> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thực hiện luật BHXH, luật BHYT còn nhiều khó khăn tồn tại

Thực hiện luật BHXH, luật BHYT còn nhiều khó khăn tồn tại

11/06/2013
Vừa qua, Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh tổ chức đợt giám sát "tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh"; đoàn giám sát đã làm việc trực tiếp với UBND các huyện: Phú Thiện, Chư Prông, Đak Đoa; BHXH các huyện: Phú Thiện, Chư Prông, Đak Đoa; làm việc với 4 cơ sở khám, chữa bệnh: Trạm y tế xã Ayun Hạ - huyện Phú Thiện, Trạm y tế xã Ia Phìn - huyện Chư Prông; Trung tâm y tế huyện Đak Đoa; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; làm việc tại 03 đơn vị có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh: Công ty Cổ phần cao su Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Đức Long Gia Lai, Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức; Sau khi làm việc với các đơn vị trên, đoàn giám sát đã làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai.
Qua giám sát cho thấy, phần lớn các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã kịp thời điều chỉnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội khi có biến động tăng giảm về lao động, hàng tháng, hàng quý cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo và đối chiếu số liệu với đơn vị sử dụng lao động để kịp thời nắm bắt và quản lý đối tượng thu BHXH. Về BHXH, tổng quỹ BHXH bắt buộc thu được năm 2011 trên 429,6 tỷ đồng đạt 94,7% tổng số phải thu, năm 2012 thu trên 630,9 tỷ đồng đạt 98,01% và quý I/2013 thu đạt trên 141 tỷ đồng đạt tỷ lệ 75,62% so với tổng số phải thu. Tình hình nợ đến tháng 3 năm 2013 là khoảng 37 tỷ đồng (ở mức dưới 4% theo chi tiêu của BHXH Việt Nam). Về bảo hiểm thất nghiệp: Năm 2011 có 783 đơn vị, 60.795 lao động tham gia, số tiền hơn 35 tỷ đồng; năm 2012 có 913 đơn vị, 62.097 lao động tham gia, số tiền hơn 48,8 tỷ đồng. Quý I/2013 có 949 đơn vị, trên 63 ngàn lao động tham gia, số tiến hơn 9,6 tỷ đồng. Về BHXH tự nguyện: Năm 2011 có 575 lao động tham gia, số tiền trên 1,5 tỷ đồng; năm 2912 có 521 lao động tham gia, số tiền trên 1,57 tỷ đồng; quý I/2013 có 548 lao động tham gia, số tiền trên 652 triệu đồng. Về chi BHXH trong năm 2011 trên 510 tỷ đồng, năm 2012 trên 673 tỷ đồng và quý I/2013 trên 184 tỷ đồng.
 
