> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học

15/05/2013
Ngày 14/5/2013, tại Trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học lần cuối đối với Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của HĐND các cấp tỉnh Gia Lai.
Tham dự Hội thảo có trên 40 đại biểu đại diện Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh; đại diện Thường trực HĐND 07 huyện, thị xã, thành phố (Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Ia Grai, Krông Pa, Chư Sê, Mang Yang và Phú Thiện); Các thành viên tham gia đề tài và đại diện Sở Khoa học - Công nghệ. Ông Huỳnh Thành - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ nhiệm Đề tài và ông Đinh Duy Vượt - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh cùng chủ trì hội thảo.
 
DSC00043.JPG
ông Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đề tài với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã cho thấy rõ tính cấp thiết và ý nghĩa rất thiết thực của kết quả nghiên cứu đối với việc tăng cường hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai trong giai đoạn tới. Vì thế, Chủ nhiệm Đề tài và nhóm tác giả cần nghiên cứu, bổ sung những đánh giá cụ thể, sát thực tế đối với những khó khăn, tồn tại trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp tỉnh Gia Lai, khó khăn về thể chế, về cơ cấu, chất lượng đại biểu, về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng đối với đặc thù tỉnh Gia Lai,…
Hội thảo đã tiếp thu ý kiến phản biện của PGS, TS Nguyễn Danh - Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai, của Thạc sỹ Nguyễn Đức Quang -  Trưởng Phòng Đào tạo Trường Chính trị tỉnh Gia Lai và ông Ưng Quang Cân - Phó Chủ tịch HĐND huyện Ia Grai, là những người có tâm huyết, kinh nghiệm trong hoạt động giám sát của HĐND.

 
DSC00083.JPG

Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến ghi nhận sự đóng góp tích cực của Chủ nhiệm đề tài và các cộng sự trong quá trình hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu này, đồng thời bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao việc Thường trực HĐND tỉnh chọn chuyên đề “Thực trạng tổ chức và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu là cấp thiết, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, trên cơ sở đó có cái nhìn nhận đúng đắn và khoa học về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến những kết quả và tồn tại, yếu kém trong hoạt động giám sát từ năm 2004 đến nay để có những giải pháp khả thi, hữu hiệu nhằm tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian tới.
Các đại biểu đã trao đổi và góp ý với Chủ nhiệm đề tài để đề tài được hoàn thiện và chất lượng hơn từ tính cấp thiết, ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học của cũng như cấu trúc và cách trình bày của báo cáo khoa học. Bên cạnh đó, để kết quả nghiên cứu này khi được hoàn thiện sẽ có giá trị ứng dụng trong việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp, các ý kiến đề nghị nhóm nghiên cứu nên lưu ý một số điểm và mặt kỹ thuật cụ thể như: Về phần mở đầu, Chương 1 về những vấn đề chung: Nhóm tác giả đã trình bày đầy đủ các yếu tố theo quy định của một báo cáo nghiên cứu khoa học, tuy vậy cần viết gọn lại, không nên viện dẫn quá nhiều quy định pháp luật; phần phương pháp nghiên cứu: Nên xác định rõ phương pháp chủ đạo và các phương pháp bổ trợ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu; trong nhóm những giải pháp cơ bản cần xác định giải pháp nào mang tính đột phá trước mắt; giải pháp nào mang tính chiến lược lâu dài, giải pháp trọng tâm; phần kết luận kiến nghị của báo cáo khoa học: Tuy đã thể hiện được tất cả nội dung, tinh thần kết quả nghiên cứu vào trong phần kết luận của báo cáo nhưng để phần kết luận được thể hiện rõ ràng đầy đủ và đảm bảo thể hiện được sự phát hiện bản chất vấn đề và có tính thuyết phục hơn, nhóm tác giả nên thể hiện phần kết luận thành các vấn đề cụ thể, rõ ràng như đã phân tích qua các chương, gồm thực trạng, nguyên nhân chủ yếu, giải pháp và kiến nghị.

 
DSC00107.JPG

Thay mặt nhóm nghiên cứu, Chủ nhiệm Đề tài đã ghi nhận các ý kiến chân thành, tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện một số vấn đề cụ thể như đã gợi ý, nhằm góp phần nâng cao tính khoa học và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, đảm bảo đủ điều kiện để nghiệm thu và đưa vào triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh./.
 
