> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững

26/05/2022
Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên trong buổi làm việc giữa đoàn giám sát của HĐND tỉnh với UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020” diễn ra vào sáng 25-5.
 
Cùng chủ trì buổi giám sát có các ông, bà: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát; Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát. Làm việc với đoàn giám sát có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng lãnh đạo một số sở, ngành và UBND 11 huyện, thị xã, thành phố được giám sát trực tiếp.
 
 image001.jpg
 Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát. 

Những kết quả nổi bật

Báo cáo với đoàn giám sát, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cho biết: Triển khai kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tập quán từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Qua đó, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã có sự chuyển biến về nhận thức; cán bộ, đảng viên, người dân có tư duy mới, suy nghĩ mới, thay đổi trong sản xuất kinh doanh, góp phần từng bước nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chuyển đổi 37.714 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và tái canh được 12.587,5 ha cà phê. Toàn tỉnh hiện có gần 28.131 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hơn 186.885 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành 18 vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.490 ha, tập trung vào các cây trồng chính như: chuối, bơ, sầu riêng, thanh long, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau, hoa. Đến nay, 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Toàn tỉnh có khoảng 142.818 ha cây trồng các loại thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đối tượng tham gia liên kết gồm 81 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác với hơn 11.862 hộ nông dân và trên 42 doanh nghiệp tham gia đầu chuỗi liên kết.
 
 image003.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu tại buổi giám sát. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh xác định sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng cây trồng tập trung đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến phát huy công suất thiết kế, tạo ra các sản phẩm chủ lực của địa phương. Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều mô hình phát triển theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi sản xuất cà phê, mía đường, mì, rau quả... Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng, hình thành 12 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông-lâm sản, trong đó chú trọng thu hút các doanh nghiệp làm đầu chuỗi liên kết để hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 đạt 7,55% (trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 5,785%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,65%, dịch vụ tặng 8,23%). Đến năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản toàn tỉnh đạt 515 triệu USD; tỉnh đã có 2 sản phẩm (chanh dây và cà phê chế biến) được xuất khẩu sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. Toàn tỉnh có 87 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 15,59 tiêu chí/xã; 95 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

“Bên cạnh những mặt đạt được, quá trình triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng gặp những tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hạ tầng về thủy lợi, giao thông tại các vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực nên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất. Tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, tỷ lệ chế biến sâu về nông sản vẫn còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu giữa các lĩnh vực trong nội ngành nông nghiệp còn chưa rõ nét, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao (hơn 83%). Đất đai manh mún, nhỏ lẻ nên việc cơ giới hóa, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, không đồng bộ. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn yếu, chưa kết nối được với các doanh nghiệp và thị trường. Các loại hình thiên tai như: hạn hán, mưa giông, lốc, sét… và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và dân sinh”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay.

Chú trọng công tác quy hoạch, thu hút đầu tư

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên: Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm tăng cường đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (nhất là hạ tầng thủy lợi, giao thông, logistics) để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các nhà máy, công nghệ chế biến vào vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách để nâng cao trình độ nghiên cứu, phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khuyến khích chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo giá trị gia tăng; tăng cường ứng dụng số hóa trong nông nghiệp; có chính sách khuyến khích đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách đặc thù để các tỉnh miền núi có diện tích rộng như Gia Lai thu hút đầu tư, tăng cường đầu tư công nhằm phát triển nền nông nghiệp với các cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng nông thôn mới. Bố trí kinh phí đúng, đủ, kịp thời cho công tác quản lý, bảo vệ rừng; hỗ trợ kinh phí để các địa phương có lợi thế phát triển kinh tế rừng, trồng rừng.
 
 image005.jpg
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm tăng cường đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng thủy lợi, giao thông, logistics. 

Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho biết: Nguyên nhân dẫn đến việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn qua chưa đạt như kỳ vọng là do công tác quy hoạch của một số địa phương chưa đạt chất lượng, chẳng hạn như ở lĩnh vực chăn nuôi cần điều chỉnh một số tỷ lệ, trong đó đối với các đô thị lớn nên giảm dần quy hoạch chăn nuôi. Đồng thời, việc đánh giá các chỉ tiêu như như trồng rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp… chưa sát với thực tế. Vì vậy, các sở, ngành liên quan cần phối hợp đánh giá lại. Bên cạnh đó, tất cả doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi liên kết đang còn rất nhỏ, hạn chế. Do đó, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tăng cường mối liên kết nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh tranh thủ các nguồn lực của trung ương, ngân sách tỉnh, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi các nguồn lực để phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi, hướng đến phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên khẳng định: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và đảm bảo nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp là những chủ thể quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, từ đó vào cuộc quyết liệt để huy động các thành phần này tham gia xây dựng chuỗi liên kết, tạo ra giá trị tăng và phát triển bền vững hơn. Do đó, các địa phương cần chủ động trong triển khai. Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì không còn câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như thời gian qua. Tỉnh, các sở, ngành, chính quyền địa phương cũng cần tập trung quy hoạch lại ngành nông-lâm nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Nhà nước làm tốt quy hoạch, chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã làm theo quy hoạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc thu hút nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tỉnh cần tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng các nhà máy chế biến sau thu hoạch nhằm tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
 
 image007.jpg
Khảo sát tại Viên nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng công nghệ cao thuộc Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên. 

Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị: “Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương cần có chính sách thu hút, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực nông-lâm nghiệp, trong đó chú trọng giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ và đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Ngoài ra, các ngành của tỉnh phải đánh giá lại toàn bộ các cơ chế, chính sách hiện nay của trung ương, tỉnh, từ đó có những kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới”.

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị: Dựa trên kết quả, những kiến nghị của đoàn giám sát, UBND tỉnh cần rà soát, bổ sung vào kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025 và triển khai thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi, bổ sung một số chính sách liên quan thì UBND tỉnh cần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tham mưu sửa đổi về chính sách tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.
Theo baogialai.com.vn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững

26/05/2022
Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên trong buổi làm việc giữa đoàn giám sát của HĐND tỉnh với UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020” diễn ra vào sáng 25-5.
 
Cùng chủ trì buổi giám sát có các ông, bà: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát; Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát. Làm việc với đoàn giám sát có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng lãnh đạo một số sở, ngành và UBND 11 huyện, thị xã, thành phố được giám sát trực tiếp.
 
 image001.jpg
 Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát. 

Những kết quả nổi bật

Báo cáo với đoàn giám sát, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cho biết: Triển khai kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tập quán từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Qua đó, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã có sự chuyển biến về nhận thức; cán bộ, đảng viên, người dân có tư duy mới, suy nghĩ mới, thay đổi trong sản xuất kinh doanh, góp phần từng bước nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chuyển đổi 37.714 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và tái canh được 12.587,5 ha cà phê. Toàn tỉnh hiện có gần 28.131 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hơn 186.885 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành 18 vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.490 ha, tập trung vào các cây trồng chính như: chuối, bơ, sầu riêng, thanh long, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau, hoa. Đến nay, 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Toàn tỉnh có khoảng 142.818 ha cây trồng các loại thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đối tượng tham gia liên kết gồm 81 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác với hơn 11.862 hộ nông dân và trên 42 doanh nghiệp tham gia đầu chuỗi liên kết.
 
 image003.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu tại buổi giám sát. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh xác định sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng cây trồng tập trung đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến phát huy công suất thiết kế, tạo ra các sản phẩm chủ lực của địa phương. Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều mô hình phát triển theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi sản xuất cà phê, mía đường, mì, rau quả... Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng, hình thành 12 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông-lâm sản, trong đó chú trọng thu hút các doanh nghiệp làm đầu chuỗi liên kết để hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 đạt 7,55% (trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 5,785%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,65%, dịch vụ tặng 8,23%). Đến năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản toàn tỉnh đạt 515 triệu USD; tỉnh đã có 2 sản phẩm (chanh dây và cà phê chế biến) được xuất khẩu sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. Toàn tỉnh có 87 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 15,59 tiêu chí/xã; 95 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