BHXH-DD.jpg

Tuy nhiên, còn một số khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực BHXH như: số đơn vị đã đăng ký tham gia BHXH mới chiếm tỷ lệ khoảng 60% trên tổng số phải tham gia BHXH; số lao động đã tham gia BHXH chiếm tỷ lệ khoảng 2/3 tổng số lao động phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc. Một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không thanh toán các chế độ BHXH, BHTN vì vậy người lao động sẽ bị thiệt thòi. Đến thời điểm giám sát Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức còn nợ BHXH, BHYT, BHTN số tiền trên 2,54 tỷ đồng; Tập đoàn Đức Long Gia Lai nợ số tiền trên 1,625 tỷ đồng; Công ty Cổ phần cao su Hoàng Anh Gia Lai nợ số tiền trên 626 triệu đồng. Việc quy định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự phù hợp. Qua giám sát cho thấy đa số đối tượng là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục và y tế không đồng tình với việc truy đóng và bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp vì thực tế cho thấy đối tượng này ít có nguy cơ bị thất nghiệp.
Đối với lĩnh vực BHYT: Số người tham gia BHYT năm 2011 là trên 927 ngàn người, chiếm tỷ lệ 70,09% dân số, năm 2012 là trên 972 ngàn người, chiếm tỷ lệ là 72,34% dân số, dự ước năm 2013 là 984 ngàn người, chiếm tỷ lệ 72,71% dân số. Số chi BHYT năm 2011 là trên 211,15 tỷ đồng, năm 2012 trên 240,37 tỷ đồng; nguồn kết dư năm 2011 là 198,9 tỷ đồng, năm 2012 là 263,7 tỷ đồng. 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHYT, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như:
- Trong công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHYT: Do đời đống kinh tế của người dân còn khó khăn nên mặc dù ngân sách hỗ trợ 70% mức đóng BHYT đối với đối tượng cận nghèo và 30% đối với học sinh, sinh viên nhưng nhiều đối tượng vẫn không có khả năng tham gia, đặc biệt là đối tượng cận nghèo. Số đối tượng tham gia BHYT tự nguyện đạt thấp. Nguyên nhân là do mức đóng BHYT hộ gia đình còn cao so với điều kiện kinh tế của người dân miền núi nên nhiều người dân chưa có điều kiện tham gia; một bộ phận không nhỏ người dân chưa nhận thức rõ về những quyền lợi khi tham gia BHYT; một số trường hợp chỉ tham gia khi có nguy cơ mắc bệnh phải chi phí lớn.
- Trong công tác cấp thẻ BHYT: Tình trạng cấp chậm, cấp sai, đặc biệt là cấp trùng thẻ còn diễn ra khá phổ biến. Mặc dù, tỉnh đã có giải pháp khắc phục, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được các cấp, các ngành tiến hành triệt để và hiệu quả chưa cao. Việc cấp phát thẻ BHYT cho đối tượng người DTTS, người nghèo chưa kịp thời, một số trưởng thôn nhận thẻ BHYT nhưng không phát cho người dân. Theo số liệu qua đợt khảo sát sơ bộ giữa Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về rà soát danh sách cấp trùng thẻ, trong 2 năm 2011, 2012 toàn tỉnh đã cấp trùng 22.353 thẻ BHYT, với số tiền hơn 11,1 tỷ đồng, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
- Trong công tác khám, chữa bệnh và giám định thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT: Thủ tục khám, chữa bệnh cho người dân có BHYT còn phức tạp, quy trình chuyển tuyến còn gây phiền hà cho người dân (bệnh nhân phải xin giấy giới thiệu 2 lần tại Trạm y tế xã để nộp cho bệnh viện tuyến huyện, tỉnh khi chuyển tuyến). Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh không có thẻ BHYT, phải sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng sinh gây khó khăn trong việc quản lý thẻ, thanh quyết toán và quản lý quỹ của đối tượng này. Khi không có thẻ BHYT cơ sở khám, chữa bệnh phải làm thủ tục cấp thẻ tạm cho đối tượng này, điều này đã làm phát sinh thủ tục không đáng có cho cơ sở khám, chữa bệnh. Quỹ BHYT hàng năm kết dư nhiều, năm sau cao hơn năm trước trong khi những dịch vụ kỹ thuật y tế, cơ sở vật chất, thiết bị y tế tuyến huyện, tuyến xã còn nhiều yếu kém. Các cơ sở y tế chưa cải tiến các thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT và chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phương thức định suất đã tạo áp lực về quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT lên cơ sở y tế, đồng thời, quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được đảm bảo. Nếu thanh toán theo phương thức  định suất các bệnh viện phải tiết kiệm để tránh bội chi, từ đó dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ hạn chế việc cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cũng như cho thuốc điều trị, để có thể dư quỹ. Qua giám sát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế huyện Đak Đoa các đơn vị này không đồng ý với phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo định suất.
Đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả đạt được của toàn ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp thu, ghi nhận và làm rõ các đề xuất, kiến nghị của đơn vị được giám sát. Đoàn cũng đề nghị thời gian tới Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phối tăng cường công tác phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH, BHYT cho người lao động và người sử dụng lao động giúp họ nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT. Phối hợp với các ngành khảo sát nắm rõ số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, đồng thời, đề xuất hướng xử lý cho cơ quan có thẩm quyền đối với các hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT. Đồng thời, xem xét các bước thủ tục để đề nghị xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, nhất là các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT nhiều năm liên tục.

