> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Phát biểu bế mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại Hội nghị giao ban

Phát biểu bế mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026

22/04/2023
Kính thưa các vị đại biểu,
Thưa toàn thể Hội nghị,


Sau hơn một buổi làm việc nghiêm túc, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu, Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. 

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được 56 tham luận về báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ tháng 10/2022 đến 31/3/2023 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Tại hội nghị hôm nay, chúng ta đã nghe 06 lượt ý kiến của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố và 2 Ban HĐND tỉnh phát biểu.
 
quang-canh.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Các đại biểu đã tập trung đánh giá những ưu điểm nổi bật và đi sâu phân tích những hạn chế, khó khăn vướng mắc, những kinh nghiệm hay, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong các hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri của Thường trực HĐND các cấp nói riêng; cũng như việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau: 

Qua báo cáo tình hình hoạt động của Thường trực HĐND hai cấp từ tháng 10/2022 đến ngày 31/3/2023 cho thấy hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND cấp huyện đã có nhiều đổi mới và tạo được hiệu quả, chất lượng trong công tác: Từ tháng 10/2022 đến 31/3/2023, Thường trực HĐND hai cấp đã tổ chức 118 phiên họp, 45 kỳ họp, ban hành 394 nghị quyết kịp thời giải quyết các công việc quan trọng của địa phương. Thường trực HĐND và các Ban HĐND hai cấp đã tổ chức 104 cuộc giám sát; 5/17 huyện, thị xã, thành phố tổ chức phiên giải trình và chất vấn giữa hai kỳ họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HĐND hai cấp còn có những tồn tại hạn chế nhất định: Công tác chuẩn bị tài liệu trình Kỳ họp còn chậm, chưa đảm bảo thời gian theo quy định (đây là việc nói thường xuyên, kể cả trình kỳ họp HĐND tỉnh, chương trình xây dựng nghị quyết từ đầu, mà kỳ họp nào cũng vẫn tồn tại; cần rút kinh nghiệm; một số nội dung còn điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi ngay sát Kỳ họp ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND. Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND 12/12 huyện chưa tổ chức phiên giải trình và chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND. Hoạt động giám sát đã được Thường trực, các Ban HĐND các cấp chú trọng, tuy nhiên việc đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn hạn chế.
 
ong-ho-van-nien-phat-bieu-be-mac.jpg
Ông Hồ Văn Niên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Qua báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ tháng 10/2022 đến 31/3/2023 và tham luận của Thường trực HĐND các cấp cho thấy: Hoạt động tiếp xúc cử tri đạt nhiều kết quả tích cực, tổ chức khoảng 175 cuộc tiếp xúc cử tri và tổng hợp 882 ý kiến, kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Thường trực HĐND các cấp quan tâm thực hiện, đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo được lòng tin trong đông đảo cử tri và Nhân dân. 

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: chất lượng giải quyết một số ý kiến, kiến nghị cử tri của các cơ quan có liên quan chưa cao; việc trả lời một số kiến nghị của cử tri chưa nêu cụ thể về thời gian giải quyết, nguồn lực và lộ trình giải quyết; Công tác đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri, tuy đã được Thường trực HĐND các cấp quan tâm nhưng một số nội dung vẫn còn kéo dài, chậm giải quyết hoặc chưa được giải quyết dứt điểm do cần có thời gian, lộ trình hoặc có những nội dung phải chờ hướng dẫn hoặc phê duyệt của các cơ quan cấp trên nên chưa được giải quyết dứt điểm; Quy định của pháp luật hiện hành chưa có chế tài để quy trách nhiệm và xử lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; cũng như việc thực hiện những nội dung kiến nghị sau giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp.   

Đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND: tham luận của Thường trực HĐND, các Ban HĐND đa số khẳng định Nghị quyết đã thực sự trở thành “cẩm nang” về trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát và xem xét việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND...Tuy nhiên còn một số nội dung còn vướng mắc: Về thẩm quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp huyện; Về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát; Về chất vấn, công tác chuẩn bị chất vấn, đối tượng chất vấn của các đại biểu HĐND cấp huyện tại các Kỳ họp HĐND; về quy định chế tài đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan, đơn vị hữu quan chậm trễ trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị Thường trực HĐND tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp; nghiên cứu, xây dựng các quy trình xử lý công việc nội bộ trong hoạt động của HĐND để chuẩn hóa khi triển khai công việc như quy trình tổ chức Kỳ họp của HĐND, quy trình tổ chức giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND, quy trình chất vấn và quy trình tổ chức phiên giải trình của Thường trực HĐND; nghiên cứu, ban hành bộ văn bản mẫu về hoạt động giám sát của HĐND. Đây là những đề nghị hết sức thiết thực để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND trong thời gian tới.