Tin: Hương Lan, ảnh: Đăng Khoa

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học

15/05/2013
Ngày 14/5/2013, tại Trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học lần cuối đối với Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của HĐND các cấp tỉnh Gia Lai.
Tham dự Hội thảo có trên 40 đại biểu đại diện Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh; đại diện Thường trực HĐND 07 huyện, thị xã, thành phố (Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Ia Grai, Krông Pa, Chư Sê, Mang Yang và Phú Thiện); Các thành viên tham gia đề tài và đại diện Sở Khoa học - Công nghệ. Ông Huỳnh Thành - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ nhiệm Đề tài và ông Đinh Duy Vượt - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh cùng chủ trì hội thảo.
 
DSC00043.JPG
ông Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Đình Thu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đề tài với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã cho thấy rõ tính cấp thiết và ý nghĩa rất thiết thực của kết quả nghiên cứu đối với việc tăng cường hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai trong giai đoạn tới. Vì thế, Chủ nhiệm Đề tài và nhóm tác giả cần nghiên cứu, bổ sung những đánh giá cụ thể, sát thực tế đối với những khó khăn, tồn tại trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp tỉnh Gia Lai, khó khăn về thể chế, về cơ cấu, chất lượng đại biểu, về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng đối với đặc thù tỉnh Gia Lai,…
Hội thảo đã tiếp thu ý kiến phản biện của PGS, TS Nguyễn Danh - Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai, của Thạc sỹ Nguyễn Đức Quang -  Trưởng Phòng Đào tạo Trường Chính trị tỉnh Gia Lai và ông Ưng Quang Cân - Phó Chủ tịch HĐND huyện Ia Grai, là những người có tâm huyết, kinh nghiệm trong hoạt động giám sát của HĐND.

 
DSC00083.JPG

Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến ghi nhận sự đóng góp tích cực của Chủ nhiệm đề tài và các cộng sự trong quá trình hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu này, đồng thời bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao việc Thường trực HĐND tỉnh chọn chuyên đề “Thực trạng tổ chức và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu là cấp thiết, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, trên cơ sở đó có cái nhìn nhận đúng đắn và khoa học về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến những kết quả và tồn tại, yếu kém trong hoạt động giám sát từ năm 2004 đến nay để có những giải pháp khả thi, hữu hiệu nhằm tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian tới.
Các đại biểu đã trao đổi và góp ý với Chủ nhiệm đề tài để đề tài được hoàn thiện và chất lượng hơn từ tính cấp thiết, ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học của cũng như cấu trúc và cách trình bày của báo cáo khoa học. Bên cạnh đó, để kết quả nghiên cứu này khi được hoàn thiện sẽ có giá trị ứng dụng trong việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp, các ý kiến đề nghị nhóm nghiên cứu nên lưu ý một số điểm và mặt kỹ thuật cụ thể như: Về phần mở đầu, Chương 1 về những vấn đề chung: Nhóm tác giả đã trình bày đầy đủ các yếu tố theo quy định của một báo cáo nghiên cứu khoa học, tuy vậy cần viết gọn lại, không nên viện dẫn quá nhiều quy định pháp luật; phần phương pháp nghiên cứu: Nên xác định rõ phương pháp chủ đạo và các phương pháp bổ trợ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu; trong nhóm những giải pháp cơ bản cần xác định giải pháp nào mang tính đột phá trước mắt; giải pháp nào mang tính chiến lược lâu dài, giải pháp trọng tâm; phần kết luận kiến nghị của báo cáo khoa học: Tuy đã thể hiện được tất cả nội dung, tinh thần kết quả nghiên cứu vào trong phần kết luận của báo cáo nhưng để phần kết luận được thể hiện rõ ràng đầy đủ và đảm bảo thể hiện được sự phát hiện bản chất vấn đề và có tính thuyết phục hơn, nhóm tác giả nên thể hiện phần kết luận thành các vấn đề cụ thể, rõ ràng như đã phân tích qua các chương, gồm thực trạng, nguyên nhân chủ yếu, giải pháp và kiến nghị.

 
DSC00107.JPG

Thay mặt nhóm nghiên cứu, Chủ nhiệm Đề tài đã ghi nhận các ý kiến chân thành, tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện một số vấn đề cụ thể như đã gợi ý, nhằm góp phần nâng cao tính khoa học và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, đảm bảo đủ điều kiện để nghiệm thu và đưa vào triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh./.
 
Tin: Hương Lan, ảnh: Đăng Khoa