 
Thu Trang

Thực hiện luật BHXH, luật BHYT còn nhiều khó khăn tồn tại

11/06/2013
Vừa qua, Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh tổ chức đợt giám sát "tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh"; đoàn giám sát đã làm việc trực tiếp với UBND các huyện: Phú Thiện, Chư Prông, Đak Đoa; BHXH các huyện: Phú Thiện, Chư Prông, Đak Đoa; làm việc với 4 cơ sở khám, chữa bệnh: Trạm y tế xã Ayun Hạ - huyện Phú Thiện, Trạm y tế xã Ia Phìn - huyện Chư Prông; Trung tâm y tế huyện Đak Đoa; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; làm việc tại 03 đơn vị có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh: Công ty Cổ phần cao su Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Đức Long Gia Lai, Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức; Sau khi làm việc với các đơn vị trên, đoàn giám sát đã làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai.
Qua giám sát cho thấy, phần lớn các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã kịp thời điều chỉnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội khi có biến động tăng giảm về lao động, hàng tháng, hàng quý cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo và đối chiếu số liệu với đơn vị sử dụng lao động để kịp thời nắm bắt và quản lý đối tượng thu BHXH. Về BHXH, tổng quỹ BHXH bắt buộc thu được năm 2011 trên 429,6 tỷ đồng đạt 94,7% tổng số phải thu, năm 2012 thu trên 630,9 tỷ đồng đạt 98,01% và quý I/2013 thu đạt trên 141 tỷ đồng đạt tỷ lệ 75,62% so với tổng số phải thu. Tình hình nợ đến tháng 3 năm 2013 là khoảng 37 tỷ đồng (ở mức dưới 4% theo chi tiêu của BHXH Việt Nam). Về bảo hiểm thất nghiệp: Năm 2011 có 783 đơn vị, 60.795 lao động tham gia, số tiền hơn 35 tỷ đồng; năm 2012 có 913 đơn vị, 62.097 lao động tham gia, số tiền hơn 48,8 tỷ đồng. Quý I/2013 có 949 đơn vị, trên 63 ngàn lao động tham gia, số tiến hơn 9,6 tỷ đồng. Về BHXH tự nguyện: Năm 2011 có 575 lao động tham gia, số tiền trên 1,5 tỷ đồng; năm 2912 có 521 lao động tham gia, số tiền trên 1,57 tỷ đồng; quý I/2013 có 548 lao động tham gia, số tiền trên 652 triệu đồng. Về chi BHXH trong năm 2011 trên 510 tỷ đồng, năm 2012 trên 673 tỷ đồng và quý I/2013 trên 184 tỷ đồng.
 