“Bên cạnh những mặt đạt được, quá trình triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng gặp những tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hạ tầng về thủy lợi, giao thông tại các vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực nên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất. Tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, tỷ lệ chế biến sâu về nông sản vẫn còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu giữa các lĩnh vực trong nội ngành nông nghiệp còn chưa rõ nét, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao (hơn 83%). Đất đai manh mún, nhỏ lẻ nên việc cơ giới hóa, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, không đồng bộ. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn yếu, chưa kết nối được với các doanh nghiệp và thị trường. Các loại hình thiên tai như: hạn hán, mưa giông, lốc, sét… và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và dân sinh”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay.

Chú trọng công tác quy hoạch, thu hút đầu tư

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên: Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm tăng cường đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (nhất là hạ tầng thủy lợi, giao thông, logistics) để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các nhà máy, công nghệ chế biến vào vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách để nâng cao trình độ nghiên cứu, phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khuyến khích chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo giá trị gia tăng; tăng cường ứng dụng số hóa trong nông nghiệp; có chính sách khuyến khích đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách đặc thù để các tỉnh miền núi có diện tích rộng như Gia Lai thu hút đầu tư, tăng cường đầu tư công nhằm phát triển nền nông nghiệp với các cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng nông thôn mới. Bố trí kinh phí đúng, đủ, kịp thời cho công tác quản lý, bảo vệ rừng; hỗ trợ kinh phí để các địa phương có lợi thế phát triển kinh tế rừng, trồng rừng.
 
 image005.jpg
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm tăng cường đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng thủy lợi, giao thông, logistics. 

Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho biết: Nguyên nhân dẫn đến việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn qua chưa đạt như kỳ vọng là do công tác quy hoạch của một số địa phương chưa đạt chất lượng, chẳng hạn như ở lĩnh vực chăn nuôi cần điều chỉnh một số tỷ lệ, trong đó đối với các đô thị lớn nên giảm dần quy hoạch chăn nuôi. Đồng thời, việc đánh giá các chỉ tiêu như như trồng rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp… chưa sát với thực tế. Vì vậy, các sở, ngành liên quan cần phối hợp đánh giá lại. Bên cạnh đó, tất cả doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi liên kết đang còn rất nhỏ, hạn chế. Do đó, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tăng cường mối liên kết nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh tranh thủ các nguồn lực của trung ương, ngân sách tỉnh, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi các nguồn lực để phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi, hướng đến phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên khẳng định: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và đảm bảo nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp là những chủ thể quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, từ đó vào cuộc quyết liệt để huy động các thành phần này tham gia xây dựng chuỗi liên kết, tạo ra giá trị tăng và phát triển bền vững hơn. Do đó, các địa phương cần chủ động trong triển khai. Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì không còn câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như thời gian qua. Tỉnh, các sở, ngành, chính quyền địa phương cũng cần tập trung quy hoạch lại ngành nông-lâm nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Nhà nước làm tốt quy hoạch, chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã làm theo quy hoạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc thu hút nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tỉnh cần tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng các nhà máy chế biến sau thu hoạch nhằm tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
 
 image007.jpg
Khảo sát tại Viên nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng công nghệ cao thuộc Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên. 

Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị: “Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương cần có chính sách thu hút, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực nông-lâm nghiệp, trong đó chú trọng giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ và đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Ngoài ra, các ngành của tỉnh phải đánh giá lại toàn bộ các cơ chế, chính sách hiện nay của trung ương, tỉnh, từ đó có những kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới”.

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị: Dựa trên kết quả, những kiến nghị của đoàn giám sát, UBND tỉnh cần rà soát, bổ sung vào kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025 và triển khai thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi, bổ sung một số chính sách liên quan thì UBND tỉnh cần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tham mưu sửa đổi về chính sách tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.
Theo baogialai.com.vn