm minh.
 
“Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh rà soát, phân tích, đánh giá cụ thể từng tiêu chí, các mặt tồn tại của từng sở, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch khắc phục. Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung khắc phục, cải thiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần còn tồn tại, hạn chế; cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí, tiêu chí thành phần đã thực hiện tốt, đạt hiệu quả. Đặc biệt, tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện công tác CCHC, nâng cao hiệu quả CCHC trên địa bàn tỉnh”-Giám đốc Sở Nội vụ cho hay.
 
Đề cập nhiều vấn đề cử tri quan tâm
 
Cũng tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã đề cập nhiều vấn đề được cử tri trong tỉnh quan tâm. Về những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đại biểu Trần Đình Hiệp-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mang Yang-cho biết: Trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp của người dân có lộ thiên các tảng đá mồ côi. Theo Luật Khoáng sản thì không được khai thác, tận dụng những tảng đá này. Đây là thực tế gây lãng phí cũng như khó khăn trong công tác quản lý. Tỉnh cần có văn bản đề nghị Trung ương thay đổi quy định này cũng như có chủ trương cho phép địa phương tận dụng các tài nguyên này để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội. Ví dụ như tận dụng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng…
 
 image005.jpg
Đại biểu Trần Đình Hiệp-Bí thư Huyện ủy Mang Yang nêu ý kiến. 
 
Còn đại biểu Trần Thị Thúy Anh-Bí thư Đảng ủy xã Dun (huyện Chư Sê) cho rằng: Thường trực HĐND tỉnh cần quan tâm đề nghị UBND tỉnh giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND đã giám sát. Bởi các ý kiến này liên quan rất nhiều đến đời sống của người dân tại những nơi có mỏ khai thác khoáng sản (cát, đá), gây mất an toàn giao thông, hư hỏng đường sá. Đối với các ý kiến thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương được cử tri trên địa bàn huyện kiến nghị nhiều lần thì các cấp có thẩm quyền cũng cần thông tin tiến độ giải quyết để tổ đại biểu HĐND tỉnh thông tin kịp thời đến cử tri.
 
Vấn đề giải ngân Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Rơ Lan H’Chiểu-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Prông-nêu ý kiến: Được biết, tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận hơn 36,3 tỷ đồng từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chương trình vẫn chưa được triển khai. Vậy vướng mắc nằm ở đâu và hướng giải quyết như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-cho biết: Chương trình được triển khai khi cả nước căng mình ứng phó với đại dịch Covid-19, học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố buộc phải ở nhà học trực tuyến. Nguyên nhân chậm trễ trong triển khai thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” ở Gia Lai là do liên quan thủ tục về kinh phí, giá máy tính bảng theo khuyến nghị tại Công văn số 3693/BTTTT-CNTT ngày 23-9-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
 
Trong khi đó, đại biểu Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh-bày tỏ sự quan ngại trước vấn nạn tảo hôn. Đại biểu này cho rằng: “Đây là thực trạng đáng quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, vấn nạn tảo hôn vẫn đang xảy ra nhiều trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở địa phương thì chúng ta cần các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền các cấp một cách thật nghiêm túc”.
 
Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2022 diễn biến khá phức tạp, tăng ở cả 3 tiêu chí cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh-cho hay: Năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 310 vụ tai nạn giao thông, làm chết 220 người, bị thương 241 người. So với năm 2021, tai nạn giao thông tăng cả 3 chỉ số. Cụ thể, tăng 16,1% số vụ, tăng 17,02% số người chết và tăng 12,62% số người bị thương. Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra trên tuyến quốc lộ và chủ yếu liên quan đến người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân tai nạn giao thông tăng cao so với năm 2021 là do năm 2021, chúng ta liên tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng-chống dịch Covid-19 nên hạn chế lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông dẫn đến tai nạn giao thông giảm sâu. Mặt khác, năm nay, phương tiện giao thông tăng cao trong khi hạ tầng giao thông một số nơi chưa đảm bảo. Cùng với đó, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Để hạn chế tình trạng này, Giám đốc Công an tỉnh cho rằng: “Thời gian tới, HĐND tỉnh cần có các chương trình giám sát về an toàn giao thông để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành. Tỉnh cần bổ sung thêm các loại biển báo giao thông tại một số đoạn đường nguy hiểm và những “điểm đen” về tai nạn giao thông. Chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát và chung tay cùng hệ thống chính trị để giảm thiểu tai nạn giao thông”.
 
 image007.jpg
Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh tham gia thảo luận về tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp trong thời gian qua. 
 
Ngày 09/12/2022, Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XII tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận chung tại hội trường; thực hiện phiên chất vấn, trả lời chất vấn; UBND tỉnh giải trình một số vấn đề cần làm rõ; HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết và tiến hành bế mạc.
Theo baogialai.com.vn