BHXH-DD.jpg

Tuy nhiên, còn một số khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực BHXH như: số đơn vị đã đăng ký tham gia BHXH mới chiếm tỷ lệ khoảng 60% trên tổng số phải tham gia BHXH; số lao động đã tham gia BHXH chiếm tỷ lệ khoảng 2/3 tổng số lao động phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc. Một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không thanh toán các chế độ BHXH, BHTN vì vậy người lao động sẽ bị thiệt thòi. Đến thời điểm giám sát Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức còn nợ BHXH, BHYT, BHTN số tiền trên 2,54 tỷ đồng; Tập đoàn Đức Long Gia Lai nợ số tiền trên 1,625 tỷ đồng; Công ty Cổ phần cao su Hoàng Anh Gia Lai nợ số tiền trên 626 triệu đồng. Việc quy định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự phù hợp. Qua giám sát cho thấy đa số đối tượng là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục và y tế không đồng tình với việc truy đóng và bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp vì thực tế cho thấy đối tượng này ít có nguy cơ bị thất nghiệp.
Đối với lĩnh vực BHYT: Số người tham gia BHYT năm 2011 là trên 927 ngàn người, chiếm tỷ lệ 70,09% dân số, năm 2012 là trên 972 ngàn người, chiếm tỷ lệ là 72,34% dân số, dự ước năm 2013 là 984 ngàn người, chiếm tỷ lệ 72,71% dân số. Số chi BHYT năm 2011 là trên 211,15 tỷ đồng, năm 2012 trên 240,37 tỷ đồng; nguồn kết dư năm 2011 là 198,9 tỷ đồng, năm 2012 là 263,7 tỷ đồng. 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHYT, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như:
- Trong công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHYT: Do đời đống kinh tế của người dân còn khó khăn nên mặc dù ngân sách hỗ trợ 70% mức đóng BHYT đối với đối tượng cận nghèo và 30% đối với học sinh, sinh viên nhưng nhiều đối tượng vẫn không có khả năng tham gia, đặc biệt là đối tượng cận nghèo. Số đối tượng tham gia BHYT tự nguyện đạt thấp. Nguyên nhân là do mức đóng BHYT hộ gia đình còn cao so với điều kiện kinh tế của người dân miền núi nên nhiều người dân chưa có điều kiện tham gia; một bộ phận không nhỏ người dân chưa nhận thức rõ về những quyền lợi khi tham gia BHYT; một số trường hợp chỉ tham gia khi có nguy cơ mắc bệnh phải chi phí lớn.
- Trong công tác cấp thẻ BHYT: Tình trạng cấp chậm, cấp sai, đặc biệt là cấp trùng thẻ còn diễn ra khá phổ biến. Mặc dù, tỉnh đã có giải pháp khắc phục, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được các cấp, các ngành tiến hành triệt để và hiệu quả chưa cao. Việc cấp phát thẻ BHYT cho đối tượng người DTTS, người nghèo chưa kịp thời, một số trưởng thôn nhận thẻ BHYT nhưng không phát cho người dân. Theo số liệu qua đợt khảo sát sơ bộ giữa Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về rà soát danh sách cấp trùng thẻ, trong 2 năm 2011, 2012 toàn tỉnh đã cấp trùng 22.353 thẻ BHYT, với số tiền hơn 11,1 tỷ đồng, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
- Trong công tác khám, chữa bệnh và giám định thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT: Thủ tục khám, chữa bệnh cho người dân có BHYT còn phức tạp, quy trình chuyển tuyến còn gây phiền hà cho người dân (bệnh nhân phải xin giấy giới thiệu 2 lần tại Trạm y tế xã để nộp cho bệnh viện tuyến huyện, tỉnh khi chuyển tuyến). Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh không có thẻ BHYT, phải sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng sinh gây khó khăn trong việc quản lý thẻ, thanh quyết toán và quản lý quỹ của đối tượng này. Khi không có thẻ BHYT cơ sở khám, chữa bệnh phải làm thủ tục cấp thẻ tạm cho đối tượng này, điều này đã làm phát sinh thủ tục không đáng có cho cơ sở khám, chữa bệnh. Quỹ BHYT hàng năm kết dư nhiều, năm sau cao hơn năm trước trong khi những dịch vụ kỹ thuật y tế, cơ sở vật chất, thiết bị y tế tuyến huyện, tuyến xã còn nhiều yếu kém. Các cơ sở y tế chưa cải tiến các thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT và chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phương thức định suất đã tạo áp lực về quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT lên cơ sở y tế, đồng thời, quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được đảm bảo. Nếu thanh toán theo phương thức  định suất các bệnh viện phải tiết kiệm để tránh bội chi, từ đó dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ hạn chế việc cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cũng như cho thuốc điều trị, để có thể dư quỹ. Qua giám sát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế huyện Đak Đoa các đơn vị này không đồng ý với phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo định suất.
Đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả đạt được của toàn ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp thu, ghi nhận và làm rõ các đề xuất, kiến nghị của đơn vị được giám sát. Đoàn cũng đề nghị thời gian tới Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phối tăng cường công tác phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH, BHYT cho người lao động và người sử dụng lao động giúp họ nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT. Phối hợp với các ngành khảo sát nắm rõ số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, đồng thời, đề xuất hướng xử lý cho cơ quan có thẩm quyền đối với các hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT. Đồng thời, xem xét các bước thủ tục để đề nghị xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, nhất là các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT nhiều năm liên tục.

 
Thu Trang