Đề nghị Thường trực HĐND các cấp tiếp tục nghiên cứu Nghị quyết 594 để tổ chức thực hiện, các nội dung chưa rõ, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn; đối với những việc không thuộc thẩm quyền, chưa hiểu rõ có văn bản xin ý kiến UBTVQH; cần xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân nào phải thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, cơ quan nào liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân thì HĐND, đại biểu HĐND có quyền giám sát, chất vấn để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cử tri. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, chất vấn; cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm giải trình trước kỳ họp HĐND

Thưa toàn thể hội nghị!

Để HĐND hai cấp tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị:

Một là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HĐND theo hướng ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định. Tổ chức thành công các kỳ họp của HĐND năm 2023. Phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban UBMTTQ Việt Nam, các Ban HĐND cùng cấp chuẩn bị các nội dung trình HĐND cùng cấp ban hành nghị quyết tại các kỳ họp trong năm 2023 đảm bảo đúng pháp luật và hiệu quả. Đặc biệt, triển khai thực hiện các thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (khi có hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Hai là: Tổng kết đánh giá các nghị quyết do HĐND ban hành. HĐND các cấp chỉ ban hành nghị quyết mới khi thực sự cần thiết, để tập trung các nguồn lực giải quyết những tồn tại của các nghị quyết còn hiệu lực đang thực hiện, nhằm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra, đảm bảo nghị quyết được thực hiện trong thực tiễn. Và ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Ba là: Tổ chức giám sát các nội dung theo nghị quyết của HĐND về chương trình giám sát năm 2023 đã được HĐND thông qua. Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát năm 2023 của Thường trực HĐND, các Ban HĐND đảm bảo khoa học, chất lượng và hiệu quả. Thường trực HĐND tỉnh, huyện tổ chức ít nhất 01 đến 02 phiên giải trình, chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND.

Bốn là: Tăng cường vai trò các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, tiếp công dân, giám sát việc tuân theo pháp luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết HĐND trên địa bàn theo quy định; thường xuyên tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri báo cáo Thường trực HĐND tổng hợp chuyển UBND giải quyết, trả lời theo quy định. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của đại biểu, tổ đại biểu, HĐND các cấp bám sát các ý kiến, kiến nghị của cử tri, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

Năm là: Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các cơ quan liên quan và các Ban HĐND trong hoạt động HĐND; tăng cường mối quan hệ công tác và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của HĐND các huyện, thị xã, thành phố; HĐND các xã, phường, thị trấn thông qua việc Thường trực HĐND, các Ban HĐND hai cấp dự các kỳ họp, tiếp xúc cử tri của HĐND cấp cơ sở; tổ chức các hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm với HĐND các cấp; hướng dẫn các hoạt động của HĐND cấp huyện, xã theo quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Các vướng mắc, kiến nghị của Thường trực HĐND các cấp, Thường trực HĐND tỉnh đã giải đáp một phần đối với những nội dung thuộc thẩm quyền, các nội dung không thuộc thẩm quyền, Thường trực HĐND tỉnh sẽ tổng hợp, ban hành văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan để xem xét, giải quyết.

Sau hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh giao Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp kết quả để thông báo tới các đại biểu HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan, cũng như kiến nghị với các cơ quan Trung ương hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan về hoạt động của HĐND các cấp.

Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp. Có được thành công này là do có sự chuẩn bị tích cực của Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND thành phố Pleiku, các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Văn phòng HĐND và UBND thành phố Pleiku. Một lần nữa, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, tôi nhiệt liệt biểu dương và cám ơn lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố và các đại biểu đã về dự và tham luận tại Hội nghị.

Xin chúc toàn thể quý vị đại biểu sức khỏe và thành công! 
Xin trân trọng cảm ơn!

Phát biểu bế mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026

22/04/2023
Kính thưa các vị đại biểu,
Thưa toàn thể Hội nghị,


Sau hơn một buổi làm việc nghiêm túc, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu, Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. 

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được 56 tham luận về báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ tháng 10/2022 đến 31/3/2023 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Tại hội nghị hôm nay, chúng ta đã nghe 06 lượt ý kiến của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố và 2 Ban HĐND tỉnh phát biểu.
 
quang-canh.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Các đại biểu đã tập trung đánh giá những ưu điểm nổi bật và đi sâu phân tích những hạn chế, khó khăn vướng mắc, những kinh nghiệm hay, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong các hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri của Thường trực HĐND các cấp nói riêng; cũng như việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau: 

Qua báo cáo tình hình hoạt động của Thường trực HĐND hai cấp từ tháng 10/2022 đến ngày 31/3/2023 cho thấy hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND cấp huyện đã có nhiều đổi mới và tạo được hiệu quả, chất lượng trong công tác: Từ tháng 10/2022 đến 31/3/2023, Thường trực HĐND hai cấp đã tổ chức 118 phiên họp, 45 kỳ họp, ban hành 394 nghị quyết kịp thời giải quyết các công việc quan trọng của địa phương. Thường trực HĐND và các Ban HĐND hai cấp đã tổ chức 104 cuộc giám sát; 5/17 huyện, thị xã, thành phố tổ chức phiên giải trình và chất vấn giữa hai kỳ họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HĐND hai cấp còn có những tồn tại hạn chế nhất định: Công tác chuẩn bị tài liệu trình Kỳ họp còn chậm, chưa đảm bảo thời gian theo quy định (đây là việc nói thường xuyên, kể cả trình kỳ họp HĐND tỉnh, chương trình xây dựng nghị quyết từ đầu, mà kỳ họp nào cũng vẫn tồn tại; cần rút kinh nghiệm; một số nội dung còn điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi ngay sát Kỳ họp ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND. Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND 12/12 huyện chưa tổ chức phiên giải trình và chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND. Hoạt động giám sát đã được Thường trực, các Ban HĐND các cấp chú trọng, tuy nhiên việc đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn hạn chế.
 
ong-ho-van-nien-phat-bieu-be-mac.jpg
Ông Hồ Văn Niên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Qua báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ tháng 10/2022 đến 31/3/2023 và tham luận của Thường trực HĐND các cấp cho thấy: Hoạt động tiếp xúc cử tri đạt nhiều kết quả tích cực, tổ chức khoảng 175 cuộc tiếp xúc cử tri và tổng hợp 882 ý kiến, kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Thường trực HĐND các cấp quan tâm thực hiện, đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo được lòng tin trong đông đảo cử tri và Nhân dân. 

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: chất lượng giải quyết một số ý kiến, kiến nghị cử tri của các cơ quan có liên quan chưa cao; việc trả lời một số kiến nghị của cử tri chưa nêu cụ thể về thời gian giải quyết, nguồn lực và lộ trình giải quyết; Công tác đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri, tuy đã được Thường trực HĐND các cấp quan tâm nhưng một số nội dung vẫn còn kéo dài, chậm giải quyết hoặc chưa được giải quyết dứt điểm do cần có thời gian, lộ trình hoặc có những nội dung phải chờ hướng dẫn hoặc phê duyệt của các cơ quan cấp trên nên chưa được giải quyết dứt điểm; Quy định của pháp luật hiện hành chưa có chế tài để quy trách nhiệm và xử lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; cũng như việc thực hiện những nội dung kiến nghị sau giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp.   

Đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND: tham luận của Thường trực HĐND, các Ban HĐND đa số khẳng định Nghị quyết đã thực sự trở thành “cẩm nang” về trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát và xem xét việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND...Tuy nhiên còn một số nội dung còn vướng mắc: Về thẩm quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp huyện; Về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát; Về chất vấn, công tác chuẩn bị chất vấn, đối tượng chất vấn của các đại biểu HĐND cấp huyện tại các Kỳ họp HĐND; về quy định chế tài đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan, đơn vị hữu quan chậm trễ trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị Thường trực HĐND tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp; nghiên cứu, xây dựng các quy trình xử lý công việc nội bộ trong hoạt động của HĐND để chuẩn hóa khi triển khai công việc như quy trình tổ chức Kỳ họp của HĐND, quy trình tổ chức giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND, quy trình chất vấn và quy trình tổ chức phiên giải trình của Thường trực HĐND; nghiên cứu, ban hành bộ văn bản mẫu về hoạt động giám sát của HĐND. Đây là những đề nghị hết sức thiết thực để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND trong thời gian tới.

Đề nghị Thường trực HĐND các cấp tiếp tục nghiên cứu Nghị quyết 594 để tổ chức thực hiện, các nội dung chưa rõ, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn; đối với những việc không thuộc thẩm quyền, chưa hiểu rõ có văn bản xin ý kiến UBTVQH; cần xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân nào phải thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, cơ quan nào liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân thì HĐND, đại biểu HĐND có quyền giám sát, chất vấn để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cử tri. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, chất vấn; cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm giải trình trước kỳ họp HĐND

Thưa toàn thể hội nghị!

Để HĐND hai cấp tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị:

Một là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HĐND theo hướng ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định. Tổ chức thành công các kỳ họp của HĐND năm 2023. Phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban UBMTTQ Việt Nam, các Ban HĐND cùng cấp chuẩn bị các nội dung trình HĐND cùng cấp ban hành nghị quyết tại các kỳ họp trong năm 2023 đảm bảo đúng pháp luật và hiệu quả. Đặc biệt, triển khai thực hiện các thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (khi có hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Hai là: Tổng kết đánh giá các nghị quyết do HĐND ban hành. HĐND các cấp chỉ ban hành nghị quyết mới khi thực sự cần thiết, để tập trung các nguồn lực giải quyết những tồn tại của các nghị quyết còn hiệu lực đang thực hiện, nhằm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra, đảm bảo nghị quyết được thực hiện trong thực tiễn. Và ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Ba là: Tổ chức giám sát các nội dung theo nghị quyết của HĐND về chương trình giám sát năm 2023 đã được HĐND thông qua. Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát năm 2023 của Thường trực HĐND, các Ban HĐND đảm bảo khoa học, chất lượng và hiệu quả. Thường trực HĐND tỉnh, huyện tổ chức ít nhất 01 đến 02 phiên giải trình, chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND.

Bốn là: Tăng cường vai trò các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, tiếp công dân, giám sát việc tuân theo pháp luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết HĐND trên địa bàn theo quy định; thường xuyên tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri báo cáo Thường trực HĐND tổng hợp chuyển UBND giải quyết, trả lời theo quy định. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của đại biểu, tổ đại biểu, HĐND các cấp bám sát các ý kiến, kiến nghị của cử tri, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

Năm là: Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các cơ quan liên quan và các Ban HĐND trong hoạt động HĐND; tăng cường mối quan hệ công tác và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của HĐND các huyện, thị xã, thành phố; HĐND các xã, phường, thị trấn thông qua việc Thường trực HĐND, các Ban HĐND hai cấp dự các kỳ họp, tiếp xúc cử tri của HĐND cấp cơ sở; tổ chức các hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm với HĐND các cấp; hướng dẫn các hoạt động của HĐND cấp huyện, xã theo quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Các vướng mắc, kiến nghị của Thường trực HĐND các cấp, Thường trực HĐND tỉnh đã giải đáp một phần đối với những nội dung thuộc thẩm quyền, các nội dung không thuộc thẩm quyền, Thường trực HĐND tỉnh sẽ tổng hợp, ban hành văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan để xem xét, giải quyết.

Sau hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh giao Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp kết quả để thông báo tới các đại biểu HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan, cũng như kiến nghị với các cơ quan Trung ương hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan về hoạt động của HĐND các cấp.

Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp. Có được thành công này là do có sự chuẩn bị tích cực của Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND thành phố Pleiku, các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Văn phòng HĐND và UBND thành phố Pleiku. Một lần nữa, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, tôi nhiệt liệt biểu dương và cám ơn lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố và các đại biểu đã về dự và tham luận tại Hội nghị.

Xin chúc toàn thể quý vị đại biểu sức khỏe và thành công! 
Xin trân trọng cảm ơn!